4 21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập huyện quế võ, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)

19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

4 21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS

21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS 4 22. Phối hợp với gia đình HS và cộng đồng 4 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội 4 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 4 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh

trong thực tiễn GD

4

Tổng 100

Theo quy định, GV đạt chuẩn được chia thành 3 cấp độ: loại xuất sắc (tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100); loại khá (tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89); loại trung bình (tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn).

GV chưa đạt chuẩn (loại kém) nếu tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

1.3.2.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu cơ cấu

a. Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ GV THPT - Trình độ chuyên môn.

Chương II - Điều 4 trong Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng GV trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở GD phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT)

Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tương ứng với ngạch GV dự tuyển. Cụ thể: có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với GV THPT.

- Yêu cầu về cơ cấu lĩnh vực chuyên môn:

Theo Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở GD phổ thông công lập:

+ Định mức biên chế GV trong 1 lớp của các cấp học quy định tại Thông tư này là số GV để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và làm chủ nhiệm lớp, hoạt động GD tập thể và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch GD quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành chương trình GD phổ thông.

+ Số tiết dạy trong 1 tuần của GV THPT là 17 tiết.

+ Định mức biên chế viên chức của GV THPT: mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 2,25 GV; GV làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Bí thư, Phó bí thư hoặc Trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với

cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội SV Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và THPT.

- Yêu cầu về cơ cấu theo độ tuổi:

Tại Chương III, Điều 6, Quyết định số 22/2006/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn:

Những nhà giáo còn trong độ tuổi ĐT theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể: từ 55 tuổi trở xuống đối với nam, từ 50 tuổi trở xuống đối với nữ nếu có đủ sức khoẻ, có tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đạt loại khá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại GV thì được bố trí bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn.

Những nhà giáo đã quá tuổi đào tạo theo quy định của Nhà nước, cụ thể: nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi nếu còn đủ sức khoẻ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt loại trung bình theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại GV thì không bố trí trực tiếp giảng dạy và được sắp xếp cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ để bố trí làm việc khác.

Những nhà giáo đã quá tuổi đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể: nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi nếu còn đủ sức khoẻ, có tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đạt khá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại GV thì được tiếp tục bố trí công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy cho đến khi đủ tuổi về hưu.

Những nhà giáo có tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ xếp loại kém hoặc sức khoẻ yếu thì thực hiện giải quyết chế độ chính sách theo quy định hiện hành.

b. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ cấu của đội ngũ GV THPT

Đội ngũ GV hàng năm được bổ sung, từng bước chuẩn hoá về trình độ và cân đối về cơ cấu. Hiện nay, đội ngũ GV THPT còn thiếu nhiều so với

định mức, không đồng bộ về cơ cấu, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn chưa cao. Mặc dù được bổ sung từ nhiều nguồn, song do phát triển nhanh về quy mô, yêu cầu về chất lượng GD ngày càng cao nên một số GV chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp GD trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học cũng như sức khoẻ của GV và kinh phí phụ cấp tăng giờ của toàn ngành. GV phân bố không đồng đều giữa các huyện thị, do đó gây nên tình trạng mất cân đối ở các đơn vị.

- Về giới tính: tỷ lệ cán bộ GV nữ chiếm phần lớn, nên việc cần thiết cân đối về giới ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm sinh lý các GV, nhất là GV nữ.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: nhìn chung đội ngũ GV phân rõ thành 2 thế hệ. GV tuổi đời, tuổi nghề cao, thuộc thế hệ lớp trước, ĐT từ những năm 70 – 80 đến nay không còn phù hợp với chương trình mới, có kinh nghiệm song trình độ chuyên môn, kiến thức hạn chế. Lớp GV trẻ ĐT chính quy mới được tuyển dụng, có kiến thức, có ý thức đổi mới phương pháp dạy và học, song thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. Đội ngũ này cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn như: soạn bài, giảng dạy, chấm bài, chữa bài đúng quy chế; phần lớn có đầu tư cho chuyên môn, có ý thức tinh thần trách nhiệm. Song một số giáo viên soạn giảng vẫn còn nhiều hạn chế, còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên, chưa bám sát đối tượng, chưa nắm vững trọng tâm, chưa biết khắc sâu kiến thức cơ bản, chưa chú ý đến luyện kỹ năng cho HS. Việc đổi mới phương pháp dạy và học còn nhiều hạn chế. GV thiên về thuyết trình giảng giải, học sinh thụ động ghi chép học thuộc một cách máy móc...

- Về tuổi đời và thâm niên nghề nghiệp: đội ngũ GV hầu hết là trẻ, mới ra trường. Mặt mạnh của họ và nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết với nghề dạy học. Kiến thức mới, phong phú, chắc chắn ở nhiều lĩnh vực. Họ có ý thức và mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Các hoạt

động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tập thể sôi nổi. Tuy nhiên đội ngũ này còn hạn chế về phương pháp dạy học. GV trẻ hầu hết là nữ, việc ổn định, xây dựng gia đình, yêu cầu về chế độ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sự nghiệp GD và ĐT. Bên cạnh đó, môi trường GD, điều kiện GD ảnh hưởng đến tâm lý, đến việc phát huy tài năng và những sáng tạo của GV trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Một số GV lại không được đào tạo một cách khoa học, bài bản, công tác ở một trường có đối tượng HS yếu kém, chất lượng GD và hiệu quả đào tạo thấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT công lập huyện quế võ, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)