- Về văn hóa xã hội:
5 1 2 1.2 4 Có khu hoạt động TDTT
2.5.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ G
GV trung học nói chung và GV THPT nói riêng đều được tham gia bồi dưỡng theo các chương trình sau: Bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng thay sách; bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Thực trạng về công tác bồi dưỡng GV:
* Bồi dưỡng chuẩn hóa: Vấn đề bồi dưỡng chuẩn hóa được coi là nhiệm vụ ưu tiên của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Hình thức bồi dưỡng này nhằm giúp GV THPT đạt trình độ chuẩn theo Luật GD quy định. Với các trường THPT công lập huyện Quế Võ thì 100% GV đạt chuẩn do đó không cần bồi dưỡng chuẩn hóa
* Bồi dưỡng thường xuyên: Là chương trình bồi dưỡng giúp GV được bù đắp hoặc tiếp nhận những kiến thức mới về chủ trương, đường lối GD, về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học bộ môn.
Trong hình thức bồi dưỡng thường xuyên còn kết hợp cả hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề. Trong bồi dưỡng theo chuyên đề có hai loại
Loại thứ nhất: Bồi dưỡng để đưa môn học mới vào các trường như: GD sức khỏe vị thành niên, GD ngoài giờ lên lớp, GD dân số, GD pháp luật, GD môi trường, ...
Loại thứ hai: Bồi dưỡng chuyên đề theo bộ môn, hình thức này vừa cập nhật kiến thức vừa bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng dạy học bộ môn, thường được tổ chức trong các dịp hè do phòng GD trung học thuộc Sở GD&ĐT chủ trì.
* Bồi dưỡng GV dạy chương trình và sách giáo khoa mới: Là hình thức được tiến hành mỗi khi có những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Nói cách khác đây là hình thức bồi dưỡng những cái mới cho GV THPT để họ cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy học, giúp họ giảng dạy tốt những vấn đề mới trong sách giáo khoa.
Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, chỉ thị 14/2001/CT – TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình GD phổ thông. Công tác bồi dưỡng GV dạy chương trình và sách giáo khoa mới đã được thực hiện và hoàn thành năm 2007.
* Bồi dưỡng nâng cao chuẩn: Là hình thức bồi dưỡng cho các GV có nhu cầu nâng cao trình độ trên chuẩn mức quy định. Loại hình bồi dưỡng này chủ yếu đáp ứng việc đón đầu cho nâng cao mức chuẩn GV THPT trong 10 đến 20 năm tới. Đồng thời đội ngũ GV có trình độ trên chuẩn sẽ làm nòng cốt về chuyên môn ở mỗi nhà trường, họ là lực lượng chủ lực để triển khai các chương trình bồi dưỡng và giúp Ban giám hiệu nhà trường làm nhiệm vụ thanh tra chuyên môn và các nhiệm vụ chuyên môn khác.
Công tác bồi dưỡng GV của các trường đã có những chuyển biến mạnh mẽ và có những đóng góp to lớn vào việc chuẩn bị cho đội ngũ GV THPT thực hiện những yêu cầu mới của đất nước, của cải cách và đổi mới GD, cụ thể là:
Việc tổ chức bồi dưỡng GV đã đi vào nề nếp, mục đích của việc bồi dưỡng không chỉ nhằm phục vụ cho việc để GV có trình độ đạt chuẩn theo Luật GD, phục vụ thay sách trước mắt mà thường xuyên nâng cao trình độ của GV. Nội dung bồi dưỡng đã chú ý nhiều đến tính cân đối, tính thiết thực và cả về kiến thức, kỹ năng bộ môn lẫn kiến thức và kỹ năng dạy học và GD.
Tài liệu học tập cho GV theo các chương trình bồi dưỡng đã được mua và biên soạn khá đầy đủ. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá sau khi học xong các chuyên đề đã được tiến hành đều đặn, tổ chức khoa học. Kết quả bồi dưỡng GV đã được đưa vào tiêu chí đánh giá xem xét GV hàng năm.
Những tồn tại: Hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, đặc biệt chưa coi trọng khâu tự học, tự bồi dưỡng của GV (tự học của cá nhân, tự học, tự bồi dưỡng của nhóm, tổ chuyên môn tại các trường), phương pháp bồi dưỡng huấn luyện của các giảng viên, báo cáo viên cốt cán chậm đổi mới. Nguyên tắc chủ yếu của việc bồi dưỡng là lấy tự học làm chính chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Nhiều cán bộ quản lý nhà trường chưa quan tâm đến việc tự học của GV nên chưa tạo điều kiện cho GV về thời gian học, về tài liệu học tập, một bộ phận không nhỏ GV chưa tự giác học tập. Nội dung học tập tuy đã bắt đầu được phân hóa, nhưng vẫn chưa phù hợp với tính đa dạng về trình độ của GV. Một số GV có động cơ đi học bồi dưỡng chưa đúng, đi học để lấy chứng chỉ cốt để hưởng chế độ lương. Đi học bồi dưỡng còn là sự bắt buộc chưa trở thành nhu cầu nên một bộ phận GV còn học đối phó, nên hiệu quả thấp.