Cách sử dụng câu nghi vấn:

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 41 - 45)

"Câu nghi vấn thờng đợc dùng để nêu lên điều cha biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của ngời tiếp nhận câu đó. Về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trng nhất định" (1, tr 226).

Nh vậy câu nghi vấn nó ra đời với yêu cầu của giao tiếp đòi hỏi nhằm nắm bắt thông tin. Nhng trong một tác phẩm nghệ thuật nhà văn không chỉ sử câu nghi vấn tờng minh mà còn sử dụng câu nghi vấn bỏ lửng. Chính loại câu nghi vấn bỏ lửng này nó đem lại sự phong phú, đa dạng trong cách diển của nhà văn - tác phẩm.

Nguyễn Tuân là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ. Trong sáng tạo của mình, ông đã tạo cho tác phẩm một kết cấu câu đa dạng. ở mỗi loại câu bên cạnh nghĩa tờng minh thì còn có ý bỏ lửng đằng sau đòi hỏi ngời đọc phải am hiểu văn học mới hiểu nổi. Đặc biệt trong cấu trúc câu của tác phẩm Nguyễn Tuân sử dụng câu nghi vấn với một độ dày. Tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" là một minh chứng cho kết luận trên. Bởi trong tập tuỳ bút số lợng câu nghi vấn, tác giả sử dụng rất nhiều, chiếm 27,2% trong tổng số 220 phiếu của cấu trúc câu đa dạng.

Khi tiến hành khảo sát nghiên cứu câu nghi vấn trong tập tuỳ bút chúng tôi chia làm hai loại câu đó là: Câu nghi vấn tờng minh và câu nghi vấn bỏ lửng.

2.3.3.1- Câu nghi vấn tờng minh:

Câu nghi vấn tờng minh là loại câu xác định rỏ đối tợng hớng tới và mục đích nghi vấn, hỏi rõ ràng, mới đọc ta có thể hiểu đợc ngay. Loại câu này trong tập tuỳ bút Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều với các mục đích khác nhau.

"Và bốn mơi ngời bị giam ở lao Bắc Cạn, Pháp đem theo lúc lát chạy đi bằng khẩu vừa rồi, số phận họ sẽ ra sao?" (Giữa một thị xã khôi phục, tr 390). Hay: "Quang cảnh trong thị xã ngày tết nh thế nào ? chị ăn tết với đồng bào nh thế nào ? có chúc tết nhau không ? (Giữa một thị xã khôi phục, tr 394-395). Hoặc: "Mấy bữa nay, tôi không nghe tiếng kẻng của anh Sáu nữa. Nay anh đang làm gì ? Anh đang nghĩ gì ?" (Việt Bắc ngừng bắn, tr 747).

Các câu hỏi trên mỗi câu hỏi chỉ vào một đối tợng cụ thể với ý quan tâm đặc biệt - quan tâm tới những số phận nhỏ bé nhng vĩ đại trong cuộc sống kháng chiến, của cuộc sống mới.

Hỏi nhằm khẳng định tình cảm quân dân nh cá với nớc trong cuộc sống kháng chiến nh: "Mấy em nhỏ dĩnh ngộ, lanh lợi nh các em liên lạc chào tôi đi qua nhà bên và hỏi với "bao giờ anh lại vào thăm bọn em nữa?"" (Tình thế, tr

234). Hay: "Bóng nắng cây xoan chấm chân cây cau cụt, tôi bớc ra sân những

em nhỏ quấn lấy chân "Thế chiều nay anh có về không?. Tối nay anh có về không?"" (Nhật ký trong lòng địch, tr 693).

Đây là những tình cảm cao đẹp của tầng lớp thiếu nhi ở làng Việt Nam dành cho những ngời hoạt động chính trị. Tình cảm ấy thật cao quý và thiêng liêng, quan những câu hỏi nghi vấn ấy đã lột tả đợc hết.

Không chỉ dừng lại ở lớp thiếu niên mà còn: "Cả thôn xóm đêm nay ầm ầm xay dã

Làm gạo cho ai đấy, các bà con và các chị?"(Nhật ký trong lòng địch, tr

694). Hay: "Chia tay rồi, cùng nhau hứa hẹn rồi, đồng chí còn chống rào nói với

lại "Bao giờ thì các đồng chí về đây nữa?"" (Bóng nó còn đè lên xóm làng, tr

732).

Những tình cảm săn sóc mà tác giả khẳng định ấy sẽ là nhân tố, là động lực cho những thắng lợi cuối cùng. Nó nói lên đợc quan hệ gắn bó thân thiết "cá nớc" của quân dân.

Hỏi có ý làm nổi bật lên hình ảnh dản dị, bình thờng nhng vĩ đại của những ngời lính, cán bộ trong cuộc kháng chiến nh: "Đặt kế hoạch, phân công giải thích, tiếng anh cả luôn luôn "anh em có còn thắc mắc điều gì nữa không?"

(Tình thế, tr 230). Hay: "Chỉ biết trớc là một số đi theo các anh sang bên ấy đấy. Thế các anh không thể cùng đi luôn, đơn vị xuất phát à?" (Tình chiến dịch, tr

26). Hoặc: "Không biết đêm nay bộ đội có tập kích nh mấy đêm trớc không?"

(Lại ngợc, tr 249). Qua các câu hỏi này, hình ảnh anh lính hiện lên với vẻ đẹp dản dị bình thờng nh vốn có trong cuộc sống, nhng lại anh hùng, dũng cảm trong chiến trận. Hỏi nhng chúng ta thấy đợc thái đợc tôn trọng, kính phục của nhà văn lồng vào trong đó.

Hỏi với thái đọ lo lắng cho cuộc sống khó khăn của ngời dân và bộ đội nh: "Các vấn đề sinh lý trong anh em bộ đội, anh thấy thế nào?, những chứng về sự thiếu thốn ấy trong các đội viên và cả anh nữa - có phát hiện ra nhiều không?, có những trờng hợp đặc biệt không?" (Khu năm - Khu bốn, tr 179). Hay: "Tha cụ, thế trong hai năm đồng bào đun nấu bằng cái gì?, củi thổi ròng rả hai năm, lấy ở đâu ra?" (Giữa một thị xã khôi phục, tr 389). Trong tình hình đất nớc những năm kháng chiến chống Pháp, việc thiếu thốn, bệnh tật của nhân dân và bộ đội thì không có gì lạ. Nhng với những câu hỏi này ta thấy nổi lên một thái độ lo lắng, quan tâm đặc biệt của nhà văn trớc sự thiếu thốn, bệnh tật ấy.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp ấy, tác giả còn sử dụng câu nghi vấn làm nổi bật lên hình ảnh của kẻ thù và phê phán chúng nh: "Những cái tổ mát có sơn bóng, có cẩm thạch, có huệ viên phù kiểu lan can con triện kia, nếu chúng ta không gọi là hầm trú ẩn lộ thiên của cớp bóc, của dân về thông lu với giặc, của bóp nặn, của chính sự hà khắc lừa đảo, của ích kỷ và vô nhân đạo, thì còn gọi la gì nữa?" (Tam Đảo đầu 48, tr 210). Hay: "Nớc tiểu, cục phân nó còn vơ vét thế, còn cái gì mà nó từ nữa?" (Nhật ký trong lòng địch, tr 722). Đây là những câu hỏi mà đối tợng hớng tới là bọn địa chủ phong kiến trong xã hội cũ theo giặc đàn áp bóc lột nhân dân. Tác giả hỏi với ý phê phán sâu cay.

Hỏi với ý phê phán trực tiếp thực dân Pháp nh: "Chúng mày có thể thằng nọ nắm tay thằng kia, dạng tay dạng chân nối liền nhau từ Mai Lĩnh lên đến Lạng Sơn mà đan thành một cái hàng rào mủ đỏ không?" (Lại ngợc, tr 256). Hay: "Hàng tràm linh hồn vừa rụng dới gốc đa và bao nhiêu bến đò phiên chợ thành nghĩa địa tập thể, ngời công chức ấy có biết không?.(Ngoài này trong ấy,

tr409-410) Đối với lũ giặc một câu hỏi là một điểm xoáy, vừa có gia trị phê

Nh vậy, việc sử dụng câu hỏi tờng minh này nó đã lột tả đợc thái độ, tâm t tình cảm của tác giả trớc cuộc sống kháng chiến và thái độ tố cáo bọn giặc gian ác đã đẩy nhân dân ta vào cảnh này.

2.3.3.2- Câu nghi vấn bỏ lửng:

Đây là một kiểu câu mà xét về mặt nghệ thuật và giá trị biểu đạt nó cao hơn câu nghi vấn tờng minh. Bởi ý nghĩa của câu toát lên phải có quá trình, và đối tợng hớng tới thờng là không rỏ ràng. Do đó muốn nắm bắt đợc loại câu này, phải thực sự am hiểu tác phẩm và tình hình đất nớc trong giai đoạn.

Trong tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" kiểu câu này Nguyễn Tuân sử dụng không nhiều bằng kiểu câu nghi vấn tờng minh. Vấn đề này là do yêu cầu của lịch sử - tác phẩm với tuyên truyền. Tuy nhiên kiểu câu nghi vấn bỏ lửng này vẫn có vị trí nhất định và có dấu ấn riêng độc đáo chẳng hạn nh: "Một đêm đốt lửa thệ s lĩnh kiếm để xuất phát đánh giặc vui khoẻ nh đêm nay, tôi lại đi kể cho anh em nghe những cái bẩn nhớp vừa rồi để làm mệt trí anh em, chẳng hoá ra tôi đã làm một việc vô ý thức lắm sao?" (Nấm miền xuôi, tr 246). Đây là câu nghi vấn mà nhìn trên bề mặt nó chẳng có gì đáng chú ý. Cái sự việc tởng nh vô ý thức ấy là động lực, thôi thúc anh em binh lính tiến lên để thay đổi cuộc sống đó, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có lúc câu nghi vấn đặt ra mà không nằm hớng đối tợng nh: "Đã mấy lần rồi, chúng tôi mò lên cái làng hẻo lánh nầy để tìm liên lạc băng qua đờng số 6?" (Lại ngợc, tr 249). Câu nghi vấn này có ý tự thân, có ý khẳng định sự lặp lại của hành động. Hành động này minh chứng một việc làm, một hoạt động có tính cách mạng và nguy hiểm.

Cũng có lúc câu nghi vấn đa ra dới dạng so sánh nh: "Ngồi khoan cầu mà gió bốc thổi luồn dới gầm cầu, ngâm mình dới nớc làng tháng một tháng chạp để rửa móng cầu; không rõ trong hai ngời, ngời thợ trên và ngời thợ dới nớc này, ai chịu lạnh hơn ai?" (Chuyến tàu hoà bình, tr 758). Mặc dầu bề ngoài câu nghi vấn là với chủ định so sánh, nhng so sánh để khẳng định sự hăng say, chịu khó, khắc phục gian khổ của những ngời công nhân trong cuộc sống lao động mới.

Có lúc nhà văn lại dùng: "Đó là ngẫu nhiên hay là có sự sắp xếp, mà cuộc sống đặt cây tre vào bên ngời nông dân Việt Nam để cùng kết nghĩa bạn đờng với

nhau lâu dài?" (Cây tre bạn đờng, tr 787). Câu nghi vấn này nhằm vào ai? và nói lên điều gì? phải chăng là một sự khẳng định giá trị gần gủi giữa cây tre với con ngời, một quan hệ thắm thiết nh ngời bạn. Câu nghi vấn đã nâng tầm và ý nghĩa của cây tre lên cho xứng đáng với vị trí của tre.

Để khẳng định giá trị mới trong tơng lai tác giả lại viết: "Tại sao tôi không dám nghĩ rằng cái Hiên sẽ là một nữ công nhân của một nông trờng Việt Nam sau này?" (Bóng nó còn đè lên xóm làng, tr 733). Đây là câu hỏi nhng chứa đựng trong đó một ớc mơ lớn. Ước mơ thay đổi cuộc đời cho những con ngời nhỏ bé, mặc dầu chỉ là công nhân nông trờng nh để làm đợc điều đó dân tộc ta phải mất bao nhiêu máu xơng và của cải.

Nh vậy việc sử dụng câu nghi vấn dù ở dạng tờng minh hay bỏ lửng nó cùng đem lại giá trị làm nổi bật tác phẩm. Tập tuỳ bút "Kháng chiến và hoà bình" nhà văn đã làm đợc điều đó. Với hệ thống câu nghi vấn đa dạng đã khắc hoạ đợc giá trị nổi bật của thời đại, cộng vào đó là thái độ tấm lòng của tác giả với cuộc sống và con ngời kháng chiến.

Một phần của tài liệu Đặc điểm phong cách ngôn ngữ nguyễn tuân qua tập tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w