Nội dung bao giờ cũng gắn liền với hình thức nghệ thuật tơng ứng Nội dung của trờng ca sau 1975 hớng tới biểu hiện tầm sử thi rộng lớn của hiện thực

Một phần của tài liệu Chất sử thi của trường ca sau 1975 (Trang 80 - 82)

dung của trờng ca sau 1975 hớng tới biểu hiện tầm sử thi rộng lớn của hiện thực đời sống. Để biểu đạt nội dung phong phú và phức tạp đó, trờng ca sau chiến tranh cũng đã có sự thay đổi cách tân, tìm tòi về mặt hình thức cho phù hợp. Đó là sự thay đổi về mặt kết cấu, về nghệ thuật xây dựng nhân vật, về ngôn ngữ và giọng điệu.

Kết cấu của trờng ca đa dạng và phức tạp. Nhng sau 1975 trờng ca chủ yếu kết cấu theo mạch cảm xúc - trữ tình, dựa trên cái sờn tự sự. Nhờ khả năng liên tởng mà mạch vận động của toàn bộ tác phẩm trờng ca đợc chạy dài, xuyên suốt. Sỡ dĩ trờng ca sau 1975 chủ yếu kết cấu theo hình thức này vì sau chiến tranh, tính chất nóng hổi của sự kiện không còn nữa, nhờng chỗ cho những cảm xúc trữ tình sâu lắng, cho những lắng đọng suy t. Các nhà thơ chìm đắm trong

những suy ngẫm, chiêm nghiệm, theo đó dòng hồi ức đợc đánh thức những kỷ niệm đau thơng mà hào hùng của một thời sống lại, toàn bộ cuộc chiến tranh đ- ợc tái hiện. Với hình thức kết cấu này cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc đợc nhìn nhận một cách khách quan và sâu lắng hơn.

Trờng ca là thể loại có sự thâm nhập của yếu tố tự sự. Trong trờng ca có nhân vật. Nhân vật trong trờng ca sau chiến tranh khác nhân vật trong tác phẩm tự sự và trong thơ dài và ngay cả những tác phẩm trờng ca viết trong chiến tranh. Cách xây dựng nhân vật ở đây không chỉ là những con ngời mang tính chất lý tởng cộng đồng, là hình ảnh kỳ vĩ phi thờng, mà con ngời ở đây chủ yếu đợc nhìn nhận, nhấn mạnh ở khía cạnh đời thờng, đi sâu vào đời sống tâm lý, những dằn vặt nội tâm trong những khoảnh khắc dữ dội nhất. Sau chiến tranh, cách nhìn và xây dựng nhân vật trong trờng ca đa chiều và mềm dẻo hơn.

Cùng với sự thay đổi về mặt kết cấu, về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu của trờng ca cũng có nhiều chuyển biến. Ngôn ngữ trở về với ngôn ngữ đời sống, sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp tu từ để gia tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ trong việc biểu hiện hiện thực mang tầm sử thi. Đặc biệt giọng điệu của trờng ca sau chiến tranh có sự thay đổi rõ rệt so với trớc đó. Giọng hào sảng, ngợi ca không còn là giọng điệu chủ đạo nữa. Thay vào đó là giọng trữ tình trầm lắng. Bởi vì sau một độ lùi thời gian, chiến tranh, con ngời đợc nhìn nhận một cách trung thực hơn, ở cả khía cạnh đợc và mất. Có thể hình dung lịch sử văn học của một dân tộc nh một quang cảnh núi đồi trùng điệp chạy giật lùi về phía chân trời của quá khứ. Quá khứ càng lùi xa, ngời ta càng chỉ thấy những đỉnh cao. Nhng ở gần kề sát với thực tại thì chẳng những thấy đợc núi mà còn thấy đợc những đồi thấp thậm chí những gò đống chỉ cao hơn mặt đất một chút. Thời điểm ra đời rầm rộ của trờng ca sau chiến tranh, các nhà thơ đã thật sự có một thế đứng nh thế - không quá xa và cũng không quá gần để nhìn về chiến tranh.

Một phần của tài liệu Chất sử thi của trường ca sau 1975 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w