3 Tác động của nghề buôn đối với văn hoá làng Nôm

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số giá trị văn hóa cổ truyền tại làng cổ nôm (xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên) (Trang 41 - 47)

- Hậu Cung: gồm ba gian kiến trúc theo kiểu chồng giờng đấu sen, gồm ba cửa lớn đợc chạm thủng các đề tài tứ linh tứ quý Gian giữa hậu cung

2.23 Tác động của nghề buôn đối với văn hoá làng Nôm

Có thể nói để hình thành nên một nền văn hoá mang đậm bản sắc của một cộng đồng c dân (ở mức độ lớn hay nhỏ) cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có ảnh hởng đậm nhạt khác nhau. Trong đó, một yếu tố mà chúng ta có thể thấy xuất hiện nhiều trong việc hình thành nên một nền văn hoá chính là cơ cấu kinh tế. Đơn giản nếu đó là một cộng đồng thuần nông nghiệp thì bản sắc văn hoá sẽ mang đậm sắc thái của văn hoá nông nghiệp. Nếu cộng đồng đó sinh sống tồn tại ở một cảng thị thì đó là văn hoá cảng thị, tơng tự

nh vậy, làng Nôm trong lịch sử luôn là một làng buôn nổi tiếng thì văn hoá của làng cũng sẽ chịu ảnh hởng đậm nét, sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực từ nghề buôn.

2.2.3.1 Sinh hoạt kinh tế

Trong sản xuất nông nghiệp, đến nay do nghề buôn thực sự đã mờ nhạt ở làng Nôm, nhng trớc giai đoạn năm 1945 thì nghề buôn đã có những tác động tơng đối mạnh mẽ.

Thứ nhất, do nghề nghiệp đi buôn là chính nên ngời làng Nôm thờng không thành thạo nghề nông. Các khâu quan trọng nh cày cấy, chăm bón đều đợc thuê mớn do đó cũng trực tiếp ảnh hởng đến năng suất cây trồng. Ngời ta chỉ coi đồng ruộng nh việc làm thêm để có hạt thóc, hạt gạo trong nhà.

Thứ hai, ở làng Nôm các chủ ruộng tuy có thuê mớn nhân công hoặc phát canh thu tô nhng không kết hợp cho vay lấy lãi nh các nơi khác. Vì nghề đi buôn với lãi suất cao, lại đòi hỏi lợng vốn lớn nên họ dùng vốn để kinh doanh và quay vòng nhanh, nh vậy vừa có lãi cao lại không bị mang tai tiếng.

Thứ ba, nghề buôn của làng Nôm đã tác động nhiều đến sỡ hữu t nhân về ruộng đất, từ đó một tầng lớp buôn có nhiều ruộng đã xuất hiện, mặc dù số này không lớn lắm. Bằng cứ là trong đợt cải cách ruộng đất năm 1955 đến 1957 cả làng chỉ có ba ngời bị quy là địa chủ. Những ngời đi buôn có vốn còn lại chủ yếu mua cửa hiệu ở các thành phố, thị xã vì từ kinh nghiệm bản thân họ đã ý thức đợc một điều lý thú đó là: “giầu nhà quê không bằng ngồi lê cống chéo .

Bên cạnh đó nghề buôn cũng là nhân tố cơ bản hình thành nên tâm lý thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp của dân làng Nôm. Điều này cũng đợc lý giải đơn giản là vì khi đã có vốn họ mua cửa hàng cửa hiệu ở khu phố thị,

no đâu ấm đấy

“ ” tâm lý thoát ly khỏi nông nghiệp là điều đơng nhiên. Việc buôn bán ở thành thị thuận lợi càng đẩy nhanh dòng ngời từ làng Nôm ra sinh sống tại những nơi đó, làm cho ngời làng Nôm có mặt khắp nơi, hầu nh

Nghề làm vờn - nghề phổ biến ở các làng Vịêt cũng rất phát triển tại làng Nôm. Không có thời gian chăm lo đồng áng, nhng những mảnh vờn ngay nếp nhà luôn đợc họ vun xới chu đáo. Vì là làng buôn bán nên ngời buôn đi theo lịch trình của mình. Trớc khi đi xa họ không thể thiếu động tác thành kính: dâng chén rợu, đĩa hơng hoa, trái đầu mùa lên bàn thờ tổ tiên hay trớc vị thần Thành Hoàng để cầu xin gặp may mắn, có tài có lộc. Từ lẽ đó, mảnh vờn đã đáp ứng đợc nhu cầu của làng. Tất nhiên, chợ búa thì không thiếu gì đồ lễ nhng những vật phẩm “cây nhà lá vờn” theo cách nghĩ của ngời làng Nôm bao giờ cũng quý trọng hơn.

2.2.3.2. Đối với đời sống vật chất

Xét cho cùng thì nghề buôn nào muốn duy trì, phát triển cũng phải nhờ lãi suất. Lãi suất đảm bảo cuộc sống cho ngời buôn đặc biệt là sinh hoạt vật chất thờng ngày. Nếu không có đợc số lãi hơn hẳn sản xuất nông nghiệp thì không bao giờ ngời làng Nôm lại rời xa mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, để đi khắp nơi buôn bán làm ăn sinh sống. Qua thời gian khi nghề buôn đã thực sự có chỗ đứng, ngời làng Nôm bị “hút” vào nghề buôn đồng ngày càng nhiều hơn. Việc buôn bán đã đem lại cho họ một lãi suất thực sự, không chỉ bảo đảm cho họ đủ sống mà còn giúp họ làm giầu lên.

Ngời dân trong làng vẫn còn nhớ thời kỳ hng thịnh của nghề buôn trong năm 1940 - 1944, khi cả nớc đang rơi vào đói kém thì làng Nôm vẫn phát triển trù phú. Chỉ cần làm một phép tính chúng ta cũng có thể thấy ngời làng Nôm thu nguồn lợi lớn nh thế nào. Ví dụ khi mua một tạ đồng mang bán tại các tỉnh sẽ lãi đợc hai đồng, quy theo thóc lúc ấy là 0,35đ/1thúng (22kg) thì lãi có thể mua từ 1,4 - 1,5 tạ thóc. Và chỉ cần một tháng đi buôn hai chuyến thì đã có từ 1,8 - 3 tạ thóc rồi. Trong khi đó, ngời thuần làm nông nghiệp đầu t giống, phân bón, công chăm sóc trong giai đoạn canh tác còn… lạc hậu nh trớc đây cũng chỉ thu đợc 1 tạ thóc. Mà mùa màng lại phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, đó là những khi ma thuận gió hoà, còn khi lụt lội, hạn hán năng suất đó còn đợc bao nhiêu? Chỉ tính nh vậy cũng thấy đợc nghề

buôn đồng giúp cho dân làng Nôm phát đạt đến thế nào. Chẳng vậy mà tất cả những giá trị vật chất mà ngời làng vẫn giữ cho đến ngày nay đều thể hiện đ- ợc sự giàu có, và trù phú đó.

Xa nay “phú quý sinh lễ nghĩa” là lẽ tự nhiên của cuộc sống. Khi kinh tế đợc vững vàng thì nhu cầu của dân làng không chỉ còn là “đủ ăn, đủ mặc ,” mà phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Chỉ cần nhìn vào một số món ăn truyền thống của làng chúng ta cũng có thể hiểu đợc phần nào sự giàu có đó. Hơn nữa, khi có tiền của, ngời dân làng lại xây dựng nhiều những công trình bề thế từ cổng làng, đình làng, đến những ngôi từ đờng của mỗi dòng họ để… thể hiện sự phát đạt của mình. Nh vậy, nghề buôn đã mang lại một nền văn hoá vật chất cho làng Nôm sự “giàu có” từ nhiều nghĩa.

2.2.3.3. Đối với đời sống tinh thần

Cũng từ sự giàu có của nghề buôn mà tâm lý, tính cách lối sống của dân làng Nôm vô cùng “thoáng”. ở một làng quê Việt thông thờng ít khi thấy xuất hiện tâm lý này, trừ khi nó xuất phát từ làng quê Nam Bộ. Điều đó thể hiện qua việc nhiều ngời giàu đã bỏ tiền của đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi cho làng. Có thể kể ở đây một số trờng hợp tiêu biểu nh: ông Tạ Văn Tiếp làm Tham biện tại Hà Nội, vợ ông buôn đồng rất giàu có. Năm 1934 ông xây cho làng một trờng tiểu học để con em trong làng đợc đến tr- ờng nhiều hơn. Ông còn mở ga Đồng Xá, đặt ở đó một chiếc cân bàn để mọi ngời đi buôn không phải gánh bộ đờng xa. Công ơn của ông vẫn đợc dân làng truyền tụng đến nay:

Nào tu miếu cổ, nào sửa đình tân Huyện Văn Lâm tôn tiên chỉ Làng đồng trại, bái hậu thiền Công đức ấy trong dân ai dễ sánh

Ngoài ra ở làng Nôm còn có rất nhiều những con ngời “khoáng đạt”, vì nơi chôn rau cắt rốn của mình mà tự nguyện xây dựng cho làng thêm khang trang. Những con ngời này tởng chừng nh không nêu hết đợc:

Ông Kim, ông Vực, ông Oanh Ông Chung, ông Viết, ông Ninh, ông Kiều

Các ông công đức cũng nhiều Trời cho tuổi tác nhiễu điều giá gơng

Một trong những địa điểm đợc cung tiến nhiều nhất, đóng góp để sửa sang nhiều nhất chính là ngôi đình - trung tâm chính trị, văn hoá của mọi làng quê Việt Nam. Hay trờng hợp khác là ông Phùng Văn Cơng đã không tiếc tiền của đóng góp cho làng xây dựng những đoạn đờng lớn, xây dựng riêng cho làng một trạm xá khang trang, sạch đẹp để tiện việc chữa bệnh cho dân…

Còn rất nhiều những nhân vật khác tại mảnh đất này giàu lên từ nghề buôn đồng đã không tiếc tiền của xây dựng lên nhiều công trình phúc lợi phục vụ cho làng cho nớc. âu đó cũng là do dân làng thoát đợc cảnh tù túng

ăn bữa nay lo bữa mai

“ ”của một làng quê thuần nông thông thờng.

Sự tác động thứ hai của nghề buôn trên lĩnh vực đời sống tinh thần, là tâm lý của những ngời phụ nữ trong làng Nôm. Công việc buôn bán đồng nát và sản phẩm đồng ở làng Nôm thờng do phụ nữ đảm nhận. Vì thế con gái làng Nôm từ tuổi 12 - 13 đã đợc các bà, các mẹ hay cô dì truyền nghề hay

vực

“ ” cho đi buôn. Điều mong mỏi nhất của các bà mẹ làng Nôm là thấy con gái của mình buôn bán thành thạo. Điều ấy đợc thể hiện qua câu ca dao:

Con ơi mẹ dặn con này Học buôn học bán cho tày ngời ta

Công việc buôn bán còn vô hình chung đã “nhào nặn” ra ngời phụ nữ làng Nôm tác phong nhanh nhẹn, sắc sảo tháo vát. ở làng Nôm vẫn còn ca ngợi “gạo nếp cái, gái làng phùng”. Mà không chỉ là những ngời con gái họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phùng, con gái làng Nôm đi buôn đâu bán đâu cũng để lại ấn tợng tốt đẹp trong lòng mọi ngời.

Cũng vì học buôn học bán từ nhỏ, theo đi buôn bán xứ ngời mà các cô gái làng Nôm ít nghĩ đến chuyện chồng con trớc tuổi 20. Điều này thật hiếm thấy trong xã hội xa, vì thờng các cô gái 13 - 14 tuổi đã về nhà chồng, ở tuổi xuân xanh đã đủ đầy con cái. Đến nay, con gái làng Nôm có về nhà chồng cũng phải tuổi 25 - 26. Phải chăng, nghiệp buôn bán xa vẫn “vận” vào tâm lý con gái nơi đây dù ngày nay nghề buôn chỉ còn những ảnh hởng vô cùng mờ nhạt.

Sự tác động thứ ba của nghề buôn trong lĩnh vực đời sống tinh thần là việc hình thành niềm tin và một số kiêng kỵ tại làng Nôm. Trong khi hành nghề buôn, ngời làng Nôm thờng tuân thủ kỹ càng các ngày xấu mà chẳng biết tự bao giờ nhân gian đã truyền lại: “tam bất xuất, thập bất quy” hoặc “mồng năm, mời bốn, hai ba; đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”. Khi đi buôn bán xa làng, nếu bớc ra khỏi cổng mà gặp con gái hay những ngời có vía không tốt họ thờng lui lại vào ngày hôm sau vì cho rằng nếu ngày đó xuất phát thì họ sẽ không đợc may mắn. ở cửa hàng, cửa hiệu mọi ngời đều chuẩn bị một bó hơng để khi hàng hoá ế ẩm, hay gặp phải khách hàng khó tính hay cằn nhằn họ sẽ châm hơng để xua đuổi những điều không may mắn đó. Những ngày sóc, ngày vọng trong tháng, ngời làng thờng lên chùa thắp hơng. Tại gia đình thì cũng dâng hơng hoa lên bàn thờ tổ tiên gọi là tấm lòng thành cầu xin cho các cụ phù hộ cho “buôn may bán đắt”.

Cuối cùng là sự tác động của nghề buôn lên mảng văn hoá lễ hội của làng. Một năm ngày lễ ấy chỉ diễn ra một lần, con cháu làng Nôm đã cố gắng để tổ chức lễ hội linh đình chu đáo. Họ cũng tin rằng làm nh thế thần linh sẽ chứng giám và ban phớc cho toàn bộ dân làng. Hơn nữa, lễ hội làng Nôm còn là dịp mọi ngời gặp gỡ, trao đổi với nhau về kinh nghiệm của nghề buôn để

có thể vững vàng hơn khi buôn bán. Nh vậy bên cạnh những văn hoá truyền thống, lễ hội cũng là môi trờng để phát triển nền kinh tế của làng.

Đó là những ảnh hởng cơ bản của nghề buôn đối với đời sống văn hoá của làng Nôm. Nghề buôn đã mang lại những nét văn hoá rất riêng và độc đáo cho làng. Những giá trị văn hoá ấy sẽ mãi mãi không mất đi dù nghề buôn còn hng thịnh hay mai một. Thực tế nơi đây luôn minh chứng cho nhận định đó.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số giá trị văn hóa cổ truyền tại làng cổ nôm (xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên) (Trang 41 - 47)