số lớp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
2005-2006 87 0 78 0 0 52
2006- 2007 102 0 100 2 0 50
2007- 2008 114 0 106 8 0 49
2008- 2009 117 0 99 18 0 47
2009- 2010 124 0 95 29 0 46
Từ bảng trên cho thấy, những năm gần đây, bản thân cán bộ giáo viên và nhà trường càng ngày càng nhận thức được nhu cầu nâng cao kiến thức nghiệp vụ, năm sau bao giờ cũng có số lượng cán bộ giáo viên đạt và vượt chuẩn cao hơn năm trước.
Bảng 3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy các bộ môn năm học 2009 – 2010
TT Giáo viên dạy môn
Tổng số
Mức độ
Vượt chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt
SL % SL % SL % 1 Toán 21 6 15 2 Lý 15 4 11 3 Hoá 16 3 13 4 Sinh 12 4 8 5 Kỹ thuật 6 0 6 6 GD thể chất 8 0 7 1
8 Sử 6 1 5
9 Địa 6 1 5
10 GD công dân 6 0 6
11 Ngoại ngữ 20 3 17
12 Tin học 6 0 6
+ Giáo viên trên chuẩn: 28 người (có bằng thạc sĩ trở lên) + Giáo viên đạt chuẩn: 96 người (đại học sư phạm)
+ Giáo viên chưa đạt chuẩn: 01 người đang dạy môn Giáo dục quốc phòng (chưa có bằng chuyên môn về quốc phòng)
Từ bảng thống kê trên cho thấy đội ngũ giáo viên dạy các bộ môn của trường THPT chuyên Sơn Tây có trình độ 99.2% đạt chuẩn, trong đó 22.6% (28 người) số giáo viên vượt chuẩn. Tỷ lệ đó là cao so với tình hình đội ngũ giáo viên THPT trên toàn Thành phố. Song với yêu cầu của một trường chuyên thì chất lượng đó vẫn cần tăng cường hơn nữa. Mặt khác, về cơ số giáo viên trên tổng số lớp là được phân khá đủ; song ở một số bộ môn vẫn còn thiếu cục bộ: giáo viên dạy Giáo dục công dân, Toán, Tin, Lý, Kỹ thuật công nghiệp. Trong khi đó, giáo viên môn ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) lại quá thừa (một số giáo viên kiêm công tác thư viện, dụng cụ thí nghiệm…).
Bảng 4. Cơ cấu độ tuổi và thâm niên giảng dạy của giáo viên trường THPT chuyên Sơn Tây năm học 2009 – 2010
Độ tuổi Thâm niên giảng dạy
Dưới 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 5 nămDưới 6 - 10 năm 11 - 15 năm 16 - 20 năm Trên 20 năm
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
31 25 48 38.7 27 21.8 18 14.5 13 10 25 20 28 23 23 19 35 28
* Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, độ tuổi và thâm niên giảng dạy trong đội ngũ giáo viên nhà trường có độ giãn khá xa. Có thể tạm chia ra 2 nhóm chính:
phận giáo viên sắp nghỉ hưu, sức khoẻ hạn chế, nên ngại tham gia các hoạt động tập thể chuyên đề.
+ Nhóm giáo viên còn ít tuổi và tuổi nghề dưới 10 năm, tuy được đào tạo bài bản, chính quy, hiểu biết nhất định về ngoại ngữ và tin học, nhưng còn ít kinh nghiệm; vốn sống xã hội và thực tế ngành nghề còn non, thâm niên giảng dạy còn ít. Nhóm này chiếm tỷ lệ 30%, còn ở dạng tiềm năng.
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát qua các phiếu thăm dò, xin ý kiến của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu các bản kế hoạch, báo cáo thống kê một số năm học của nhà trường về các mặt.
Bảng 5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về phân công giảng dạy
STT Mức độ Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc
1 Căn cứ để phân công
Trình độ đào tạo 68 32 0 2,68 3 70 30 0 2,7 2 Năng lực chuyên môn 90 10 0 2,9 1 84 16 0 2,84 1 Thâm niên công tác 35 52 13 2,22 9 56 44 0 2,56 6 Điều kiện, hoàn cảnh 58 25 7 2,31 7 50 45 5 2,45 7 Nguyện vọng cá nhân 38 50 12 2,26 8 38 56 6 2,32 8 Nguyện vọng học sinh 60 33 7 2,53 5 32 65 3 2,29 9 Yêu cầu, đặc điểm mỗi lớp 62 35 3 2,59 4 72 23 5 2,67 3
2 Cách phân công
Dạy theo lớp 70 30 0 2,7 2 68 25 7 2,61 4
Dạy 1 khối lớp trong nhiều năm 20 35 45 1,75 10 25 60 15 2,1 10 Điều chỉnh tùy tình hình 59 27 4 2,35 6 65 27 8 2,57 5
* Nhận xét:
Qua bảng 9 cho thấy: Việc phân công chuyên môn của Hiệu trưởng trường chuyên Sơn Tây đã thấy rõ tầm quan trọng của năng lực chuyên môn
trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh chuyên (thứ bậc 1). Ưu tiên chọn lựa những giáo viên giỏi có khả năng hoàn thành tốt công việc vào giảng dạy những lớp chuyên 1. Tuy nhiên, việc phân công giáo viên dạy lớp này lớp kia còn được dựa trên những căn cứ: Trình độ đào tạo, đặc điểm mỗi lớp, thâm niên giảng dạy và nguyện vọng của cá nhân giáo viên và giáo viên chủ nhiệm. Phân công giảng dạy theo nguyện vọng của học sinh chưa thực sự được quan tâm (thứ bậc 9). Điều đó chứng tỏ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên nhà trường chưa thực sự đồng đều, có giáo viên chưa đáp ứng được nhiệm vụ của trường chuyên.
Phần lớn giáo viên được phân công giảng dạy theo lớp từ lớp 10 đến lớp 12. Cá biệt có trường hợp phải điều chỉnh (dạy vài năm ở một khối lớp hoặc không theo lớp lên), do không đáp ứng được yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh quốc gia hoặc do tình hình sức khoẻ, học hành.
Một vài năm gần đây, mỗi lớp chuyên có một cặp giảng dạy chính khoá (dạy nền): một giáo viên cũ có kinh nghiệm và một giáo viên mới (mới ra trường, mới chuyển trường). Phân công như vậy để giáo viên có điều kiện hỗ trợ nhau trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời “kích cầu” mỗi giáo viên phải tự nỗ lực vươn lên, phát huy thế mạnh của riêng mình; hạn chế được tư tưởng “chủ nghĩa cá nhân” ở một số bộ môn và một số giáo viên chuyên; tạo nên sức mạnh tập thể.
Việc phân công giảng dạy của Hiệu trưởng căn cứ vào sự đề xuất, tham mưu của tổ trưởng chuyên môn, có khi tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm (nếu giáo viên bộ môn dạy môn chuyên của lớp đó) và những kiến nghị của cha mẹ học sinh. Việc sử dụng cán bộ giáo viên theo năng lực, trình độ đào tạo được kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyện vọng cá nhân vừa phát huy năng lực chuyên môn, vừa tạo điều kiện để giáo viên yên tâm, hết lòng phục vụ nhà trường, cống hiến cả TÀI và TÂM cho học trò. Nhìn chung giáo viên đánh
tính hiệu quả. Song vẫn có những trường hợp bị bất cập: một số giáo viên trẻ đời, non nghề được phân công làm chủ nhiệm, giảng dạy lớp chuyên và bồi dưỡng đội tuyển chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý chuyên môn của nhà trường. Có giáo viên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hạn chế, chưa đảm bảo được việc giảng dạy ở lớp chuyên, khiến học sinh và phụ huynh học sinh phải kiến nghị với Hiệu trưởng thay giáo viên khác. Trong khi đó, có trường hợp giáo viên có khả năng dạy được lớp chuyên, nhưng do chưa được Ban giám hiệu nhìn nhận, động viên đúng mức, chỉ lo “đánh bắt xa bờ”. Đây cũng là một hạn chế trong việc sử dụng, bố trí đội ngũ giáo viên nhà trường.
Bảng 6: Kết quả đánh giá về biện pháp công tác bồi dưỡng giáo viên
STT Mức độ Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ giáo viên đạt tiêu chuẩn
70 30 0 2,7 2 85 15 0 2,85 1 2 Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề về chuyên môn 67 30 2 2,63 4 66 30 4 2,62 3 3 Bồi dưỡng dài hạn nâng cao trình độ, nghiệp vụ 65 31 4 2,61 5 63 29 8 2,55 4 4 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 52 28 20 2,32 9 56 25 19 2,37 9 5 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm qua hội thảo giảng dạy 62 32 6 2,56 7 60 27 13 2,47 8 6 Bồi dưỡng qua dự giờ phân tích giảng dạy 64 30 6 2,58 6 61 30 9 2,52 5 7 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 85 15 0 2,85 1 58 35 7 2,51 6 8 Tự học, tự bồi dưỡng 60 30 10 2,5 8 55 40 5 2,5 7 9 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm các trường 68 32 0 2,68 3 69 28 3 2,66 2
Qua khảo sát thực trạng về quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trường chuyên Sơn Tây vài năm gần đây cho thấy. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán, bộ giáo viên đạt chuẩn được coi trọng. Lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt tham quan, học hỏi kinh nghiệm các trường tiên tiến trong nước và trong khu vực (Thụy Điển, Xingapo, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia...) hoặc đào tạo thạc sĩ khoa học.
Trao đổi với cán bộ quản lý, nhất là giáo viên nhà trường, việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm của giáo viên trường chuyên là hết sức cần thiết (thứ bậc 1). Bởi lẽ đối với học sinh chuyên, vấn đề không phải dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức, trang bị các kỹ năng học tập như đối với học sinh phổ thông đại trà, mà là phát huy năng lực trí tuệ tiềm tàng, sự chủ động tích cực và sáng tạo trong học tập. Hiện nay ở trường chuyên Sơn Tây còn một bộ phận giáo viên tuổi cao, giảng dạy chủ yếu theo phương pháp “cổ điển”: đọc - chép, chậm cải tiến phương pháp giảng dạy, chưa bắt kịp được với yêu cầu của học sinh chuyên, có tư tưởng bảo thủ, “công thần”.
Trong các đợt bồi dưỡng thường xuyên hoặc bồi dưỡng theo chuyên đề, số giáo viên này ít tham gia hoặc tham gia đối phó. Điều này gây nên khó khăn nhất định trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường.
Những giáo viên trẻ mới về trường được đào tạo bài bản, cập nhật kiến thức mới, song kinh nghiệm cuộc sống và giảng dạy còn non nớt. Có giáo viên viết chuyên đề thì tốt, nhưng lên lớp giảng dạy thì phạm phải không ít lỗi nghề nghiệp, hiệu quả bài giảng chưa cao. Nhà trường tạo điều kiện để số giáo viên này nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành, nhưng vừa đi học vừa đi dạy nên đã ảnh hưởng không tốt tới công tác chuyên môn của tổ, của trường.
Thực tế cho thấy: Trình độ, năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đối với giáo viên trường chuyên thì những yêu cầu đó còn đòi hỏi phải cao hơn ở các trường THPT. Có nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên: Có thể qua đào tạo dài hạn ( nghiên cứu sinh, cao học) hoặc qua các khoá đào tạo ngắn hạn (theo chuyên ngành, chuyên đề); cũng có thể thông qua các hội thảo về “đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên môn”, “các tình huống sư phạm của giáo viên chủ nhiệm” hoặc qua phân tích giảng dạy, rút kinh nghiệm qua dự giờ, thao giảng. Những biện pháp này đã được tổ chức ở trường chuyên Sơn Tây, song thực tế hiệu quả chưa cao. Vì việc chỉ đạo thực hiện ở các tổ chuyên môn chưa đồng bộ, đôi khi còn nặng về hình thức. Có tổ trưởng chỉ làm theo bổn phận, không chủ động, năng động.
Nhà trường cũng phát động, khích lệ phong trào tự học, tự bồi dưỡng, cung cấp tài liệu cần thiết cho giáo viên. Nhưng còn một số giáo viên có sức ỳ lớn, ỷ lại (vì không dạy lớp chuyên). Do việc kiểm tra, đánh giá kết quả chưa thường xuyên nên việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên chưa cao.
- Quản lý việc lập kế hoạch và thực hiện công tác giảng dạy
Chương trình, kế hoạch dạy học là văn bản pháp quy có tính chất thống nhất trên toàn quốc đối với từng cấp, bậc học do Nhà nước ban hành. Chương trình quy định rõ vị trí, mục đích, phạm vi và nội dung môn học cũng như số tiết tương ứng cho từng phân môn, từng chương và từng bài của mỗi môn học. Kế hoạch dạy học là sự quy định về trình tự nội dung môn học qua từng năm học, từng giai đoạn và ở từng tiết học. Đây là căn cứ để giáo viên dựa vào để tiến hành tổ chức hoạt động dạy học trong năm học.
Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, quy định lượng thời gian dạy học từng môn. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, nhất là đối với giáo viên trường chuyên. Vì chương trình dạy chuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng theo khung riêng. Giáo viên bộ
môn chính là người thực thi hoạt động này. Vì vậy, muốn đảm bảo được tiến độ thực hiện chương trình có hiệu quả, trước hết cần quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy bộ môn của giáo viên. Việc nộp và thông qua kế hoạch, ký duyệt và điều hành việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả, hoàn thành kế hoạch giảng dạy trong năm học, không thể coi nhẹ. Thư ký hội đồng dưới sự lãnh đạo, điều hành của Ban giám hiệu lập thời khoá biểu từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra sát sao việc thực hiện của giáo viên.
Bảng 7:Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch và thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên
STT Mức độ Các biệnpháp Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Xây dựng quy định cụ thể về lập kế hoạch và thực hiện chương trình giảng dạy
90 10 0 2,9 3 88 10 2 2,86 1 2 Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thực hiện và kiểm tra thường
xuyên giáo viên
95 5 0 2,95 2 68 23 9 2,59 5 3 Kiểm tra qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài các lớp 71 18 11 2,6 6 75 15 10 2,65 4 4 Đối chiếu với vở ghi của học
sinh 75 16 9 2,66 5 27 35 48 1,99 6
5 Căn cứ vào báo cáo của giáo viên với tổ, nhóm chuyên môn 80 17 3 2,77 4 78 15 7 2,71 3 6 Xử lý nghiêm trường hợp vi
phạm 100 0 0 3 1 86 10 4 2,82 2
* Nhận xét:
Nhìn vào bảng cho thấy: Các chuyên gia, chuyên viên và cán bộ quản lý (thấp nhất là tổ trưởng chuyên môn) đều thống nhất cao rằng hoạt động quản lý trong nhà trường nói chung, ở trường chuyên nói riêng thì quy định cụ thể việc lập kế hoạch và thực hiện công tác giảng dạy của giáo viên là hết sức cần thiết. Có tới trên 90% ý kiến khẳng định: Các tổ chuyên môn phải chi tiết hoá chương
vì Bộ Giáo dục và Đào tạo có phân phối chương trình cho mỗi bộ môn ở mỗi khối lớp, yêu cầu các trường, Sở chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc, không được tự ý cắt xén, dồn ép chương trình hoặc dạy sai lệch chương trình đã quy định. Căn cứ vào đó, Ban giám hiệu nhà trường theo dõi tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên và các tổ, nhóm chuyên môn. Ở trường chuyên, bên cạnh chương trình dạy cho các lớp đại trà, còn có chương trình riêng dành cho các lớp chuyên. Dựa vào chương trình khung của Bộ, các tổ nhóm chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy, báo cáo chuyên đề theo mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm học. Ban giám hiệu trường chuyên Sơn Tây thường xuyên quán triệt và chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn thực hiện nghiêm túc những quy định chung của ngành đề ra. Phần lớn việc theo dõi, đánh giá dựa vào sổ sách (sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng) và báo cáo của tổ nhóm chuyên môn. Biện pháp dựa vào vở ghi bài của học sinh (qua “kênh” học sinh) ít được sử dụng. Chính vì thế quản