Trớc khi đi vào nội dung chính của đề mục, chúng ta phải nắm đợc hai khái niệm: Cấu trúc và câu trớc đã
Khái niệm cấu trúc: Theo cách giải thích của tác giả Phan Văn Các thì cấu trúc gồm hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là: Kết cấu, toàn bộ những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể; Nghĩa thứ hai là: Tạo nên theo một kết cấu nhất định (15, tr 59).
Khái niệm câu: Khi bàn về câu từ trớc đến nay đã có nhiều định nghĩa khac snhau. Nhng chúng tôi lựa chọn định nghĩa sau: "Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, đợc gắn với ngữ cảnh nhất định, nhằm mục đích thông báo hay thể hịên thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc" (2, tr 101).
Do đó cấu trúc câu là sự sắp xếp các kết cấu câu một cách có hệ thống tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, không chỉ Nguyễn Tuân mà bất cứ nhà văn nào đều chú ý xây dựng cho tác phẩm của mình một cấu srúc câu đa dạng. Muốn làm đợc điều này đòi hỏi mỗi một nhà văn phải có sự tìm tòi, vốn tri thức và sức bao quát lớn mới có thể làm đợc.
Nguyễn Tuân là một nghệ sỹ lớn nên hơn ai hết ông đã ý thức điều đó. Ông đã tạo cho mình một cấu trúc câu đa dạng với nhiều kiểu câu khác nhau và lắp ghép nó lại một cách có hệ thống với một phong cách riêng.
Việc sử dụng câu đợc xem nh là biện pháp tu từ: "Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng, nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mạch đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên" (5, tr 183).
Trong tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình", Nguyễn Tuân đã tạo ra đợc sự đa dạng trong cấu trúc câu. Cụ thể trong tập tuỳ bút sử dụng các kiểu câu tiêu biểu sau: