Luân trùng (Rotifer)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THỦY SẢN (Trang 136 - 137)

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NUƠI THỨCĂN TỰ NHIÊN

2.2.Luân trùng (Rotifer)

2. VAI TRỊ CỦA MỘT SỐ LỒI THỨCĂN TỰ NHIÊN TRONG NUƠI TRỒNG THỦY

2.2.Luân trùng (Rotifer)

Cùng với các lồi vi tảo đề cập ở trên, luân trùng cũng là thức ăn tươi sống rất quan trọng trong ương nuơi ấu trùng tơm, cá. Luân trùng, Brachionus plicatilis là thức ăn rất lý tưởng của ấu trùng do chúng cĩ kích thước nhỏ, bơi chậm và sống lơ lửng trong nước, cĩ thể nuơi chúng ở mật độ cao, cho năng suất nuơi cao và cĩ thể được làm giàu với acid béo và chất kháng sinh ... .(Wendy và ctv., 1991).

Theo trích dẫn của Wendy (1991) từ kết quả nghiên cứu của Nagata (1989):

Brachionus plicatilisđược sử dụng rất rộng rãi trên thế giới trong ương nuơi ấu trùng của trên 60 lồi cá biển và 18 lồi giáp xác. Zheng và ctv. (1994) nghiên cứu về khả năng tiêu hĩa, hấp thụ và sử dụng các thức ăn khác nhau gồm Brachionus plicatilis, Artemia

Platymonas subcordiformis của tơm he Nhật Bản và ơng đề nghị: Brachionus plicatilis là một trong những loại thức ăn thích hợp nhất cho ấu trùng tơm he ở giai đoạn Mysis 3/ Tỉ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng tơm Penaeus semisulcatus cho ăn Artemia hoặc Brachionus plicatilis cũng được Sarmocha nghiên cứu, ơng thấy rằng: ấu trùng tơm cho ăn luân trùng cĩ thểđạt tỉ lệ sống cao, nhưng năng lượng lấy vào giảm vì trọng lượng khơ của luân trùng thấp hơn. Thêm vào đĩ, Brachionus plicatilis cịn được dùng rộng rãi làm thức ăn trong ương ấu trùng tơm Penaeus monodon, P. indicus P. merguiensis cho kết quả tốt.

Đánh giá về khả năng thay thế Artemia của luân trùng Brachionus plicatilis trong ương ấu trùng tơm càng xanh Macrobrachium rosenbergii, Lovett và ctv. (1988) nhận thấy việc bổ sung Brachionus plicatilis khơng làm tăng nhanh quá trình phát triển của ấu trùng tơm. Âúu trùng cho ăn lượng Brachionus plicatilis giới hạn cĩ tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng thấp hơn cĩ ý nghĩa so với ấu trùng cho ăn Artemia. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh rằng: luân trùng , Brachionus plicatilis, là thức ăn rất quan trọng cho ấu trùng cua, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của ấu trùng.

Robin và ctv. (1991) đã so sánh vềảnh hưởng của 3 lồi luân trùng được làm giàu với microcapsules, micro-particles và lipid emulsion dùng làm thức ăn cho ấu trùng Turbot, ơng cho biết: luân trùng được làm giàu với lipid cĩ chứa hàm lượng acid béo chưa no n-3 cao hơn gấp đơi so với các cách làm giàu khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cho ăn loại luân trùng này dường như thấp hơn so với các loại khác. microcapsules, micro-particles cung cấp những chất dinh dưỡng khác, ngồi lipid, hiệu quả hơn. Cũng với thí nghiệm ương ấu trùng Turbot (Opstad và ctv, 1991) quan sát thấy tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cho ăn luân trùng và Artemia đã được làm giàu với 7 hỗn hợp khác nhau thì khơng khác nhau cĩ ý nghĩa, chỉ trừ trường hợp thức ăn được làm giàu với trứng cá tuyết được xem là tốt nhất.

Khi ương ấu trùng cá đối bằng thức ăn tươi sống luân trùng được cho ăn men bánh mì và/hoặc Nannochloris oculatas, Tamaru (1993) nhận thấy: tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng sử dụng luân trùng được nuơi bằng men bánh mì thấp hơn so với ấu trùng sử dụng luân trùng được cho ăn bằng men và Nannochloris oculatas.

Nghiên cứu về sức tăng trưởng và năng suất của cá măng bột (Chanos chanos)

được cho ăn luân trùng dạng tươi sống và đơng lạnh, Villegas (1991) thấy rằng: khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa giữa hai dạng thức ăn này. Cũng theo kết quả nghiên cứu ương cá măng năm 1990 của tác giả trên, ấu trùng cá măng ăn luân trùng được nuơi với 3 loại tảo khác nhau, Tetraselmis tetrahele, Isochrysis galbanaChlorella biển, cĩ tốc độ tăng trưởng khác nhau cĩ ý nghĩa giữa các nghiệm thức.

Cruz và ctv. (1989) báo cáo: cá bột rơ phi cho ăn kết hợp thức ăn chế biến với luân trùng đạt được trọng lượng cuối, tốc độ tăng trưởng hàng ngày và năng suất cao hơn cĩ ý nghĩa so với cá bột chỉ cho ăn một loại thức ăn, hoặc luân trùng hoặc thức ăn chế biến. Việc sử dụng luân trùng làm thức ăn cho cá bột mặc dù khơng làm tăng tỉ lệ sống của cá, nhưng nĩ lại làm tăng tốc độ tăng trưởng và năng suất cá bột.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THỦY SẢN (Trang 136 - 137)