Cách sử dụng câu đặc biệt:

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 39 - 41)

"Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó nh là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ" (1, tr

153).

Trong văn học nói chung các nhà văn sử dụng câu đặc biệt rất nhiều, vì câu đặc bịêt đem lại hiệu quả nghệ thuật cao và gây đợc sức chú ý - giá trị biểu đạt lớn với độc giả.

Cùng hoà trong không khí đó trong sáng tạo của mình, Nguyễn Tuân đã sử dụng câu đặc biệt khá nhiều. Trong tổng số 220 phiếu t liệu về cấu trúc câu đa dạng, chúng tôi thu thập đợc số phiếu của câu đặc biệt là 30 phiếu chiếm 13.6%. Đặt nó bên cạnh hệ thống câu mà Nguyễn Tuân sử dụng mới thấy hết thú vị của nó. Bởi Nguyễn Tuân là nhà văn hay sử dụng câu dài vậy mà trong tập tuỳ bút này câu đặc biệt cũng có một vị trí đáng kể.

Để tìm hiểu câu đặc biệt Nguyễn Tuân sử dụng trong tập tuỳ bút , chúng tôi dựa vào cách chia câu đơn dặc biệt của Đỗ Thị Kim Liên: "Câu đơn đặc biệt đợc phân thành hai nhóm chính: Câu đơn đặc biệt cho danh từ (cụm danh từ) đảm nhận và câu đơn đặc biệt cho vị từ đảm nhận" (2,tr 119). Tuy nhiên khi phân chia câu đơn đặc biệt chúng tôi vẫn đặt chúng trong hệ thống của văn bản chứ không tách bạch từng câu riêng lẻ.

Việc sử dụng câu đặc biệt là để diển tả hết niềm vui, niềm hạnh phúc bất ngờ đột ngột khi cách mạng về, khi chiến thắng và khi đổi đời cho toàn thể dân tộc nh: "Thời đại đã đa nhiều mẫu ngời anh hùng. Ngời anh hùng cầm súng. Ngời anh hùng cầm cuốc. Ngời anh hùng cầm búa, cầm bai" (Những vị huấn

đạo bây giờ, tr 204)

Đây là những câu đơn đặc biệt do cụm danh từ đảm nhận. Nó nhằm khẳng định sức mạnh và chân lý của thời đại - thời đại anh hùng trên tất cả các mặt trận - chiến đấu và sản xuất. Đây vừa là niềm vui, là niềm tự hào của dân tộc, vừa có ý khẳng định sức mạnh đoàn kết trên tất cả các mặt trận của cả dân tộc trong kháng chiến.

Để khẳng định giá trị thoải mái của cuộc sống, nhà văn viết: "Bã mía trắng xoá dọc đờng. đời mát ngọt quá, ngời ngồi dới bóng râm" (Lăng và rừng

Lênin, tr 835).

Tất cả những câu đơn đặc biệt trên đều có tính chất tính từ. Là niềm vui khôn xiết của một đối tợng trớc sự bắt gặp một điều mong đợi. "Đời mát ngọt quá", nó có ý khẳng định sự sống một cách tơi vui, thoải mái "Cờ… đây rồi. Hồng trờng đây rồi" khẳng định niềm vui - sự ngỡng mộ - tôn trọng của nhà văn khi đến đợc những điều thiêng liêng.

Để khẳng định niềm vui, không khí hân hoan của cách mạng, kháng chiến nhà văn lại dùng: "Đi đều nh se chỉ. Dân chúng hoan hô. Tiếng hoan hô trong 30 giây đồng hồ" (Giữa một thị xã khôi phục, tr 358). Hay: "Sau ngày tác chiến, thủ đô chuyển về huyện Thanh Oai. Rồi Quốc Oai. Rồi Phú Thọ. Rồi Tuyên Quang. Rồi Bắc Cạn" (Giữa một thị xã khôi phục, tr 399). Hoặc: "Nay lại càng tấp nập. Ngời đông quá. Xe nhiều quá (…). Màu trắng nhiều quá" (Việt

Bắc ngừng bắn, tr 746).

Đọc những câu văn trên chúng ta thấy Nguyễn Tuân đã đem vào tập tuỳ bút sự rạo rực, không khí sinh hoạt, nhịp điệu cuộc sống, kháng chiến của thời đại. Vừa niềm vui, vừa khẳng định, vừa tạo ra đợc không khí cuộc sống kháng chiến.

Bên cạnh những giá trị ấy, Nguyễn Tuân còn sử dụng câu đặc biệt để nhấn mạnh tội ác và lối sống sinh hoạt lố lăng, đồi bại, nhơ nhớp của kẻ thù nh: "Lão cha T. Chuyên môn lấy rợu lễ "máu chúa" ra cho Lê Dơng uống. Thằng cha T. Này say suốt ngày. Chúng nó đa nhà thổ BMC về, đi cùng với xe tiếp tế. Đĩ ra tắm ngayvào giếng làng trớc nhà thờ. ai cời, nó bắn" (Nhật ký trong lòng

địch, tr 699). Đây là những câu đặc biệt có ý tách ra nhằm khắc sâu, nhấn mạnh

tội ác của kẻ thù.

Hay: "Một nền kỹ thuật. Những biểu tợng của một thứ văn hoá! Lợm quá. Ngột thở quá" (Giữa một thị xã khôi phục, tr 398). Đọc lên ta cảm giác đợc thái độ chế diểu - châm chọc sâu cay cái sinh hoạt xô bồ, nhố nhăng mà tác giả muốn khẳng định làm nổi bật.

Nh vậy việc sử dụng câu đặc biệt trên cơ sở tách câu ra khỏi câu hoàn chỉnh, nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và ý nghĩa biểu đạt khái quát cao. Đây là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Qua tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" chúng ta thấy Nguyễn Tuân sử dụng khá thành công câu đặc biệt, đem lại giá trị cao cho tác phẩm. Chính điều này góp phần khẳng định phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân qua tập tuỳ bút này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 39 - 41)