Nguồn gốc và không gian tổ chức lễ hộ

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số giá trị văn hóa cổ truyền tại làng cổ nôm (xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên) (Trang 59 - 61)

- Hậu Cung: gồm ba gian kiến trúc theo kiểu chồng giờng đấu sen, gồm ba cửa lớn đợc chạm thủng các đề tài tứ linh tứ quý Gian giữa hậu cung

3.1.1Nguồn gốc và không gian tổ chức lễ hộ

3.1.1.1 Nguồn gốc

Đến với lễ hội làng Nôm chúng ta có thể thấy đây là một lễ hội mang đầy đủ giá trị tinh thần tiêu biểu của một làng Việt ở đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Cho đến nay, lễ hội còn bảo lu đợc nhiều giá trị văn hoá độc đáo trong việc tế lễ, rớc kiệu, rớc nớc, rớc văn, tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các hình thức sinh hoạt khác. Nhờ những giá trị ấy mà trong hệ thống các lễ hội diễn ra ở tỉnh Hng Yên lễ hội làng Nôm là một lễ hội lớn, thu hút đợc sự quan tâm của mọi ngời.

Lễ hội làng Nôm có từ bao giờ cho đến ngày nay không còn ai nhớ rõ, chỉ biết rằng lớp con cháu sau lại tiếp nối truyền thống cha ông họ đi trớc mà duy trì mà tổ chức lễ hội thật chu đáo hơn. Phải chăng lễ hội nơi đây có từ khi ông Tam Giang hoá Thánh, ngời dân đã tôn ông lên thành Thành Hoàng của làng và thờ cúng trong Đình Nôm?

Qua những chứng cứ lịch sử còn lu dấu tại đây, nguồn gốc của lễ hội làng Nôm cũng dần đợc sáng tỏ. Theo bản thần tích thần sắc còn lu tại đình làng, sau khi giúp Trng Nữ đánh thắng giặc Tô Định, ông Tam Giang đợc phong là “Điện Tiền Đô chỉ huy sứ quốc chính tớng quân” và lấy Mị Nơng cháu gái của Triệu Đà làm vợ. Khi ấy phụ lão nhân dân trại Đồng Cầu (làng Nôm) đến vái mừng và tâu rằng: “xin nhân nơi đây bây giờ làm dồn sở sau nay làm chỗ để thờ ” [16; 110]. Ông Tam Giang đã bằng lòng với các vị phụ lão và nói thêm: “sau khi ta trăm tuổi, phàm tế tự dều cung thỉnh Hoàng Thái Hậu và phu nhân cùng phối hởng ” [16; 110] lại cho hai mơi hốt bạc để sau này làm đất thờ cúng. Không lâu sau, vận nớc không giữ đợc, vì trung quân không muốn thờ hai vua nên ông Tam Giang đã cùng mẹ và vợ trẫm mình xuống sông Nguyệt Đức tự vẫn. Sau ngày ấy dân làng lấy ngày sinh của Thánh Tam Giang mở hội làng tởng nhớ công ơn giúp nớc và khai sinh ra làng Nôm. Đến ngày 10 tháng 08 âm lịch - ngày hoá của Thánh Tam Giang cũng đợc dân làng tổ chức lễ nghi chu đáo. Sự lý giải trên đây cũng hoàn toàn

lô gíc với các lễ nghi trong lễ hội tổ chức sau này. Trong lễ nghi có phần rớc mẹ của Thánh Tam Giang từ chùa về đình dự hội làng.

Lễ hội làng Nôm trải qua một quá trình lâu dài với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, có giai đoạn hội làng đợc tổ chức vô cùng linh đình, nhng cũng có những giai đoạn hội làng duy trì chỉ nh một hình thức tín ngỡng tâm linh mờ nhạt. Nhng nói chung trong tâm thức ngời dân làng Nôm lễ hội luôn giữ một dấu ấn văn hoá tinh thần đậm nét.

3.1.1.2. Không gian tổ chức lễ hội

Lễ hội làng Nôm đợc diễn ra tại hai không gian văn hoá đình Nôm và chùa Nôm, trong đó đình Nôm giữ vị trí là trung tâm chính của lễ hội.

Tại đình Nôm: phần lễ và phần hội đều đợc tổ chức tại đây. Từ ngày đầu tiên (11/01) - lễ mở cửa đình đến ngày 16/01 - lễ đóng cửa đình.

Tại chùa Nôm: liên quan đến không gian lễ hội chỉ riêng ngày 15/01 khi có lễ rớc giã từ đình trở về chùa (Thánh Tam Giang đón mẹ về đình dự hội làng).

Đây là hai không gian lễ hội cố định, không có sự thay đổi địa điểm tổ chức lễ hội giữa các năm hay các thời kỳ. Hơn nữa, đình và chùa lại là hai không gian vừa có tính thẩm mỹ, thoáng - đẹp, lại vừa là không gian văn hoá tâm linh tiêu biểu, chính vì vậy nó hình thành nên một lễ hội làng vừa đặc sắc lại vừa mang tính linh thiêng.

ở một lễ hội thông thờng, không gian lễ hội thờng là đình, đôi khi là chùa mà ít khi có sự kết hợp cả hai không gian văn hoá đình và chùa trong lễ hội. Phải chăng đây cũng là nét đặc sắc của không gian lễ hội làng Nôm?

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số giá trị văn hóa cổ truyền tại làng cổ nôm (xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên) (Trang 59 - 61)