Trên thực tế, rất khĩ xác định nhu cầu năng lượng thực sự của cá mà người ta dựa vào tỉ lệ năng lượng và protein tối ưu. Tỉ lệ tối ưu này rất quan trọng bởi vì nếu thức ăn vượt quá nhu cầu năng lượng sẽ giảm sự bắt mồi của; ngược lại, nếu thức ăn thiếu năng lượng thì protein trước tiên sẽ được dùng để cung cấp năng lượng thỏa mãn nhu cầu của cơ thể.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu trên cá nheo Mỹ cỡ từ 3-266 g, cho ăn thức ăn nguyên chất và chế biến ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau cho thấy nhu cầu Protein/năng lượng (P/E) thích hợp là 26-30 mg protein/KJ hay 8-9 kcal/g protein (Wilson, 1996). Tỉ lệ P/E của một số lồi cá trơn khác cũng tương đương với cá nheo Mỹ, từ 20-30 mg protein/KJ. Đối với tơm sú tỉ lệ P/E 28 mg protein/KJ
5.2. Nhiệt độ:
Khi nhiệt độ mơi trường giảm thấp quá mức cá phải tăng cường quá trình trao đổi chất để cung cấp năng lượng cho quá trình duy trì thân nhiệt. hầu hết cá nước ngọt thì khơng phải sử dụng năng lượng cho quá trình duy trì này vì khi nhiệt độ mơi trường giảm thì nhiệt độ cơ thể giảm và quá trình trao đổi chất cũng giảm. Quá trình trao đổi chất giảm làm cho cá cĩ khả năng sống một thời gian dài trong mùa đơng. Phần lớn các lồi khi nhiệt độ mơi trường tăng quá trình trao đổi chất tăng và cá cũng ăn một lượng thức ăn lớn hơn do đĩ sinh trưởng của cá cũng tăng lên. Tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng quá cao cá sẽ giảm ăn và sinh trưởng sẽ chậm lại.
5.3. Dịng chảy:
Tốc độ dịng chảy quá mạnh sẽ làm cho cá phải chi phí một lượng năng lượng rất lớn cho quá trình chống lải dịng nước. Tuy nhiên nếu dịng chảy quá yếu sẽ làm cho chất thải khĩ được giải thốt. Do đĩ trong nuơi cá bè thường FCR cao hơn trong nuơi cá ao, do cá tốn một năng lượng khá lớn cho quá trình chống lại dịng chảy.
5.4. Mức độ cho ăn:
Mức độ cho ăn cĩ ảnh hưởng đến chi phí năng lượng của động vật thuỷ sản. Khi mức độ cho ăn tăng, ngồi trao đổi chất cơ sở các chi phí cho mọi hoạt động khác đều tăng nhanh do đĩ năng lượng cũng mất đi nhiều. Tuy nhiên nguồn năng lượng dự trữ cũng được tích lũy nhiều hơn, nghĩa là sinh trưởng của động vật thuỷ sản sẽ tăng.
5.5. Kích thước cơ thể:
Động vật thuỷ sản nhỏ cần nhiều năng lượng hơn cỡ lớn tính trên một đơn vị trọng lượng do giai đoạn nhỏ là giai đoạn sinh trưởng nhanh. Vì vậy cá nhỏ nên được cho ăn một lượng thức ăn nhiều hơn (%BW) cá lớn.
Một vài yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng năng lượng của động vật thuỷ sản như: mật độ nuơi, oxy thấp, lắng đọng chất thải….