Tỷ lệ câu dài đáng kể:

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 37 - 39)

Nguyễn Tuân là một nhà văn hơi "ngông". Trớc cách mạng ông "ngông" hết lối, sau cách mạng tính "ngông" có đợc kiềm chế nhng cũng tạo cho ông một cái gì đó khang khác so với các nhà văn khác. Ông luôn tạo cho câu văn của mình phi chuẩn mực với số lợng chữ không hạn định.

"Chỉ ngời của suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn của Nguyễn Tuân không phải là thứ văn cho những ngời nông nổi thởng thức" (Vũ

Ngọc Phan, 10, tr 40). Từ ý đó ta có thể hiểu nếu đọc văn của Nguyễn Tuân mà

không có một vốn tri thức khái quát thực sự thì không thể hiểu đợc giá trị của văn ông. Đó là do số lợng, câu dài nhà văn sử dụng trong tác phẩm.

Theo thống kê của Nguyễn Lai, qua một số trích đoạn trong tuỳ bút trớc và sau cách mạng của ông (với tổng số 2.426 câu) ta thấy câu dài năm muơi từ trở lên chiếm 11.8%, trong khi đó câu dài trên 50 từ của nhà văn Thép Mới chiếm 7%. Tác giả Nguyễn Lai kết luận: "Loại câu dài của Nguyễn Tuân không chỉ là một công cụ góp phần khắc phục thể bền ngẫu của văn chơng "tiếng ta" đơng thời mà về một phơng diện nào đó,nó còn có thể xem nh là một sự gợi mở về một phong cách dùng tiếng việt với những câu dài phóng khoáng nhất theo kiểu Nguyễn Tuân".

Trong tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình", Nguyễn Tuân cũng sử dụng câu dài với tỷ lệ khá cao 25.9% trong tổng số 220 của cắu trúc câu đa dạng. Trong đó có câu lên tới 83 âm tiết nh:

"Sau ngày chín tháng ba 45, ngay lúc đã bị Nhật dồn cả lên đây, chúng nhận Tam đảo làm an toàn khu riêng rồi mà mùa rét năm ấy, bọn Pháp Pêtanh khốn nạn vẫn còn cố bòn rút dân lân cận, bắt dân hai huyện Tam Dơng - Lập Thạc, ở trong phạm vi đờng kính hai mơi cây số, phải nộp củi cho chúng sởi, chuyển từ chân núi lên ngọn từng đoàn một thở hơi ra đằng sau chân tóc" (Tam

Đảo đầu 48, tr 213)

Đây là câu dài 83 âm tiết và không phải ngẫu nhiên mà nhà văn kéo dài nh vậy. Nhà văn kéo dài nhằm một hơi nói lên thái độ phê phán của mình trớc việc làm, tính hống hách nhơ bẩn của kẻ thù. Đà kẻ thất bại bỏ chạy vậy mà còn độc ác - đầy đoạ nhân dân, những con gnời lơng thiện nh vậy.

Cũng trong mạch phê phán kẻ thù nhà văn còn viết: "Đêm u lịch sử ấy, đã có hơn một nghìn ngôi sao chiếu ngang cầu Bồ Đề mà tây đi mù không biết gì cả, Hà Nội chỉ có vẻn vẹn một tháp rùa bằng gạch, nhng thực sự ra đã có hơn một nghìn cái tháp rùa bằng đồng lu động ngang cầu Long Biên" (Thấy lại Hà

Nội, tr 156 - 157).

Câu trên với 55 âm tiết nhà văn đã châm biếm hết sức chua cay sự u tối về văn hoá Hà Nội của bọn giặc một cách liền hơi. Đọc lên nghe đã và phấn khởi quá, một câu văn đợc sắp xếp theo ý đồ liền khối, nâng cao dẫn ý để châm biếm bọn giặc.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta - những ngày đầu vẫn có nhiều lạc hậu bên cạnh cái vĩ đại: "Trong cái xô bồ muôn cũ của từng từng lớp lớp con ngời đứng và lên một loạt, có nhiều cái rất là vĩ đại cao cả rồi đây phải chịu ra ngoại ngữ, có nhiều cái rất là tội nghiệp mà sau này thanh toán lại sổ sách một thời chiến tranh tự vệ, thật là không tiện nói lại với ngời ngoài - ngoài cuộc, ngời biên giới" (Ba - do - ta, tr 188 -189).

Cái lạc hậu nắm cạnh bên cái cao cả tạo thành một sức cộng hởng lôi cuốn của câu văn. Tuy là hai khối khác nhau nhng mạch văn liên tục nên câu văn gây đợc chú ý mạnh của độc giả.

Để diễn tả sự khôi phục của một thị xã nhà văn viết: "Phút này hay nhất là theo ngay những con ngời nông dân thiểu số đang hồi c lập nghiệp kia, ở lại đồng hoang bản mới bằng cái t cách cán bộ xã, theo dõi từng cái trứng gà, cái trứng vịt ấp tăng gia chăn nuôi, từng nhánh lúa của mùa đầu, từng tảng đákhuôn ở làng suối vào ngõ xóm, từng cây tre dựng còi thông tin phát thanh, từng con nngời, từng gia đình, chà chà!" (Giữa một thị xã khôi phục, tr 405).

Câu văn trên với 81 âm tiết diễn tả không khí, sinh hoạt việc làm của một làng trong thị xã khi đợc giải phóng. Nhịp văn câu đều đều chậm ra và có tính liệt kê, đọc lên nghe thoải mái và du dơng, nhẹ nhàng làm sao.

Nh vậy với vịêc sử dụng câu dài với tỷ lệ khá cao, Nguyễn Tuân đã tạo cho trang văn của mình một sắc thái riêng độc đáo. Đây cũng là một ý nghĩa nhằm góp thêm giá trị phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân qua tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình".

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 37 - 39)