Biện pháp tu từ liệt kê:

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 29 - 31)

"Phép liệt kê là phơng thức xếp đặt một loạt các khái niệm, sự vật, hình ảnh, có khi chỉ là những tên riêng, những con số lạnh lùng để tự nó nói lên hay tự nó kích thích trí tởng tợng của ngời đọc" (4, tr 212).

Do vậy liệt kê là cách sắp xếp tiếp nối liên tiếp nhau những đơn vị từ, cụm từ, câu cùng loại nhằm nói lên sự phong phú đa dạng, phức tạp của sự vật, hiện tợng. Biện pháp liệt kê còn có tác dụng làm hảm lại nhịp điệu của câu văn, đoạn văn, nhằm gây đợc ấn tợng và sự chú ý của độc giả.

Trong tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình", biện pháp liệt kê đã đợc nhà văn sử dụng triệt để, đem lại hiệu quả cao và có sức thuyết phục độc giả, chẳng hạn nh: "Pho truyện sẽ nhung nhúc những hình ảnh cử động ồn ào nguỵ binh, tù binh, hành binh, sẽ rầm rập tiếng chuyển chổ phân phối hoặc tập trung của nhiều đoàn binh, nhiều binh chủng; sẽ ngồn ngộn hơi thở, tiếng nói, nổi lo, Tình vui vẻ của nhiều giống ngời Kinh, Thổ, Nùng, Mán, Mờng, Mèo, sụ, Phạng, Phàn sinh, Ngái, Trại thanh y… sẽ cuồn cuộn các dòng nớc sông Thao, sông Lục Nam, sông Thơng, sông Kỳ Cùng…" (Cháy bản thảo, tr 309). Chỉ qua một đoạn văn ngắn với thủ pháp liệt kê, Nguyễn Tuân đã cung cấp cho độc giả biết bao thông tin. Từ tên một số binh chủng địch có ý phê phán, đến sức mạnh

của sự đoàn kết tất cả mọi ngời trên đất nớc Việt Nam không phân biệt dân tộc trong quân đội Việt Nam. Các binh đoàn, binh chủng này nó mạnh nh dòng nớc chảy của các con sông bất tận và hùng dũng.

Cũng nh các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá, khi sử dụng biện pháp liệt kê Nguyễn Tuân cũng đi vào những vấn đề cụ thể, trung tâm của thời đại.

Viết về hình ảnh, hoạt động của anh bộ đội trong kháng chiến nh: "Trời khô nắng hanh. Núi trọc, núi hói. Dốc cao. Lính nhể nhải mồ hôi, mặt đỏ dừ. Thân đạp, chân lì, lá chắn, bánh xe, nòng máng, ống chụp, nặng ôi là nặng" (Tình chiến dịch , tr 279). Qua đoạn liệt kê hiện lên hình ảnh ngời lính - anh bộ đội cụ Hồ với bao gian nan vất vã trên đờng hành quân, nhng tất cả những khó khăn vất vã đó các anh sẽ vợt qua và giành chiến thắng cuối cùng.

Trong tập tuỳ bút Nguyễn Tuân đã viết về một lớp ngời mà công việc của hộ có ý nghĩa hết sức lớn lao - đem con chữ dạy ngời trong các lớp bình dân học vụ: "Họ dạy trong đình làng, ngoài ruộng cỏ, trên mặt nớc (Lớp học của anh con vạn chài), trong đò dọc, đò ngang, trên hang núi vùng thợng du (Lớp học của anh con dân tộc thiểu số), và ở trong hầm trú ẩn (Lớp học của anh em đội viên)" (Những vị huấn đạo của bây giờ, tr 202). Hay: "Tất cả những thầy và trò bình dân học vụ đã viết bằng que củi, que nứa, hòn gạch, viết xuống sân lát, viết xuống đất, xuống cát, xuống bùn khô" (Những vị huấn đạo thời bây giờ, tr

202). Qua việc liệt kê này đã toát lên cho chúng ta thấy sự thiếu thốn, gian lao,

vất vả, lạc hậu của dân tộc ta sau cách mạng. Những anh em trí thức phải băng rừng, lội suối, xuống vùng biển để đem con chữ cho đồng bào với một tinh thần hăm hở tơi vui.

Khi viết về tre một biểu tợng của dân tộc - nhà văn đã liệt kê ra các công cụ của nhân dân trong đời sống đợc làm từ tre nh: "Ngồi Tình ra thành hiện vật, cây tre có đến hơn một trăm tác dụng. Nhỏ từ cái tăm, lớn đến cái nhà ở. Bức vách, tấm liếp, lá cót, sài kèo, cột câu đối trúc, bức mành mành. Giờng chỏng, đôi quấn quai mây, cái quạt, cái đóm, cái điếu, cái đinh dép, bó lạt, đôi đũa, cái mâm tre ghép" (Cây tre bạn đờng, tr 768). Nói tới tre trong đời sống dân Việt, các công cụ làm từ tre thì vô số. Nhng chỉ với từng ấy Nguyễn Tuân liệt kê ra cũng đã đủ chứng tỏ một sức hiểu biết ghê gớm của nhà văn. Qua đó ông đã giúp độc giả hiểu sâu sắc về cây tre - tác dụng của tre với cuộc sống đồng bào.

Để diễn tả niềm vui lớn của dân tộc tác giả viết: "Nhng mà dới lều vẫn vang dậy mãi lên cái tiếng vui hội lớn của sắt, của đá của gỗ, của tre, của sông, của núi, của cầu, của đờng, của con ngời các địa phơng, các dân tộc, các đoàn thể, của thống nhất, của lao động và vinh quang, của lòng yêu nớc sóng đôi với bảo vệ hoà bình thế giới!" (Chuyến tàu hoà bình, tr 765). Quả đây là cách liệt kê có một không hai liệt kê theo lối nhân hoá, tạo nên một sự gần gủi, gắn bó giữa sự vật hiện tợng với con ngời. Nhà văn đã tạo đợc một ấn tợng mạnh - cùng hoà vào niềm vui của độc giả.

Bên cạnh những hình ảnh, sự vật có tính tơi vui đó, nhà văn không quên liệt kê những hình ảnh, sự vật có liên quan đến kẻ thù. Qua đó tạo ra một giá trị phê phán tăng cấp nh: "Những nhà mái tròn, bóng cây cọ phi châu, chai rợu, vú đầm, đùi đầm, xê líp phơi trên cầu vô tuyến điện, xe díp ngoằn ngoèo, một con trờng sa 12,7 lồi bu gà, bài xì và thuyền và buồm và "Vi ve la qui lle" " (Giữa một thị xã khôi phục, tr 393).

Liệt kê nhng không gây cảm giác nhàm chán mà trái lại làm cho câu văn, đoạn văn hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn đối với độc giả. Đó là thành công xuất sắc của Nguyễn Tuân trong tuỳ bút này. Để làm đợc điều này đòi hỏi ngời viết phải có một vốn tri thức và hiểu biết phong phú, cộng vào đó là một đầu óc quan sát, sức khái quát và bao hàm lớn mới làm đợc. Nhà văn Nguyễn Tuân qua tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" đã một lần nữa khẳng định mình là một nghệ sỹ lớn tài hao - am hiểu sâu sắc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w