Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập huyện quế võ, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94 - 99)

- Về văn hóa xã hội:

3.2.6.Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học

5 1 2 1.2 4 Có khu hoạt động TDTT

3.2.6.Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học

* Chỉ đạo Tổ chuyên môn tham gia đánh giá, xếp loại GV trong tổ theo quy định của Bộ GD&ĐT từ đó có những đề xuất khen thưởng và kỷ luật kịp thời.

3.2.6. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học học

3.2.6.1. Đầu tư tài chính thích hợp để xây dựng cơ sở vật chất trường học.

a. Mục tiêu

Chương trình mới đặt ra nhiều yêu cầu mới về tổ chức dạy học và các hoạt động GD, làm cho việc dạy học thoát khỏi giới hạn của bốn bức tường lớp học, làm cho các hoạt động dạy học và GD gắn với thực tiễn, gắn với cuộc sống, gắn với địa chỉ và đối tượng mà HS yêu thích trong quá trình học tập. Đồng thời chương trình cũng đặt ra những yêu cầu tổ chức dạy học phân hoá hết sức đa dạng, đòi hòi phải có điều kiện vật chất để thực hiện. Chương trình mới đòi hỏi nhà trường phải thực sự là một môi trường GD đích thực, môi trường để phát triển một cách hài hoà, toàn diện nhân cách HS chứ không phải chỉ là nơi HS đến nghe giảng. Việc học tập bước đầu phải hình thành cho các em về khoa học bộ môn thông qua các hình ảnh, thí nghiệm và thực hành... Do đó, việc dạy gắn liền với phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng máy và thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học khác.

Điều này đặt ra những yêu cầu mới đối với công việc trang bị CSVC trường học, đòi hỏi giữa đầu tư nhà nước và đầu tư địa phương cùng với việc sử dụng kết quả của công tác xã hội hoá GD. Các nguồn lực vật chất cần tập trung tạo môi trường, điều kiện phương tiện... để thực hiện tốt mục tiêu của việc đổi mới chương trình.

Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh về cơ sở vật chất – thiết bị dạy học.

Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị dạy học.

Một số biện pháp quản lý công tác cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. c. Tổ chức thực hiện

Để đổi mới phương pháp dạy học, cần đổi mới cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, khắc phục tình trạng thiếu thốn, xây dựng trường học theo chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu tăng cường thực hành, thực nghiệm, thiết bị dạy học cần được xem là yếu tố gắn liền với dạy học theo hướng đổi mới, nó là bộ phận của SGK, là nguồn cung cấp tri thức, là phương tiện quan trọng để thực hiện nội dung, phương pháp GD. Cần tăng cường chất lượng thiết bị, đồ dùng dạy học, chú trọng để có nhiều thiết bị tạo điều kiện cho HS tìm tòi, khám phá, giảm bớt những thiết bị mang tính minh hoạ.

Tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. hiện có và phân loại (theo tính năng, theo số lượng, theo chất lượng...) để có kế hoạch bổ sung, thay thế, sửa chữa, thanh lý...

Đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học tổi thiểu để lập danh mục thiết bị dạy học xây dựng kế hoạch mua sắm và đăng ký với Sở GD & ĐT để mua bổ sung phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà trường. Kiên quyết không mua sắm lãng phí thiết bị và áp đặt về kế hoạch mua sắm.

Các yêu cầu về việc duy trì bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị dạy học: về các thiết bị bảo quản; công trình xây dựng; phòng học bộ môn.

Tổ chức và chỉ đạo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. trong quá trình dạy học của GV và HS nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đánh giá hiệu quả việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của các phòng học bộ môn, các tổ, chuyên môn của từng GV trong trường.

3.2.6.2. Giáo dục ý thức sử dụng, giữ gìn và bảo quản các thiết bị dạy học đối với GV và HS

a. Mục tiêu

Để GV và HS có ý thức giữ gìn và bảo quản thiết bị dạy học, đồng thời để GV và HS sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học để các thiết bị dạy học được sử dụng hiệu quả và lâu dài. Sử dụng đúng quy trình kỹ thuật, có ý thức bảo quản sau khi sử dụng mới đem lại được hiệu quả và tuổi thọ của thiết bị. b. Nội dung

Tổ chức cho GV và HS học cách sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, GD GV và học sinh có ý thức bảo vệ thiết bị dạy học, xây dựng nội quy cho GV và HS khi sử dụng thiết bị dạy học

c. Tổ chức thực hiện

Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hoặc cử cán bộ, GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học.

Tổ chức cho GV và HS làm quen với các thiết bị hiện đại, nắm vững các thao tác đơn giản, biết vận hành thiết bị đồng thời vận dụng đúng yêu cầu nội dung bài dạy.

Động viên, khen thưởng những GV và HS khai thác và sử dụng hiệu quả thết bị dạy học và có quy định hình phạt đối với GV và HS làm mất mát và hư hỏng thiết bị dạy học, từ đó nâng cao ý thức sử dụng và giữ gìn thiết bị dạy học trong tập thể cán bộ GV và HS.

3.2.7.Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ GV

3.2.7.1. Giải pháp thực hiện chế độ chính sách đối với GV

a. Mục tiêu

Đảm bảo điều kiện về chế độ chính sách, cơ sở vật chất tạo động lực để GV chủ động, tích cực trong việc nâng cao chất lượng.

b. Nội dung

Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ. Thực hiện đồng bộ các chính sách đối với GV.

Tăng cường phúc lợi cho GV trong những ngày hè, ngày lễ, ngày tết. Cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt cho GV.

c. Tổ chức thực hiện

Thực hiện đúng chế độ định mức lao động, chế độ làm việc cho đội ngũ GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có chế độ giảm định mức giờ dạy cho GV đi học. Khuyến khích, động viên GV có năng lực chuyên môn tốt và nhiệt tình trong công tác giản dạy. Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo giờ dạy và chất lượng dạy học.

Tăng cường phúc lợi cho đội ngũ GV trong việc nghỉ hè, trong các ngày lễ, ngày tết.

Đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cán bộ, GV.

Đảm bảo các điều kiện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV là một yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Các nhà quản lý cần quan tâm đầy đủ cả hai yếu tố thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ mới đạt hiệu quả cao.

3.2.7.2. Cải thiện đời sống đội ngũ GV

a. Mục tiêu

Đảm bảo về điều kiện cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy phát triển năng lực chuyên môn, tích cực trong việc nâng cao chất lượng của GV.

b. Nội dung

Cải thiện đời sống vật chất. Cải thiện đồi sống tinh thần. Thực hiện các chính sách hỗ trợ

Tạo điều kiện để GV có thêm thu nhập một cách chính đáng c. Tổ chức thực hiện

* Cải thiện đời sống vật chất.

Cần quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp ngành nghề, nâng lương đúng hạn và trước thời hạn cho GV theo đúng quy định hiện hành, thanh toán số tiết thừa giờ cho GV.

Quan tâm đến chế độ cho GV đi học, GV khó khăn. * Cải thiện đời sống tinh thần.

Xây dựng bầu không khí lao động sôi nổi, thân ái, ra sức nâng cao chất lượng ĐT.

Xây dựng tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, xây dựng tinh thần tương thân tương ái. Công khai tiêu chí xếp loại thi đua, công khai quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện dân chủ trong trường học.

Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đóng góp tích cực và có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

* Công tác tham mưu với cấp trên.

Tham mưu với lãnh đạo Sở GD & ĐT; Công đoàn ngành... để tìm nguồn kinh phí hoặc dự án xây dựng nhà công vụ; tranh thủ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ cho GV mua đất với giá ưu đãi ở gần trường.

* Thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Có chính sách hỗ trợ kịp thời, đúng lúc, đúng đối tượng để GV có hoàn cảnh khó khăn xây dựng nhà riêng; lập quỹ để tương trợ, giúp đỡ xây sửa nhà cho GV ở xa có hoàn cảnh khó khăn.

* Tạo điều kiện để GV có thêm thu nhập một cách chính đáng.

Một mặt nhằm cải thiện đời sống cho bản thân và cho gia đình GV, mặt khác có điều kiện để nâng cao chuyên môn giảng dạy. Muốn làm được điều này hiệu trưởng nhà trường nên tìm tòi, suy nghĩ, đánh giá các nhu cầu học tập ngoài xã hội để lên kế hoạch tuyển sinh, tạo công việc làm cho GV có thu nhập thêm chính đáng.

Tổ chức học thêm tự nguyện buổi chiều theo quy định của Bộ GD&ĐT, và của UBND tỉnh Bắc Ninh để nâng cao chất lượng HS và có thu nhập chính đáng cho GV. Sắp xếp những GV có năng lực chuyên môn tốt, GV có uy tín để dạy thêm buổi chiều ở các lớp ôn thi đại học nhằm nâng cao chất lượng HS và giúp GV có thu nhập chính đáng cho GV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập huyện quế võ, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94 - 99)