Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Chất sử thi của trường ca sau 1975 (Trang 70 - 75)

Hiện thực lớn lao kì vĩ của cuộc kháng chiến, đời sống tâm hồn phong phú của mọi tầng lớp nhân dân trong chiến tranh đợc phản ánh trong tầm vóc lớn lao của các tác phẩm trờng ca, đã đặt ra trớc mắt nhà thơ một yêu cầu là phải làm thế nào để nâng cao năng lực của ngôn ngữ thơ. Các biện pháp tu từ nh: trùng điệp, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đ… ợc vận dụng linh hoạt, sáng tạo góp phần tăng khả năng diễn đạt phong phú của trờng ca.

Chiến tranh với những mảng hiện thực phong phú, phức tạp, đan xen, chồng chéo, liên tục dội vào tâm t của nhà thơ, họ không thể nói một lần là hết, là đủ. Biện pháp trùng điệp thờng xuyên đợc các nhà thơ sử dụng để xoáy sâu vào những mảng hiện thực khác nhau của đời sống, đồng thời phải tăng cờng chất hoành tráng cho ngôn ngữ thơ. ở Những ngời đi tới biển để vẽ ra gơng mặt địa hình nhà thơ đã mợn tiếng hát:

Giá ta đợc một ngời hát rong Đi lang thang qua xóm ấp thị thành Kể về địa hình những năm tháng ấy

Và gần đến hết chơng, trong dòng thơ ta lại gặp tiếng hát ấy: “Giọng ai nghe chầm chậm

Bài ca ngời hát rong

Đờng tới thành phố của Hữu Thỉnh, ẩn vào chơng ba “Điệp khúc những cây cầu” là những khúc ca nối tiếp nhau và xen vào giữa những khúc ca ấy là tiếng :

đất ru :

“ ”

Tôi xin làm cỏ ru anh

Trồng cây ơn nghĩa xung quanh hồn ngời Tôi ru nhẹ bớt ma rơi

Sơng tan sơm sớm nắng trời rộ mau

Việc nhắc lại, lặp lại những câu những đoạn đã đợc nói ở đoạn trớc vừa để tạo nên nhạc điệu cho trờng ca vừa giúp ngời đọc dễ theo dõi những diễn biến của câu chuyện, của sự kiện và tình tiết, đồng thời còn có chức năng tự xác định về thể loại. Mặc dù việc nhắc lại, lặp lại thờng gây ảnh hởng ít nhiều đến tính linh hoạt của tác phẩm trờng ca. Nhng chúng lại có tác dụng tô đậm, khắc sâu thêm những hình ảnh, những suy nghĩ, những hành động, những tâm trạng, cảm xúc cũng nh góp phần tạo ra phong cách trạng trọng của sử thi. ở trờng ca sau 1975, có những hình ảnh, những chi tiết, những câu, những đoạn đợc nhắc lại nhiều lần nguyên vẹn, có khi không thêm bớt một tiếng. Trong Những ngời đi tới biển Thanh Thảo đã ba lần nhắc “ngày mai con đi”, hai lần nhắc “cho con xin bắt đầu từ mẹ” ngay ở khúc một. Và ở các khúc 2,5,6,7 đều nhắc lại: “chúng tôi đi ,” “chúng tôi những thằng lính trẻ” nh là một công thức, một cấu kiện có sẵn dùng để thể hiện các hoàn cảnh, đồng thời thể hiện đợc tình cảm, ý chí của một thế hệ với đất nớc.

Biện pháp tu từ so sánh cũng đợc các nhà thơ sử dụng khá phổ biến, so sánh thờng kết hợp với trùng điệp tạo nên những so sánh trùng điệp giàu sức biểu cảm. Có thể là lối so sánh liên tởng, chồng chất kiểu nh:

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mời tám hai mơi sắc nh cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt nh cỏ

(Thanh Thảo - Những ngời đi tới biển)

Mẹ nuôi con lặng lẽ nh cây Mẹ nuôi con lặng lẽ tháng ngày Mẹ nuôi con nh mặt trời nuôi cỏ Mẹ nuôi con nh rừng nuôi gió

(Trần Mạnh Hảo - Mặt trời trong lòng đất) Cũng có thể là lối trùng điệp vế so sánh và vế đợc so sánh nh:

Và cứ thế nhân dân thờng ít nói Nh mẹ tôi lặng lẽ suốt đời

Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi Nh những ngôi sao cô độc giữa trời

(Thanh Thảo - Những ngời đi tới biển)

Nghệ thuật so sánh đợc vận dụng nhằm giúp ngời đọc có cái nhìn cụ thể hơn, cảm nhận sâu sắc hơn, những trải nghiệm của nhà thơ trớc mọi vấn đề của cuộc sống, so sánh vừa giúp cụ thể hóa lại vừa khái quát hóa đối tợng. Lối so sánh trùng điệp còn góp phần mang lại âm hởng hào hùng cho trờng ca.

Để biểu hiện sự kỳ vĩ của hiện thực và cố gắng phi thờng của con ngời, tr- ờng ca còn vận dụng sáng tạo phép tu từ nhân hóa gắn với hình ảnh lớn:

Trờng Sơn thác bay trong mây Đá tai mèo xô ngang ngực

Con nớc lớn nuốt trời xanh khoảnh khắc Lau trắng xóa đứng trong chiều lặng phắc

Những rẫy mới phơi lng trần đen sạm Thở nhọc nhằn từng đụn khói đùn lên

(Thanh Thảo - Những ngời đi tới biển)

Những hình ảnh lớn lao kỳ vĩ đợc gắn với nhân hóa hoặc lồng trong nhân hóa có thể diễn tả thiên nhiên hoành tráng, cảm xúc lớn lao, tính cách phi thờng, làm nên âm hởng hùng tráng - một yếu tố không thể thiếu của trờng ca.

Điều đặc biệt quan trọng của các nhà thơ khi viết trờng ca, là các nhà thơ đã phát huy hết mọi khả năng liên tởng nhạy bén, tâm hồn tinh tế và sự tài hoa trong việc sáng tạo những hình ảnh mới lạ, những biểu tợng giàu sức gợi. Chẳng hạn nh hình tợng con đờng ở không ít những trờng ca. Trong trờng ca Những ngời đi tới biển là con đờng một ngời lính từ hồn nhiên tơi trẻ tới chín chắn, từng trải trong chiến tranh. ở trờng ca Đờng tới thành phố là con đờng từ Trờng Sơn tới Sài Gòn. Những con đờng ở đây nh là biểu tợng thống nhất của không gian vận động, không gian của con ngời đi tới chiến thắng. Nên nó nh một sợi chỉ đỏ xâu chuỗi mạch trữ tình, mở rộng sự liên tởng và nhận thức thẩm mĩ. Đặc biệt, đọc những tác phẩm trờng ca sau 1975, chúng ta thấy các nhà thơ sử dụng khá nhiều lần hình ảnh “ngọn cỏ”. ở Đờng tới thành phố, Hữu Thỉnh đã ba lần nhắc lại điệp khúc “Tôi xin làm cỏ ru anh”. Cỏ chính là biểu tợng của thiên nhiên, trở về với thiên nhiên chính là trở về với sự trờng tồn, vĩnh cửu. Cỏ chính là ngời bạn cùng chia sẻ những tháng ngày gian khổ trong chiến tranh ác liệt, chính là tổ ấm dịu dàng và chở che ngời lính sau mỗi chặng hành quân trèo đèo vợt dốc:

Tiểu đoàn pháo nặng nề vợt dốc Cỏ tranh phên nứa lót đờng

(Nguyễn Đức Mậu - Trờng ca S đoàn)

Cỏ chính là động lực thôi thúc ngời lính quyết tâm chiến đấu. Là hình ảnh giúp ngời lính quên nỗi nhớ quê hơng, nhớ mẹ:

Phải cố quên mẹ ngồi đứng không yên Dù chỉ có anh và ngọn cỏ lúc này

(Hữu Thỉnh - Đờng tới thành phố)

Cỏ chở che, đùm bọc ngời lính trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt:

Dới cỏ non có mìn Chiến tranh chìm dới cỏ

(Nguyễn Đức Mậu - Trờng ca s đoàn)

Và cao hơn nữa, cỏ còn là hình ảnh biểu tợng cho niềm tin, niềm hi vọng vào ngày mai:

Cỏ thật gần

Chiến tranh đang chấm dứt

Nếu sáng mai ra mà anh nhìn thấy cỏ Tức là anh đợc thấy mẹ và em

(Hữu Thỉnh - Đờng tới thành phố)

Ngọn cỏ với những đặc tính quí báu của mình, đã đợc Thanh Thảo dùng làm hình ảnh ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ, dẻo dai của con ngời:

Mời tám hai mơi sắc nh cỏ Dày nh cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt nh cỏ

(Thanh Thảo - Những ngời đi tới biển)

Trên ngọn đồi ngỡ chỉ còn lửa đỏ Vẫn âm thầm ngọn cỏ lên xanh

Dù “mỏng và sắc” dù rất “yếu mềm” lại bị bom đạn tàn phá nhng ngọn cỏ với sức sống mãnh liệt của nó vẫn bừng lên những mầm non và mãi mãi xanh tơi. Đó cũng chính là hình ảnh của con ngời Việt Nam, sức sống Việt Nam trờng tồn và bất diệt.

Tóm lại, các trờng ca đã vận dụng linh hoạt sáng tạo mọi biện pháp tu từ để tạo dựng hình ảnh thơ, thể hiện những suy tởng, những cảm xúc chân thành, mãnh liệt của các nhà thơ về nhân dân, đất nớc, về hiện thực chiến tranh, góp phần tái hiện hiện thực lớn lao, vĩ đại của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Chất sử thi của trường ca sau 1975 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w