Định hướng phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông sơn tây hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo của

Thành phố Hà Nội

Bản "Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần IX và phương hướng nhiệm vụ 2006 - 2010 đã chỉ rõ: Đảng bộ và

cấp uỷ Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân; tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện, huy động mọi nguồn lực để khai khác các tiềm năng, lợi thế, nhằm tăng tốc độ phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở phát triển mạnh kinh tế công nghiệp làm chủ lực, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá đạt giá trị cao. Phát triển văn hóa, xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Bảo đảm an ninh - quốc phòng. Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh. Phấn đấu đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền kinh tế phát triển vào loại tiên tiến trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Riêng về giáo dục - đào tạo, Báo cáo nêu rõ: Phát triển nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Tiếp tục phát triển quy mô giáo dục - đào tạo có cơ cấu hợp lý giữa các cơ sở công lập, ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học; coi trọng giáo dục đạo đức, kết hợp dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Phấn đấu để sản phẩm giáo dục là nguồn lực có trình độ phục vụ quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.

3.1.3. Mục tiêu đào tạo của trường THPT và những yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của thông tin, khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày càng đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu cơ bản của giáo dục trong nhà trường THPT hiện nay là: Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, hoàn thành việc cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực và sở trường của học sinh ở một mức độ nhất định, giúp học sinh có những hiểu

biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi vào đời hoặc chọn ngành học tiếp sau khi tốt cấp học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông sơn tây hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w