8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học
học của trường chuyên Sơn Tây
* Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng
Qua nghiên cứu thực trạng và căn cứ lý luận của đề tài, chúng tôi đã rút ra những kết quả về quản lý hoạt động dạy học của trường chuyên Sơn Tây như sau: Do nhận thức sâu sắc được vai trò, nhiệm vụ của trường chuyên trong tỉnh
trường chuyên Sơn Tây đã xây dựng được một hệ thống biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số mặt hoạt động chuyên môn. Kết quả giáo dục - đào tạo học sinh giỏi toàn diện trong trường được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học và đạt giải quốc gia, quốc tế những năm sau thường cao hơn năm trước. Có thể nói trường chuyên Sơn Tây đang khẳng định được “thương hiệu” của mình, được lãnh đạo các cấp và nhân dân Thị xã cũng như Thành phố tin yêu.
Bằng kinh nghiệm, năng lực quản lý của mình, Hiệu trưởng đã biến các văn bản, chỉ thị hướng dẫn của cấp trên thành những nhiệm vụ cụ thể của trường chuyên; có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động dạy học để đạt mục tiêu đề ra trong năm học. Ban giám hiệu nhà trường, mỗi người đều biết phát huy thế mạnh của riêng mình, đồng thời góp phần từng bước nâng cao, cải tiến công tác quản lý; xây dựng các biện pháp quản lý với nội dung phong phú, sát hợp với đặc thù dạy và học ở trường chuyên. Đánh giá chung Về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh nhà trường, chúng tôi thấy nổi lên những vấn đề cơ bản như sau:
* Về quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
- Các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn giỏi, năng lực quản lý tốt, làm việc theo khoa học, biết phát huy nội lực, nhất là tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. Lãnh đạo điều hành bằng một hệ thống quy chế và quản lý rất chi tiết, rõ ràng. Quản lý chuyên môn và nền nếp học tập của giáo viên, học sinh chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm .
- Đội ngũ giáo viên được bổ sung một lực lượng trẻ, sung sức, nhiệt tình và có nhiều tiềm năng bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Được phân công giảng dạy ở các khối lớp, giáo viên đều thực hiện khá nghiêm túc quy chế chuyên môn. Hồ sơ chuyên môn, nghiệp vụ đầy đủ, ghi chép cẩn thận, nghiêm túc. Nhiều giáo viên giỏi, tận tâm với nghề, có nhiều bài giảng hay, phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh chuyên, bồi dưỡng được nhiều học sinh
giỏi các cấp. Chế độ khen thưởng của Nhà trường ngày càng có động lực “kích cầu” giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, có những thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Nhiều chế độ, chính sách ưu đãi được thực hiện đầy đủ thì chất lượng đội ngũ giáo viên Trường chuyên Sơn Tây là tốt hơn, nhà trường có điều kiện thu hút, tuyển được nhiều giáo viên giỏi hơn nữa.
- Do nhà trường có cả hệ phổ thông và hệ chuyên nên còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của trường chuyên. Nhiều giáo viên được bổ sung còn ở dạng tiềm năng. Vì thế, qua dự giờ và theo dõi chung, chúng tôi nhận thấy thiếu sót mắc phải dù thấy nhất là giáo viên dạy “dàn trải” kiến thức. Nghệ thuật “lướt”, “xoáy” trong bài giảng chưa cao, chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh chuyên (nhất là ở các môn xã hội). Việc soạn bài, chuẩn bị cho giờ giảng được giáo viên quan tâm, đã đi vào nền nếp. Song ở một số giáo viên, chất lượng bài soạn chưa thật cao; khâu chuẩn Bỵ đồ dùng thí nghiệm và các giáo cụ trực quan, đôi lúc chưa chu đáo, nên hiệu quả còn hạn chế. Tình trạng “dạy chay” vẫn còn. Qua tìm hiểu học sinh và hoạt động giáo viên tổ chức cho học sinh học tập bộ môn chuyên, chúng tôi thấy còn có những bất cập cần sớm khắc phục: Hướng dẫn học sinh tự học, tập dượt nghiên cứu khoa học và đổi mới phương pháp học tập chưa được nhiều. Vấn đề sinh hoạt tổ chuyên môn Nhà trường còn mang nặng tính sự vụ, hành chính, như theo dõi ngày công, giờ công và kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách. Các hoạt động mang tính chuyên đề, câu lạc bộ và ngoại khoá mang đặc thù bộ môn chuyên được tổ chức chưa nhiều, hiệu quả còn thấp, chưa thực sự khơi dậy và phát huy được tiềm năng của các cá nhân và tập thể tổ chuyên môn. Hoạt động chuyên môn của các giáo viên giỏi còn thiên và “mạnh ai nấy làm”. Sự chia sẻ, giúp đỡ nhau về chuyên môn trong các nhóm, tổ bộ môn còn có những bất cập đáng kể.
* Về thực trạng hoạt động học tập của học sinh trường THPT chuyên Sơn Tây.
- Mặt mạnh: Đại bộ phận học sinh có động cơ, mục đích học tập rõ ràng, lành mạnh. Nhiều em say mê với hoạt động học, tích cực tự học, làm bài tập và đọc các tài liệu tham khảo để mở mang thêm kiến thức cho bản thân. Nội dung học tập về cơ bản khá phù hợp với yêu cầu của mỗi năm học. Những nội dung mà học sinh quan tâm phù hợp với yêu cầu của các thầy cô giáo bộ môn, yêu cầu đặt ra với học sinh giỏi. Tỷ lệ giáo dục đại trà với học sinh cả 3 khối lớp đều đạt cao đứng hàng đầu so với mặt bằng giáo dục trong tổng số các trường THPT trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt kết quả giáo dục “mũi nhọn” (thi học sinh giỏi các cấp, thi đại học và cao đẳng) học sinh Trường chuyên Sơn Tây luôn luôn giữ vị trí cao. Điều này tạo được uy tín của Nhà trường, tạo được niềm tin trong cán bộ, nhân dân và các cấp chính quyền địa phương.
- Mặt yếu: Cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị phục vụ học tập cho học sinh còn thiếu; nhiều thứ đã quá xuống cấp và lạc hậu cần được bổ sung, nâng cấp và mua sắm thêm. Công tác xây dựng kế hoạch học tập và hướng dẫn, kiểm tra học sinh thực hiện kế hoạch chưa được thầy cô và học sinh quan tâm đúng mức. Số lượng học sinh sử dụng quỹ thời gian học tập chưa khoa học còn nhiều. Vẫn còn không ít học sinh chưa biết phân phối thời gian hợp lý cho việc học tập các môn chuyên và các hoạt động ngoại khoá. Trường còn ít các hoạt động cho học sinh tập dượt nghiên cứu khoa học, tham quan, dã ngoại, tìm hiểu, gần gũi thực từ đời sống, các giờ thực hành hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường với các môn học chủ yếu là tự luận, chưa phù hợp với đặc thù của trường THPT chuyên trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Quá trình tuyển sinh có khâu chưa chặt chẽ, nên có những học sinh được tuyển vào lớp chuyên nhưng học lực còn yếu, chưa ngoan (đặc biệt là các lớp chuyên Sử – chuyên Địa…), đã làm ảnh hưởng không có lợi tới môi trường sư phạm, kỷ luật trường lớp và nhất là chất lượng đào tạo của nhà trường.
Những năm gần đây, Trường THPT chuyên Sơn Tây đã có nhiều khởi sắc trong quản lý hoạt động dạy học. Có những biện pháp thực sự đem lại hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường. Song có những biện pháp tính hiệu quả còn chưa cao và bộc lộ một số vấn đề sau:
- Trong quá trình quản lý hoạt động dạy học, Ban giám hiệu áp dụng chủ yếu là kiểu quản lý hành chính, sự vụ. Kiểu quản lý này là cần thiết đối với Trường Sơn Tây. Nhưng các hoạt động dạy học đã được chấn chỉnh, đi vào nền nếp thì kiểu quản lý này đã trở nên nặng nề, cứng nhắc, hình thức. Kiểu quản lý hành chính, sự vụ còn hạn chế tính chủ động sáng tạo của cán bộ quản lý (nhất là những người giúp việc cho Hiệu trưởng, như các phó Hiệu trưởng, thư ký, tổ trưởng chuyên môn) và tạo ra sự đối phó trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn). Hiệu trưởng có năng nổ, giỏi giang “trăm tay nghìn mắt” đến đâu cũng khó kiểm soát được hết những thiếu sót, vi phạm xảy ra trong Hội đồng giáo dục và học sinh Nhà trường.
- Quản lý thực sự là một “nghề”. Vì thế, các cán bộ quản lý không chỉ được bồi dưỡng về trình độ lý luận cao, có trình độ chuyên môn giỏi, mà còn phải được trang bị đầy đủ và vận dụng sâu sắc lý luận khoa học quản lý, quản lý giáo dục vào thực tiễn công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Quản lý rất cần kinh nghiệm, nhưng nếu thành “kinh nghiệm chủ nghĩa” trong phương pháp quản lý, thì đôi khi nó trở nên rập khuôn, máy móc, Dễ rơi vào sự bảo thủ, độc đoán của người quản lý. Điều này sẽ ảnh hưởng không lợi tới quản lý hoạt động dạy học, nhất là trong lĩnh vực quản lý giáo viên trường chuyên.
- Hoạt động quản lý thực sự có hiệu quả một khi các cán bộ quản lý phải có năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện đồng bộ, đều tay. Hiệu trưởng giỏi trong công tác hoạch định, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, nhưng nếu vấn đề giao quyền còn ít hoặc khoán trắng cho cấp dưới thì mục tiêu đạt được dù không cao. Khi ấy, một số công việc trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có chỗ bị lỏng
đúng thực chất công tác quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh Nhà trường. Bệnh thành tích của một số giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn sẽ gây nên những bất cập trong quản lý của Hiệu trưởng và cũng dễ mắc “bệnh thành tích”.
- Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên cần được đổi mới hơn, mạnh dạn hơn. Vai trò, trách nhiệm, sự tự chủ và “cái uy” của các tổ trưởng chuyên môn là rất quan trọng đối với công tác phân loại, đánh giá giáo viên hàng năm của Hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng tạo điều kiện và nâng cao hơn nữa vị thế của họ thì việc đáng giá giáo viên sẽ toàn diện hơn, đúng thực chất hơn. Những giáo viên không đủ điều kiện và năng lực dạy chuyên nhất thiết phải chuyển sang công tác khác hoặc chuyển về các trường phổ thông. Có như vậy mới bảo đảm được yêu cầu “chuẩn” của giáo viên trường chuyên trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
* Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Trường chuyên Sơn Tây.
- Nguyên nhân thành công:
+ Về quản lý vĩ mô của Nhà nước, của Thành phố Hà Nội:
• Xác định phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu và là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và với chiến lược : “Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước trong thời kỳ mới, những năm gần đây, Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhiều hơn đến công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi trong các trường THPT chuyên. Điều đó được thể hiện trong Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Vũ nhiệm vụ, chức năng, chế độ chính sách đối với trường THPT chuyên .
• Quy chế trường THPT chuyên và văn bản hướng dẫn dạy học các môn chuyên của Bộ đã giúp cho các cán bộ quản lý và giáo viên chuyên đỡ lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình.
• UBND Thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội dành sự quan tâm, đầu tư đặc biệt đối với Trường chuyên Sơn Tây, thông qua việc tạo nguồn kinh phí, chỉ đạo chuyên môn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chuyên.
+ Về quản lý của Nhà trường
• Đảng bộ vững mạnh, Ban giám hiệu đoàn kết, có năng lực, trình độ càng được nâng cao, biết phát huy nội lực của Hội đồng giáo dục Nhà trường. Hoạt động có kế hoạch, chặt chẽ trên cơ sở của các quy chế quản lý trong chuyên môn.
• Lãnh đạo Nhà trường thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ – giáo viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và học sinh giỏi.
• Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, gắn bó với sự nghiệp. Nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ sư phạm tốt, có ý chí vươn lên.
+ Về học sinh và cha mẹ học sinh:
• Học sinh được tuyển chọn ngày càng có chất lượng. Phần đông học sinh có năng lực học tốt, có ý thức học tập và lập nghiệp.
• Được phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả dạy học của cả giáo viên lẫn học sinh nhà trường.
- Nguyên nhân của tồn tại cần khắc phục
+ Về quản lý vĩ mô của Nhà nước và ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội
• Sự kiểm tra, đánh giá chất lượng của giáo viên và kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh chưa thực sự chặt chẽ, thực chất. Bệnh thành tích trong giáo dục ngày càng phát triển, xảy ra những tiêu cực đáng kể trong dạy và học.
• Những năn gần đây, lãnh đạo cấp trên (nhất là Sở Giáo dục - Đào tạo) đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, bồi
thưởng đối với giáo viên – học sinh trường chuyên còn hạn chế, chưa có những chính sách “cởi mở” thu hút giáo viên giỏi ở các địa phương khác về dạy ở Trường chuyên Sơn Tây. Việc đầu tư về tài chính và cơ sở vật chất của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đào tạo của Trường chuyên Sơn Tây.
+ Về quản lý của Nhà trường
• Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường còn hạn chế nhất định về nghiệp vụ và năng lực quản lý; chưa được trang bị đồng bộ và đầy đủ về lý luận khoa học quản lý, cho nên phương pháp quản lý thường xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp mà họ đã đúc rút, tổng kết và vận dụng vào trường chuyên. Điều này làm cho hiệu quả quản lý chưa đạt được kết quả mong muốn.
• Đội ngũ giáo viên Nhà trường đông, nhưng chưa thực sự mạnh. Những giáo viên mới về dạy chuyên không qua thi tuyển mà chỉ trên cơ sở xét tuyển. Chất lượng giảng dạy – giáo dục học sinh của giáo viên chưa đồng đều. Do hoàn cảnh, phần lớn giáo viên chuyên còn dành một phần thời gian và tâm trí cho việc dạy thêm, “đánh bắt xa bờ”, nên ảnh hưởng không tốt đến việc tự học, tự nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học.
• Cơ sở vật chất Nhà trường đang xuống cấp (đang chờ đợi xây dựng trường mới), nên hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi và việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học hiện đại vào giảng dạy và học tập bị hạn chế rất nhiều.
+Về học sinh và cha mẹ học sinh
• Tình trạng học lệch của học sinh chuyên chưa được cải thiện nhiều. Tâm lý học thực dụng, học để đối phó với thi cử ảnh hưởng không tốt tới quá trình dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.
• Có không ít cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, chưa quan tâm đúng mức tới mục tiêu đào tạo toàn diện của Nhà trường.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SƠN TÂY – HÀ NỘI