8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Giải pháp 6: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh
* Mục tiêu của giải pháp
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng của hoạt động quản lý, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học của nhà trường, trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.
- Vấn đề chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng GD - ĐT đang là vấn đề bức xúc được toàn xã hội quan tâm. Theo ông Nguyễn Xuân Huỳnh (báo Nhân dân, 24/6/1998): “Đẩy mạnh hơn nữa, nhanh hơn nữa việc cải tiến nội dung và hình thức kiểm tra , thi cử, đánh giá thành quả học tập của học sinh, đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, góp phần thúc đẩy tinh thần tự giác học tập, phấn đấu, rèn kuyện toàn diện trong học sinh, làm lành mạnh hoá học đường”.
Khi trao đổi kinh nghiệm về chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, chất lượng giáo dục- đào tạo ở trường chuyên nói riêng, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Sơn Tây – Hà Nội phát biểu: “Đánh giá chất lượng giáo dục, chúng ta phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục, tức là phải đánh giá cho được kết quả giáo dục của học trò trên các mặt giáo dục văn hoá, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động hướng nghiệp” (Tập san GD - ĐT Hà Tây – Xuân Ất Dậu 2005 – Tr 14).
Có thể khẳng định rằng chỉ thông qua việc kiểm tra, đánh giá “đo” được chất lượng giáo dục đạt được hay không và đạt ở mức nào?
- Việc kiểm tra đánh giá này phải được thực hiện cả hai phía: Hoạt động giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt tăng cường đổi mới công tác này, cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng thực hiện chương trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy, mức độ hoàn thành công việc của giáo viên cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, mà còn đề xuất những cách thức, quyết định để cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục có hiệu qủa nhất tình trạng học lệch của học sinh chuyên trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường.
Ở nhà trường, việc đánh giá chất lượng có ý nghĩa nhiều mặt, đặc biệt đối với trường chuyên Sơn Tây càng đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng dạy học để phát triển bền vững xứng tầm với các trường THPT chuyên trong toàn quốc.
* Nội dung và cách tiến hành
1. Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, lãnh đạo nhà trường cần tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, đồng thời quán triệt việc tổ chức, thực hiện trong Hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ.
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, dự giờ của giáo viên.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Việc lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, soạn bài và các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ; việc sử dụng đồ dùng dạy học và thực hành thí nghiệm; việc ra đề, chấm và trả bài kiểm tra.
+ Kiểm tra kết quả giáo dục: Kết quả đánh giá, xếp loại học lực, bồi dưỡng học sinh giỏi, thi tốt nghiệp và đại học; ý thức kỷ luật và rèn luyện đạo đức học sinh của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn và các mặt công tác khác: Ngày công giờ công; sinh hoạt nhóm tổ chuyên môn; sinh hoạt chuyên đề và bồi dưỡng học sinh giỏi; làm đồ dùng giảng dạy và viết sáng kiến, kinh nghiệm; tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá...
- Hình thức tổ chức thực hiện:
+ Thành lập ban kiểm tra chuyên môn, gồm: Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng, ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng
+ Kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn về các loại hồ sơ theo quy định, như: sổ soạn bài, sổ điểm, sổ dự giò, sổ báo giảng, sổ bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy, sổ chủ nhiệm, sổ tổ trưởng, sổ nhóm trưởng..., các tổ, nhóm kiểm tra dân chủ trước, sau đó ban kiểm tra tiến hành kiểm tra xác xuất một số giáo viên; sao cho trong mỗi đợt kiểm tra, giáo viên nào cũng được kiểm tra, đánh giá.
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ, phân tích sư phạm, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo chuẩn đã quy định; thông qua phỏng vấn giáo viên và học sinh, nhất là kết quả bài kiểm tra và thi cử.
+ Kiểm tra theo kế hoạch thường kỹ hoặc đột xuất.
+ Tổ chức chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, kiểm tra; dưới nhiều hình thức : Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (trắc nghiệm hay tự luận)... Phân công và kiểm tra chặt chẽ ý thức trách nhiệm của giáo viên trong các khâu: Ra đề, coi thi, chấm chéo, nộp kết quả và thông báo kết quả tới học sinh.
+ Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra, đánh giá. Động viên khen thưởng đúng mức, khách quan những giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn, đồng thời kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc, giúp giáo viên khắc phục, sửa chữa.
+ Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xét thi đua và đánh giá phân loại giáo viên. Từ đó, Hiệu trưởng có phương thức sử dụng bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý nhà trường.
2. Đối với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của học sinh; thấy được những tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường; giúp học sinh học tập ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.
- Do cơ chế thị trường và sự tác động của xã hội, học sinh trường chuyên học lệch, học thực dụng; từ cha mẹ học sinh đến phần lớn giáo viên sính thành tích. Kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất năng lực học tập, ý thức rèn luyện, trình độ tư duy, sáng tạo, tích cực... của học sinh chuyên. Vì thế đánh giá kết quả học tập một cách công khai, công bằng, khách quan là đòn bẩy xuyên suốt quá trình dạy học, đưa chất lượng giáo dục đi lên một cách bền vững. Đổi mới công tác này, Hiệu trưởng và hội đồng giáo dục nhà trường phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng giáo dục, phải kiên quyết chống bệnh chạy theo thành tích ( kể cả phải vượt qua những áp lực của nhiều đối tượng có liên quan tới hoạt động của nhà trường).
- Quy trình quản lý thi và kiểm tra có thể theo các yêu cầu và các bước sau:
+ Thành lập ngân hàng đề thi và sử dụng đề cho cho mỗi bài kiểm tra ở tất cả các môn học trong các kỳ kiểm tra đánh giá: đánh giá đầu vào, chất lượng học tập đầu năm và cuối kỳ. Yêu cầu tất cả giáo viên dạy ở mỗi khối lớp và tất cả các bộ môn đều phải coi thi nghiêm túc, chấm thi chéo lớp; ban giám hiệu dọc phách, kiểm tra kết quả.
+ Thực hiện chấm bài chéo: bài kiểm tra kèm theo đáp án được phát cho giáo viên chấm chéo, kết quả chấm thi phải được tổ trưởng, hiệu trưởng kiểm tra xác suất, nếu thấy việc chấm thi không chính xác cho giáo viên khác chấm lại.
+ Các trường có điều kiện nên cải tiến việc tổ chức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan vì có những ưu thế so với phương pháp tự luận đang sử dụng.
+ Giao cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm kịp thời thông báo kết quả đến tận học sinh và gia đình học sinh.
+ Xử lý kết quả: làm cơ sở đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm. Việc phân loại học sinh chính xác giúp hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và xét học bổng cho những học sinh có thành tích xuất sắc.
Trên đây là 6 biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở Trường THPT chuyên Sơn Tây – Hà Nội. Mỗi biện pháp có thế mạnh, có vị trí cần thiết trong quá trình quản lý dạy học của giáo viên và học sinh nhà trường. Chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa hoạt động dạy chuyên Sơn Tây nói riêng. Muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì không thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà phải thực hiện một cách đồng bộ. Vì chúng có sự gắn kết, quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý nhà trường.
Sơ đồ 4: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các giải pháp
Trong số các giải pháp trên:
- Giải pháp 1:Tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý và trình độ chuyên
môn đạt chuẩn và vượt chuẩn của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường là hết
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của tổ trưởng chuyên môn Tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý và trình độ chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn của cán bộ giáo viên Tăng cường chủ đạo đổi mới công tác kiểm tra đấnh giá chất lượng dạy học Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của HS chuyên Tăng cường cơ sở vật chất và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại Tăng cường chỉ đạo giáo dục toàn diện học sinh chuyên Chủ thể học sinh Mục tiêu đào tạo Chất lượng giáo dục
mang tính quyết định đến chất lượng giáo dục, nhất là “thương hiệu” của trường. Giáo viên trường chuyên phải có trình độ chuyên môn cao, năng lực QL giáo dục giỏi, có phẩm chất tốt để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một trường chuyên. Bởi vì phải có thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Hiện nay trình độ giáo viên trường chuyên Sơn Tây chưa đồng đều; một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa có động lực phấn đấu trong công tác nên rất cần được bồi dưỡng, nâng cao để đạt chuẩn và vượt chuẩn. Chú trọng biện pháp này là một nhiệm vụ lớn của công tác quản lý hoạt động dạy học để hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo toàn diện của nhà trường trong xu thế phát triển của xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế của nền kinh tế tri thức.
- Trong nhà trường, quản lý chuyên môn là nhiệm vụ cơ bản nhất để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy. Bộ máy tổ chức nhà trường có sự gắn kết của nhiều bộ phận nhưng chủ yếu là sự vận hành của các tổ chuyên môn. Thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng chỉ đạo và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên. Mỗi tổ là một đơn vị quản lý chuyên môn nhỏ và mỗi tổ trưởng được coi là “cánh tay nối dài” của Hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh. Họ là những cộng sự trực tiếp và hết sức đắc lực của BGH. Mọi chủ trương, quy định, mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường muốn triển khai tới giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, không thể thiếu vai trò của tổ trưởng chuyên môn. Biết phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ này, Hiệu trưởng sẽ có được những thuận lợi rất lớn trong công tác quản lý giáo dục, nhất là yêu cầu đặt ra đối với một trường THPT chuyên: Đào tạo nguồn lực có chất lượng cao tại địa phương, phát hiện và bồi dưỡng nguồn nhân tài cho đất nước.
nâng cao trách nhiệm và năng lực của đội ngũ giáo viên trường chuyên, phát huy sức mạnh tập thể và phá vỡ tình trạng “Number one” ở một số giáo viên chuyên trước đây.
- Những nhiệm vụ đặc trưng và rất lớn đặt ra đối với trường THPT chuyên đòi hỏi cán bộ quản lý phải tăng cường chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực và sự sáng tạo của học sinh chuyên.
Vì thế giải pháp 3 là một biện pháp mang tính cấp thiết trong việc quản lý hoạt động dạy học nói chung, trong trường chuyên nói riêng. Để làm tốt việc này, các tổ trưởng chuyên môn phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nó, đồng thời phải là người tiên phong trong quá trình tổ chức thực hiện. Bằng cách này các giáo viên trường chuyên sẽ tích cực tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, có biện pháp khơi dậy và phát huy hứng thú học tập, năng lực sáng tạo, tính chủ động tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức của học sinh và từng bước hướng dẫn học sinh khả năng tự học, tập dượt nghiên cứu khoa học.
Giải pháp 4 đặt ra vấn đề: Muốn khắc phục tình trạng học lệch và nhằm phát huy tính chủ động, sự tích cực, thông minh của học sinh chuyên trong giáo dục toàn diện của nhà trường thì cần phải tăng cường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể ngoài giờ với những hình thức phong phú, hấp dẫn, và có nội dung bổ ích, thiết thực. Từ đó làm tốt công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống.. . giúp các em không chỉ học giỏi, mà còn năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống trong sự hội nhập quốc tế. Đây cũng là biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục, huy động và tranh thủ được sức mạnh của toàn cộng đồng trong việc giáo dục, chăm lo cho thế hệ trẻ, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong nền kinh tế thị trường của đất nước.
- Mọi hoạt động của nhà trường, nhất là giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh có đạt được hiệu quả cao hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất.
Giải pháp 5 đề xuất tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại là hết sức cần thiết đối với Trường THPT chuyên Sơn Tây hiện nay. Chất lượng giáo dục của Trường Sơn Tây được nâng lên một bước ngang tầm với các trường chuyên khác trong toàn quốc, một khi CSVC phải đạt yêu cầu của một trường chuẩn quốc gia và phải có được sự đầu tư đặc biệt so với các trường THPT trong TP. Quản lý tốt CSVC, trang thiết bị dạy học trong điều kiện tài chính còn rất nhiều khó khăn hiện nay sẽ giúp sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính để trang bị các phương tiện dạy học thiết yếu,