CHOLESTEROL VÀ NHU CẦU CHOLESTEROL

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THỦY SẢN (Trang 69 - 73)

Sterol là một rượu cĩ vịng chứa bộ khung 1,2 - cyclopentanophenthrene chứa 27 - 30 nguyên tử carbon với gốc OH ở vị trí C3 và một nhánh ngang chứa tối thiểu bảy carbon ở vị trí C17. Trong sterol, cholesterol là một thành phần chính cấu tạo màng tế bào và là tiền chất của nhiều hormon sinh dục như progesterone, testosterone... và các muối mật.

Giáp xác phải lấy sterol từ thức ăn, mà duy nhất là từ lipid của thức ăn (Kanazawa

và ctv, 1971; Castell và ctv, 1975). Một vài dạng của sterol là Cholesterol, phytosterol, isofucosterol, stigmasterol... Trong đĩ cholesterol được xem như là loại cĩ ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nhiều loại giáp xác (Teshima và Kanazawa, 1983). Một số lồi giáp xác như cua và tơm hùm sẽ chuyển hố cholesterol ngoại sinh thành cholesteryl esters, corticoids, kích thích tố sinh dục, và kích thích tố lột xác (Kanazawa,

1985; Teshima và Kanazawa, 1971). Thí nghiệm của Teshima và ctv (1982) trên tơm P. japonicus cho thấy, khi bổ sung 1% cholesterol vào thức ăn cho lồi tơm này đã làm gia tăng tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng. Nhu cầu cholesterol của tơm sú P. monodon

được đề nghị bởi Wu (1986) là 0,5%.

@ Mt vài lưu ý khi thc ăn b oxy hĩa lipid (ơi du)

Một điểm cần lưu ý khi sử dụng lipid trong thức ăn cho động vật thủy sản là do nguồn lipid cung cấp trong thức ăn của yếu là các loại lipid cĩ hàm lượng PUFA cao nên dễ dàng bị oxy hĩa trong khơng khí. Chất béo bị oxy hĩa gây ra một số ảnh hưởng xấu lên ĐVTS

- Lipid bị oxy hĩa giảm lượng acid béo cần thiết cho ĐVTS

- Gây độc cho ĐVTS, nguyên nhân là quá trình oxy hĩa chất béo tạo các sản phẩm như andehyt, ketons ...đây là những chất gây độc cho ĐVTS.

- Quá trình oxy hĩa lipid sẽ làm cho thức ăn cị mùi hơi, vị khĩ ăn nên ảnh hưởng đến sự bắt mồi, hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Sản phẩm ĐVTS khi sử dụng thức ăn bị oxy hĩa cĩ mùi hơi khĩ chịu, mỡ tích lũy sẽ bị vàng hay nâu sậm

- Một số dưỡng chất cần thiết bị phân hủy ( Vitamin A, B6, C, D, E và carotenoid)

- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn giảm

@ Mt s du hiu khi ĐVTS s dng thc ăn cĩ cha cht béo b oxy hĩa

- Xuất huyết, lượng hồng cầu giảm và cá cĩ triệu chứng thiếu máu. - Trương bụng và phồng gan

- Giảm ăn và FCR tăng cao - Sinh trưởng chậm

- Mịn vây và teo cơ - Tăng tỉ lệ chết

Để tránh hiện tượng oxy hĩa chất béo nên sử dụng chất kháng oxy hĩa. Các chất kháng oxy hĩa như vitamin E, phenols, quinones, tocopherols và gallic acid, ascorbic acid, citric acid. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất người ta thường dùng các chất kháng oxy hĩa nhân tạo như:

• BHT (Butylated Hydroxy Toluen): 200ppm • BHA (Butylated Hydroxy Anisole): 200ppm • Ethoxyquin 150 ppm

Ngồi ra thức ăn cần được bảo quản nơi khơ ráo, thống mát để tránh hiện tượng oxy hĩa.

Câu hỏi:

1. Tại sao cá ăn động vật cĩ nhu cầu lipid cao hơn cá ăn thực vật

2. Sự khác biệt về nhu cầu acid béo và thành phần acid béo trong cơ thể giữa động vật thuỷ sản nước ngọt và nước mặn/lợ

Tài liệu tham khảo:

1. D’Abramo, L.R., Conklin, D.E., Akiyama, D.M. (1997). Crustacean Nutrition. In Advances in World Aquaculture Volume 6. World Aquaculture Society.

2. Glencross, B.D., Smith, D.M., Thomas, M.R., Williams, K.C., 2002. Optimising the essential fatty acids in the diet for weight gain of the prawn, Penaeus monodon. Aquaculture 204, 85-99.

3. Halver, J.E. and R. W. Hardy, 2002. Fish nutrition. The Third Edition. Academic Press, USA.

4. Nutrient Reasearch Council (NRC). Nutrient Requirements of Fish. Washington, DC: National Acedemiy Press; 1993, 69pp.

5. Smith, D.M., Tabrett, S.J., Barclay, M.C., 2001. Cholesterol requirement of subadult black tiger shrimp Penaeus monodon (Fabricius). Aquacult. Res 32, 399- 405.

6. Williams. K.C., Barlow, C.G., Rodgers, L., McMeniman, N., Johnston, W., 2000. High performance grow-out pelleted feeds for cage culture of barramundi (Asian sea bass) Lates calcarifer. In: Cage Aquaculture in Asia (I.C. Liao & C.K. Lin, Eds.), pp.175-191. Asian Fisheries Society & WAS SE Asian Chapter, Taiwan.

CHƯƠNG VII: CARBOHYDRATE TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN 1. GIỚi THIỆU

Carbohydrat được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất cho ĐVTS. Sự tiêu hĩa carbohydrat biến động rất lớn giữa các lồi và phụ thuộc vào thành phần của carbohydrat trong nguyên liệu. Năng lượng trao đổi (ME) carbohydrat của ĐVTS dao động lớn từ 0 kcal/g (cellulose) đến 3.8 kcalo/g (đường đơn). Carbohydrat chiếm tỉ lệ trên 75 % ở thực vật, trong khi ở động vật hiện diện với số lượng nhỏ và tồn tại chủ yếu dưới dạng glycogen.

Carbohydrate (Glucid) chứa Carbon, Hydrogen và Oxygen. Cơng thức tổng quát của (CH2O)n hay Cx(H2O)y. Carbohydrat cĩ nhiều trong thực vật. Carbohydrate được chia làm hai nhĩm chính: nhĩm đường và nhĩm khơng đường:

- Nhĩm đường bao gồm monosaccharide (đường đơn): như glucose, galactose, mannose, fructose và oligosaccharide (đường đa): Sucrose, lactose, maltose... Nhĩm này khơng phải là thành phần quan trọng trong thức ăn của động vật thủy sản.

- Nhĩm khơng đường gồm homoglycan: tinh bột, dextrin, glycogen, cellulose và heteroglycans: pectin, hemicellulose...trong đĩ tinh bột vai trị quan trọng trong thức ăn thủy sản.

Dựa trên giá trị dinh dưỡng người ta chia carbohydrat thành 2 nhĩm chính. Đĩ là dẫn xuất khơng đạm (NFE: Nitrogen Free Extracts) và chất xơ thơ (CF: Crude Fiber). NFE phần lớn là tinh bột và đường , chúng dễ tiêu hĩa và hấp thu trong đường tiêu hố của tơm cá. Chất xơ thì khĩ tiêu hố bởi vì cơ thể khơng cĩ enzim thuỷ phân chúng.

1.1. Tinh bột

Tinh bột là một glucosan (glutan) cĩ nhiều và là chất dự trữ trong thực vật. Trong hạt cĩ thể chiếm đến 70%, trong trái, khoai củ cĩ thểđến 30%. Tinh bột hiện diện trong tế bào thực vật dưới dạng các hạt tinh bột bao gồm amylose (20-30%) và amylopectin (70-80%).

- Amylose: gồm chuỗi khơng phân nhánh (α-1,4) các đơn vị glucose - Amylopectin: gồm chuỗi chính (α-1,4) và các nhánh ngang (α-1,6).

1.2. Dextrin

Là sản phẩm trung gian của sự thủy phân tinh bột và glycogen. Thường được sử dụng làm chất kết dính trong thức ăn thủy sản. Trong nghiên cứu về khả năng sử dụng carbohydrat cho tơm cá, dextrin thường được sử dụng như nguồn cung cấp carbohydrat.

1.3. Glycogen

Glycogen là dạng dự trữ carbohydrate trong gan và cơ của động vật thủy sản. Cấu trúc là một polysaccharides cĩ nhánh giống như tinh bột nhưng cĩ trọng lượng phân tử lớn hơn., chuỗi cĩ 5.000-25.000 đơn vị glucose.

1.4. Cellulose

Là một glucosan, cĩ cấu trúc theo kiểu liên kết 1-4 β-glucose với khoảng 8.000 phân tử β-glucose liên kết lại. Cellulose cĩ ở tất cả thực vật vì nĩ là chất chính yếu của vách tế bào thực vật. Cellulose hiện diện nhiều trong cám gạo (>12%), một nguồn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THỦY SẢN (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)