Gắn đổi mới cơ chế chính sách với tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức nhà nớc và các nhà sản xuất kinh doanh có tài, có đức vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của khu vực trong thời kỳ đổi mới. Đổi mới phơng pháp lãnh đạo nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành của các cấp, các ngành, phân công công việc cụ thể, chỉ đạo các chơng trình, dự án có hiệu quả. Tăng cờng chỉ đạo tập trung và dứt điểm, chỉ đạo điều hành phải thực hiện theo chơng trình kế hoạch và có sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm bổ sung cho các chơng trình, kế hoạch công tác tiếp.
1. Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh của vùng nhằm kiến nghị những giải pháp cơ bản để chuyển dịch, phát triển kinh tế của vùng dến năm 2010 cho thấy cơ cấu kinh tế là một phạm trù mang tính khach quan, nó luôn vận động và phát triển gắn với sự phát triển của các yếu tố của lực lợng sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đợc thể hiện thông qua việc thay đổi tốc độ phát triển của các ngành, về tỷ trọng của các ngành trong GDP và sự thay đổi số lợng ngành tuỳ theo phạm vi xem xét. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn đợc thể hiện thông qua sự thay đổi vai trò, vị trí của các thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ trong tổng thể chung của nền kinh tế.
2.Vùng đồng bằng không giáp biển tỉnh Nghệ An có những vị trí địa lý, các nguồn lực để phát triển một nền kinh tế theo hớng Công nghiệp, Nông lâm ng nghiệp và Dịch vụ.
Trong những năm qua kinh tế vùng đã đạt đợc những kết quả ban đầu rất quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hớng tích cực giảm dần tỷ trọng khu vực 1 (Nông - Lâm - Ng) và tăng tỷ trọng khu vực 2, 3 trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên cho đến nay vùng vẫn còn nghèo và tụt hậu khá xa so với cả nớc.
3. Nhằm xây dựng phơng hớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đến năm 2010, trên cơ sở những điều kiện thuận lợi, những tiềm năng và lợi thế của vùng, đồng thời có tính đến những khó khăn, hạn chế đề tài đã đề cập đến hớng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010 theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế với những chỉ tiêu giảm tỷ trọng Nông - Lâm - Ng nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP của vùng. Trong nông lâm thuỷ sản sẽ chuyển dịch theo hớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thuỷ sản là những ngành có tiềm năng phát triển mạnh. Trong công nghiệp sẽ tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng và các ngành cần ít vốn giải quyết nhiều việc làm nh dệt, may mặc, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống.
Trong các ngành dịch vụ tăng tỷ trọng của du lịch theo hớng khai thác tiềm năng và phối hợp giữa các vùng và các thành phần kinh tế.
4. Để góp phần thực hiện các mục tiêu và định hớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 nhằm đa vùng nói riêng cả tỉnh nói chung ra khỏi tỉnh nghèo và trở thành một trong những tỉnh khá của cả nớc, luận văn đã đề cập đến một số giải pháp lớn với yêu cầu phải thực hiện một cách đồng bộ nhằm góp phần đa các mục tiêu đó trở thành hiện thực.