Nguyễn Tuân là một nhà tuỳ bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Có thể nói trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình Nguyễn Tuân đã sống chết với tuỳ bút và trớc sau trung thành với thể tài tuỳ bút. Do đó mà trong sáng tạo nghệ thuật các tác phẩm của Nguyễn Tuân là tuỳ bút hoặc hoá thân của thể loại này. Tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" nó nằm trong chuỗi sáng tạo đó. Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ trong các tập tuỳ bút là có sự khác nhau nhất định. Sự khác nhau đó nó do yêu cầu khách quan của tình hình lịch sử và cuộc sống xã hội.
Khi khảo sát nghiên cứu tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" chúng tôi thấy nổi bật lên những đặc điểm sau: Ngôn ngữ có tính thời sự cao, Ngôn ngữ giàu tính trần thuật, Ngôn ngữ giàu chất thơ.
3.2.1.Ngôn ngữ có tính thời sự cao:
Tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình"ra đời trong hoàn cảnh đất nớc có chiến tranh. Với đặc trng của ngôn ngữ tuỳ bút, tác phẩm đã chuyển tải đợc những vấn đề thời sự một cách trực tiếp và khách quan. Chính điều này mà tập tuỳ bút đã phục vụ kịp thời cuộc sống kháng chiến và tạo ra giá trị tuyên truyền lớn trong quảng đại quần chúng chẳng hạn nh:
"- Đình chiến rồi anh ạ! - Có báo rồi à?
- Tin phát thanh có viết lên bảng thông tin ở trớc cửa hiệu sách dới phó đấy!" (Việt Bắc ngừng bắn, tr 737).
Chỉ chừng ấy thôi cũng chứng tỏ cho ta thấy tính thời sự của tập tuỳ bút rất cao, kịp với tin phát thanh và các áp phích đăng tải tin tức. Điều này chứng tỏ Nguyễn Tuân đi rất sát với cuộc sống kháng chiến nên ông đã kịp phản ánh các sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến vào tác phẩm của mình.
Để diễn tả tin tức trên bàn đàm phán ngoại giao tác giả viết bài "Hen Xanh Ky". Hem Xanh Ky là thủ đô nớc Phần Lan nơi diễn ra hội nghị hoà bình quốc tế. Nớc ta cũng có đoàn đại biểu tham dự để đàm phán và vấn đề hoà bình thế giới: "Trớc hôm mít tinh vĩ đại này, quanh hội trờng Mertsuhali, không lúc nào là không có những nhóm thanh niên, thiếu nhi, cụ già Phần Lan đòi các đại biểu 68 nớc cho chữ ký (...) con chim bồ câu trắng Việt Nam hiện lên trong tàu điện, trong khách sạn, giữa vờn cây và trên các nẻo đờng phố Hem Xanh Ky" (Hem Xanh Ky, tr 827). Việt Nam mới dành chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu nên địa vị nớc ta cũng đợc nâng lên trên trờng quốc tế. ở đây, Nguyễn Tuân đã dùng lối nói nhân hoá và so sánh "Con chim bồ câu trắng Việt Nam" để diễn tả cái biểu tợng hoà bình đại diện tiêu biểu của hội nghị Hem Xanh Ky .
Để diễn tả một niềm vui sau ngày chiến thắng tiếp quản thủ đô. Đặc biệt là diễn tả sự thành công của việc xây dựng lại đất nớc sau ngày thắng lợi: "Sau ngày tiếp quản Hà Nội, một số ngời thủ đô vẫn xì xào "đi hay ở" (...). Nhng tiếp thu Hà Nội đợc mời sáu ngày, chúng ta khởi công làm đờng xe lửa Hà Nội - Nam Quan" (Chuyến tàu hoà bình, tr 749). ở trong đoạn văn để diễn tả tính thời sự Nguyễn Tuân đã dùng đến số từ chính xác "mời sáu ngày". Nhà văn không chỉ đi sát với cuộc sống kháng chiến mà trong xây dựng lại đất nớc ông cũng theo rất sát, và phản ánh vào tác phẩm của mình, tạo ra tính thời sự cực cao.
Nh vậy ở trong tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" Nguyễn Tuân đã sử dụng lớp ngôn từ có tính thời sự cao. Thông qua đó để chuyển tải các sự kiện, tin tức của cuộc kháng chiến và những niềm vui của đất nớc sau ngày chiến thắng.