8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo dục toàn diện cho học sinh
phức tạp trong quá trình thực hiện (vì nó phụ thuộc vào cả cái Tài lẫn cái Tâm, cái Tầm nghiệp vụ sư phạm của giáo viên). Khen thưởng, động viên, khích lệ mỗi khi các em có những ý kiến phát biểu hay, những tìm tòi mới, sự công phu và nghiêm túc trong học tập ở nhà hoặc ở trên lớp, có thể bằng điểm hoặc có khi chỉ là một lời nói, một cách nói. Điều này rất thiết thực và phù hợp với tâm lý lứa tuổi (tất nhiên không nên dễ dãi, lạm dụng) . Đó cũng là một “thế mạnh” của những thầy cô giáo có trình độ chuyên môn giỏi, năng lực sư phạm cao đạt tới mức có “nghệ thuật sư phạm”.
Việc cải tiến phương pháp học và tự học của học sinh nói chung, học sinh THPT chuyên nói riêng là bức xúc nhưng không thể “ăn ngay làm chóng” được và cần phải có sự thực hiện đồng bộ của cả hội đồng giáo dục nhà trường, của chính chủ thể học sinh cũng như của các lực lượng xã hội.
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo dục toàn diện cho học sinh chuyên. học sinh chuyên.
* Mục tiêu của giải pháp
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chât, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trường chuyên được thành lập ở cấp THPT thuộc loại trường chuyên biệt của nước ta dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học, tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện.
- Tăng cường chỉ đạo giáo dục toàn diện cho học sinh chuyên là nhằm khắc phục tình trạng học lệch, lối học thực dụng vốn rất phổ biến ở trường chuyên, đồng
yêu cầu của xã hội, góp phần “nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, nhà trường có thể tiến hành qua nhiều hoạt động, dưới nhiều hình thức sinh động, bổ ích phù hợp với học sinh chuyên
* Nội dung và cách thức tiến hành
- Trước hết là cần phải bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập, kích thích sự ham học, ý thức chuyên cần của học sinh trường chuyên.
Động cơ là yếu tố tác động bên trong, là yếu tố cần thiết trong quá trình hoạt động của con người, thể hiện ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Mọi hoạt động sẽ đạt được hiệu quả, chất lượng cao hơn nếu cá nhân có mục đích và động cơ rõ ràng, sâu sắc. Động cơ đúng đắn sẽ kích thích ý muốn hành động, thúc đẩy con người hành động tích cực, sáng tạo, dồn toàn bộ tâm huyết và trí lực để thực hiện mục tiêu. Hoạt động học tập của học sinh nếu xác định được động cơ tốt, sẽ đạt được kết quả cao.
Để đạt được điều này, BGH nhà trường cần có những hoạt động tăng cường giáo dục động cơ học tập, ý thức tự giác, thái độ tích cực để học sinh có ý chí vươn lên: Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, với giáo viên chủ nhiệm các lớp để tổ chức các hội thảo chuyên đề, “Đại hội học tốt” theo đơn vị lớp hoặc liên chi đoàn. Nên mời những người thành đạt nhờ nỗ lực học tập tới giao lưu, nói chuyện với học sinh, hun đúc trong các em ý chí nỗ lực, quyết tâm lập thân lập nghiệp, noi gương những “thần tượng” mà các em ngưỡng mộ.
Cần có sự phối hợp với gia đình học sinh, với các đoàn thể và chính quyền địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Thông qua cha mẹ học sinh, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để nâng cao nhận thức về động cơ học tập, có biện pháp quản lý quá trình học tập của học sinh tại nhà trường và gia đình.
- Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh. Một số năm gần đây, học sinh trường chuyên Nguyễn Huệ được chọn lọc có chất lượng cao hơn và được học tập trong một môi trường sư phạm tốt. Nền nếp - kỷ cương trường lớp được các em thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các hiện tượng têu cực, tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập mạnh vào học đường, gây ảnh hưởng xấu đối với học sinh-sinh viên nói chung, học sinh trờng chuyên nói riêng (vì phần lớn các em học sinh xa nhà, lại đang ở tuổi mới lớn). Việc tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương trường lớp đối với học sinh chuyên trong quá trình học tập rất có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng học tập toàn diện của nhà trường. Công tác quản lý nhà trường cần tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức công dân cho học sinh, ý thức tuân thủ pháp luật...Tăng cường vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, tránh khoán trắng, buông lỏng việc quản lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm; phát hiện kịp thời và sử lí nghiêm khắc, triệt để những trường hợp vi phạm kỷ luật; chú trọng vai trò tự quản của học sinh.
- Đặc biệt, cần tăng cường các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua các câu lạc bộ sở thích (thanh nhạc, thơ văn, khiêu vũ.. ). Các chương trình giao lưu giữa các khối lớp chuyên trong trường, giữa học sinh nhà trường với các đơn vị kết nghĩa: “Tháng 5 nhớ Bác”, “Theo bước anh bộ đội cụ Hồ”, “Trở về nguồn cội”, các cuộc thi (Vẻ đẹp học đường, Tài hoa - thanh lịch, Khéo tay hay làm..)
+ Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với Đoàn thanh niên lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoại khoá phong phú, sinh động, bổ ích và hấp dẫn với các chủ đề của tháng, của thấng học hè và cả năm học, như:
- Truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của quê hương và truyền thống của trường.
- Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Thanh niên với ước mơ và vấn đề lập thân, lập nghiệp
- Những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, như: bảo vệ môi trường sống, ma tuý - mại dâm, bùng nổ dân số và tình trạng đói nghèo, dịch cúm gia cầm, khủng bố và chiến tranh màu da sắc tộc...
+ Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục để từ cán bộ giáo viên đến học sinh, cha mẹ học sinh có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh chuyên; chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, đồng thời có các biện pháp tổ chức, hướng dẫn, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác kịp thời, thường xuyên. Tránh tình trạng “làm một nơi, nói một nẻo”, “đánh trống bỏ dùi” hoặc để cho học sinh các lớp tự do tổ chức gây nên sự lộn xộn, thậm chí phản giáo dục.
- Mặt khác cần làm tốt công tác thi đua - khen thưởng đối với giáo viên và học sinh.
+ Đối với giáo viên: Cần tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến trong việc nghiên cứu khoa học, có những tìm tòi, sáng tạo và thực hiện thành công các phương pháp dạy học mới; có thành tích cao trong công tác chủ nhiệm và bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Đối với học sinh, BGH chỉ đạo để giáo viên có sự nhận xét, khen - chê kịp thời với lớp học sau mỗi giờ dạy ghi lại vào sổ đầu bài. Giáo viên chủ nhiệm khen - chê kịp thời đối với các cá nhân và các tổ có thành tích hay có khuyết điểm. BGH nhà trường khen - chê đối với các đơn vị lớp hàng tuần hay hàng tháng, có sơ kết, đánh giá thi đua qua các đợt phát động. Phần thưởng cần được trao tặng đúng người đúng việc, nhất là phải khách quan, vô tư và công
bằng trong khen thưởng thi đua, tránh hiện tượng thiên vị, thành kiến cá nhân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực, phản tác dụng.
Các nguồn khen thưởng giáo viên và học sinh được lấy từ ngân sách và có thể được hỗ trợ thêm từ Quỹ khuyến học.
- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cán bộ quản lý ở một trường THPT chuyên của Thành phố càng phải thấy rõ được những tác động tích cực của công tác này để phát huy hiệu quả của nó. Cụ thể là:
+ Phối hợp chặt chẽ để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong quản lý hoạt động dạy học. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lực lượng hùng hậu trong nhà trường THPT. Bí thư Đoàn là một thành viên trong Hội đồng giáo dục, cùng với nhà trường thực hiện đường lối của Đảng và mục tiêu giáo dục. BGH nhà trường cần tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động, phát huy vai trò của chi đoàn học sinh, chọn cử ra những thành viên tích cực của BCH mỗi chi đoàn vào đội “Thanh niên cờ đỏ” tham gia theo dõi thi đua, kiểm tra việc thực hiện nội qui, nền nếp học tập. Theo từng giai đoạn, các đợt phát động thi đua do Đoàn khởi xướng “Thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh của Bác Hồ 19/5...”. Đó là những “chất men” kích thích hoạt động dạy và học trong trường thêm hào hứng, phát huy sự năng động và tạo cho học sinh sự thích ứng cao.
+ Huy động sự tham gia của Hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục. Ngày nay, xã hội càng phát triển, bên cạnh những thuận lợi dân trí được nâng cao, đời sống được cải thiện... thì những nguy cơ tiêu cực trong xã hội cũng nảy sinh. Nhiều bậc cha mẹ học sinh rất lo lắng và lúng túng trong việc giáo dục, dạy bảo con em. BGH nhà trường cần huy động và bồi dưỡng nghiệp
vấn cho cha mẹ học sinh, là nhịp cầu nỗi giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Hàng năm, BGH chỉ đạo tốt các kỳ họp - gồm 3 lần trong 1 năm học mà giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức chính - giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thống nhất mục tiêu kế hoạch giáo dục, bầu Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh, phân công phụ trách từng địa bàn để tiện liên hệ. Ngoài ra, hàng tuần, hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm còn sử dụng sổ liên lạc, sổ tu dưỡng của học sinh để trao đổi, phản ánh kết quả học tập rèn luyện của học sinh tới gia đình. BGH còn tư vấn để tổ chức tốt Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường, bầu Ban thường trực của Hội, thống nhất lịch làm việc và xác định rõ để các bậc phụ huynh nhận thức rõ trách nhiệm mà họ cần chia sẻ và cộng tác với nhà trường để học sinh được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, trở thành trò giỏi, con ngoan. Nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh có trách nhiệm: Mua sắm đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cho con; tạo góc học tập yên tĩnh và đủ thời gian cho con tự học ở nhà. Thường xuyên trò chuyện để hiểu và giúp con tháo gỡ những khó khăn, động viên khuyến khích con học tập; xây dựng gia đình văn hoá với nếp sống hoà thuận văn minh; cha mẹ là tấm gương sống cho con cái về mọi mặt. Sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhất là của cha mẹ học sinh chính là yếu tố quan trọng giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt.
+ Duy trì mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan và các tổ chức xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của các cấp chính quyền và toàn xã hội. BGH nhà trường cần chủ động tạo ra những mối quan hệ tốt với các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn để tạo nên tác động giáo dục thống nhất. Cụ thể, BGH trường THPT chuyên Sơn Tây đã có mối quan hệ mật thiết với: Đảng uỷ, UBND, HĐND phường Ngụ Quyền, thị xã Sơn Tây. Trường cũng đặt quan hệ với Công an phường, Công an thị xã, Ban chỉ huy quân sự thị xã, Hội khuyến học, Hội cựu
chiến binh, Hội phụ nữ, Thị Đoàn, Bệnh viện, bảo hiểm xã hội Sơn Tây, tổ chức Bảo việt Sơn Tây...
Sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể trên không chỉ góp phần tăng thêm về nguồn lực tài chính mà còn giúp đỡ nhà trường thực hiện các nội dung: giáo dục quốc phòng, giáo dục pháp luật, giáo dục sức khoẻ và giới tính, phòng chống các tệ nạn xã hội... Nhờ tiếp xúc giao lưu với các tổ chức đoàn thể, cơ quan, học sinh được tiếp nhận thêm những “kênh” thông tin mới, những kiến thức cập nhật về đời sống xã hội, các em sẽ sớm trưởng thành hơn để càng tự, tin vững vàng bước vào cuộc sống sau khi ra trường.
3.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
* Mục tiêu của giải pháp
- Cơ sở vật chất trong trường học là thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục. Sử dụng cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị dạy học hiện đại vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho học sinh nói chung, học sinh trờng chuyên nói riêng phát huy được năng lực tư duy, khả năng sáng tạo trong học tập và nhanh chóng thích hợp với nền kinh tế thị trường của xã hội.
- Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Khoa học - công nghệ – kỹ thuật thông tin hiện đại phát triển đến chóng mặt. Giáo viên và học sinh trường chuyên phải nâng cao sự hiểu biết để cập nhập kiến thức, thông tin và khả năng sử dụng các phương tiện tiên tiến, hiện đại vào giảng dạy, học tập. Biện pháp này là rất cần thiết vì nó tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng dạy học, đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện của trường chuyên.
* Nội dung và cách tiến hành
- Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tham mưu với UBND Thành phố và Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội để tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất
chuyên Sơn Tây vẫn ở trong tình trạng chắp vá sửa chữa thường xuyên. Cơ sở vật chất bị xuống cấp nghiêm trọng và vẫn “ăn đợi nằm chờ” Thành phố xây cho trường mới đạt chuẩn của một trường chuyên.
- Cần phát huy sức mạnh của nhà trường và tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt cho nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi - nguồn nhân lực dồi dào và đầy tiềm năng của địa phương, của đất nước.
- Trong khi chưa được chuyển sang cơ sở mới, nhà trường cần huy động các nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập.. .hiện có; sửa chữa những dụng cụ hỏng, cải tiến các đồ dùng dạy học cũ; thanh lý bớt những trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, tồn kho nhiều năm. Ưu tiên mua