Các bớc tiến hành một buổi sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Các dạng giao tiếp sư phạm của giáo viên tiểu học (Trang 57 - 59)

Bớc 1: Xây dựng kế hoạch xây dựng tổ chuyên môn

Hàng năm căn cứ vào kế hoạch tổng thể, kế hoach hoạt động chuyên môn của nhà trờng, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ

+ Tìm các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy của giáo viên là nguồn “nguyên liệu” dồi dào nhất để “thiết kế” các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ. Ví dụ nh: Phát huy tính tích cực của học sinh ở phần hiểu bài, phần luyện đọc trong phân môn tập đọc nh thế nào?; tổ chức trò chơi ở môn toán nh thế nào?; liều lợng sử dụng “hoạt cảnh” ở môn sức khoẻ?; cách khắc phục lỗi phát âm sai ở địa phơng... Những nguồn “nguyên liệu” đó do các cán bộ quản lí định hớng cho giáo viên “khai thác”. Đặc biệt, hàng tuần đi dự giờ dạy của giáo viên. Hiệu trởng, phó hiệu trởng phải nắm bắt đuợc những vấn đề cần trao đổi để “tham mu” cho các tổ. Phải lực chọn những nội dung sinh hoạt đáp ứng đợc yêu cầu bồi dỡng giáo viên, phù hợp với từng giai đoạn trong năm học, đúng với ý đồ chỉ đạo chuyên môn của nhà trờng.

Hiệu trởng cùng tổ trởng chuyên môn thống nhất và quyết định tiến trình thực hiện nội dung và nhiệm vụ sinh hoạt tổ chuyên môn bằng xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Các kế hoạch học kì, kế hoạch tháng hay tuần đều thể hiện

đợc: Nội dung, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu, ngời phụ trách, đối tợng tham gia, học cụ phục vụ, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, kết quả, trao đổi, rút kinh nghiệm.

Bớc 2: Thông báo thời gian cụ thể tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn đến từng đối tợng tham gia

Bớc 3: Triển khai kế hoạch buổi sinh hoạt chuyên môn. Cần thực hiện theo thứ tự sau:

- Tổ trởng rút kinh nghiệm nội dung sinh hoạt tuần trớc về chuyên môn nghiệp vụ và báo cáo phần chuẩn bị

- Thảo luận tổ, đánh giá chất lợng sự chuẩn bị của nhóm và chất lợng giờ dạy của tổ viên trong tổ (về kiến thức và phơng pháp dạy học) đã đợc phân công chuẩn bị theo kế hoạch từ tuần trớc

- Rút kinh nghiệm về phơng pháp dạy học và kiến thức qua từng tiết dạy của các tổ viên và xếp loại đánh giá từng tiết dạy

- Đánh giá mọi hoạt động của giáo viên trong tuần

Chuẩn bị nội dung cho sinh hoạt chuyên môn tuần sau, tổng họp những kiến nghị và những thắc mắc về chuyên môn của tổ viên báo cáo nhà trờng, thông báo các sự vụ khác liên quan đến tổ

Bớc 4: Kết thúc buổi sinh hoạt

- Chốt lại những vấn đề chính của buổi sinh hoạt - Đánh giá kết quả buổi sinh hoạt

3.2.1.2. Yếu tố đảm bảo hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn

- Trớc hết, cần tạo ra một phong trào thi đua nâng cao chất lợng giờ dạy, say mê chuyên môn trong đội ngũ giáo viên của trờng

- Công tác tổ chức: Ngời chủ trì cần tổ chức làm sao để “anh em” giáo viên phải “bật ra” quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận. Muốn vậy, ngời chủ trì phải chuẩn bị nội dung chu đáo, chủ động tạo nên tình huống, dự kiến tình huống phát sinh, thậm chí tạo ra “tình huống ngợc” cài sẵn “nhân tố gây nổ” trong giáo viên.

- Các tổ viên phải chuẩn bị trớc nội dung của buổi sinh hoạt để tham gia tranh luận, nêu ra quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.

Một phần của tài liệu Các dạng giao tiếp sư phạm của giáo viên tiểu học (Trang 57 - 59)