- Về văn hóa xã hội:
5 1 2 1.2 4 Có khu hoạt động TDTT
2.6.3. Nguyên nhân thực trạng
2.6.3.1. Nguyên nhân của thành công
Ban giám hiệu các trường đã nhận thức được một cách sâu sắc vai trò của giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV và hiệu quả ĐT nói chung. Mở rộng dân chủ, tham khảo ý kiến của cán bộ, GV thông qua hội nghị cán bộ công chức đầu năm học qua đó tìm ra được các giải pháp thích hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học
Các đồng chí trong Ban giám hiệu ở các trường đoàn kết và có tinh thần tránh nhiệm cao trong công việc, quan tâm tới tập thể, cán bộ GV vì vậy đã xây dựng được sự đoàn kết thống nhất cao trong tập thể lãnh đạo và tập thể cán bộ GV. Năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác quản lý, nhạy bén trong đổi mới các phương thức quản lý do đó đã đạt được những kết quả đáng kể.
Sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh đối với công tác quản lý của ban giám hiệu các trường. Lãnh đạo cấp trên đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của ban giám hiệu, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV, bồi dưỡng phương pháp dạy học mới, bổ túc các kiến thức phục vụ công tác đổi mới dạy học, đổi mới GD trong trường THPT. Việc chỉ đạo của cấp trên là những định hướng, là kim chỉ nam giúp các trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng hoạt động dạy học. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên giúp
trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại, đưa ra các giải pháp hợ lý để nâng cao chất lượng GD và ĐT.
2.6.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Công tác quản lý GD trong trường học còn có những thiếu sót về tổ chức, việc triển khai đường lối chính sách của Đảng trong việc phát triển GD có nơi còn chậm, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, công tác xử lý vi phạm đối với cán bộ, GV chưa triệt để.
Đội ngũ GV còn nhiều người chưa tâm huyết với nghề.
Chất lượng các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn còn thấp, chưa khoa học, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó.
Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy theo phương pháp mới còn thiếu nhiều, cho nên hoạt động dạy học còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học được cấp chất lượng rất kém, không đảm bảo độ chính xác để GV thực hành.
Công việc viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học chưa được GV chú ý, còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo và khả năng áp dụng trong thực tiễn rất thấp.
Việc đánh giá, xếp loại GV cũng chưa thực sự khách quan, vẫn tồn tại tình trạng nể nang. Công tác bồi dưỡng để nâng chuẩn đội ngũ GV đã có đầu tư nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Chính sách và các điều kiện để phát triển đội ngũ GV vẫn còn nhiều bất cập.
Kết luận chương 2
Từ thực trạng về đội ngũ GV đã nêu trên thì việc đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường THPT công lập huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh là cấp bách và cần thiết để đáp ứng được sự phát triển GD trong thời kỳ đổi mới.
Chúng tôi đã nghiên cứu giải quyết được những vấn đề sau: Từ việc khảo sát đến việc phân tích, đánh giá, nhận xét kết quả khảo sát đã tạo ra cơ sở vững chắc cho chúng tôi xây dựng các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường THPT công lập huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh có cơ sở khoa học và sẽ đảm bảo tính khả thi.
Chương 3