Xây dựng quy mô trờng, lớp

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển giáo dục phổ thông miền núi huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 50 - 52)

Đối với giáo dục miền núi, việc quy hoạch phát triển quy mô trờng lớp phải nhìn từ góc độ phân bố dân c và điều kiện kinh tế xã hội của địa phơng. Giáo dục đào tạo gắn liền với mục tiêu kinh tế – xã hội là một quan điểm lớn, thực chất là nhân lõi của phơng hớng giáo dục cộng đồng, xã hội hoá giáo dục.

Đối với giáo dục tiểu học, các lớp đầu bậc tiểu học và các lớp ghép cần bố trí tận các thôn bản để trẻ nhỏ đi học thuận tiện. Theo quy mô từ nhỏ đến lớn ở những bản hẻo lánh có ít dân c, mở một lớp ghép từ 2-3 trình độ để các em không bị thất học, những nơi có chòm bản không xa nhau thì bố trí một phân

khu trờng ở trung tâm để có thể dạy đợc lớp ghép và mở lớp đơn. Tại trung tâm xã phải nâng cấp về mọi mặt để thu hút học sinh sau khi đã học ở các lớp ghép, lớp linh hoạt về học nâng cao. Trờng tiểu học của xã vừa phải làm nhiệm vụ phổ cập tiểu học, vừa phải tạo nguồn cho trờng THCS và trờng DTNT. Vừa dạy phổ thông vừa tham gia dạy bổ túc văn hoá xoá mù chữ. Phát triển giáo dục tiểu học ở miền núi phải theo chơng trình “thầy tìm trò, trờng gần dân, quy mô nhỏ và linh hoạt”. Trong hình thức đào tạo, ngoài việc dạy theo chơng trình, chú ý phát hiện bồi dỡng học sinh năng khiếu đào tạo theo chơng trình đặc biệt, tổ chức có hiệu quả các lớp ghép, lớp linh hoạt.

Đối với trờng THCS : đảm bảo để mỗi xã có một trờng hoàn chỉnh để tránh tình trạng nhiều giáo viên nhng lại lãng phí giáo viên. ở những bộ môn ít giờ, nên bố trí giáo viên dạy hai, ba trờng lân cận, cho đủ số tiết theo qui định. Có thể thành lập trờng THCS liên xã bán trú để thu hút học sinh đi học ngày càng nhiều hơn ở vùng cao, xa xôi, hẻo lánh, khó khăn ít có điều kiện để học sinh đến trờng (phía tây và tây nam của huyện).

Đối với trờng THCS DTNT huyện : Trờng đợc thành lập từ năm 1991 đã đợc Nhà Nớc đầu t xây dựng cơ sở vật chất tơng đối kiên cố. Trong kế hoạch đào tạo phải tập trung tuyển sinh ở các xã vùng cao, vùng sâu của huyện, mà trọng điểm là các xã vùng cao biên giới nh : Xã Bát mọt, Yên nhân. Các xã 5 xuân nh: Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, các xã khu vực phía Nam nh : Tân Thành, Luận Khê, u tiên cho những đối tợng chính sách là ngời dân tộc ở vùng núi thấp, xây dựng nhà trờng trở thành trung tâm chất l- ợng cao của học sinh là ngời dân tộc; là cơ sở để đào tạo trí thức ngời dân tộc và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học, kỹ thuật sau này cho miền núi huyện Thờng xuân, tăng cờng quản lý học sinh từ khâu ăn, ở, học tập và các mặt hoạt động khác. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và cán bộ quản lý, ngoài kiến thức chuyên môn tốt, phải tự nghiên cứu để nắm bắt đợc tâm lý của học sinh dân tộc, tự học tiếng dân tộc để từ đó động viên phát huy tính tích cực của các

em. Tránh các hành vi, cử chỉ lời nói, việc làm tổn thơng đến lòng tự trọng dân tộc. Phối hợp với trung tâm dạy nghề của huyện để mở các lớp dạy học nghề cho học sinh theo nhu cầu thực tế của địa phơng.

Đối với trờng THPT : Hiện nay, số lợng học sinh vào học ở trờng THPT ngày càng đông. Với qui mô nh hiện nay chỉ có đợc 35 lớp và chứa đợc gần 2500 học sinh, không đáp ứng đợc nhu cầu học tập của số học sinh tốt nghiệp THCS (hàng năm tốt nghiệp THCS từ 1990 đến 2200 học sinh). Vì vậy cần phải mở thêm quy mô trờng lớp, tránh bị động. Có thể tiến hành mở thêm lớp để tạo điều kiện cho học sinh đợc học, đáp ứng nhu cầu của học sinh và yêu cầu của đông đảo các bậc phụ huynh. Mục tiêu giáo dục của trờng PTTH phải gắn liền với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và chú ý đến mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài. Ngoài việc đào tạo theo chơng trình đại trà cần chú ý đến chất lợng mũi nhọn, đa các môn học mới nh tin học, ngoại ngữ, kỹ thuật tổng hợp vào giảng dạy, vừa dạy chữ, vừa dạy nghề cho học sinh, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế của huyện theo hớng sản xuất hàng hoá dịch vụ trên cơ sở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

Trong định hớng từ năm 2006 đến 2010 ngoài việc tập trung hoàn thành các chơng trình quốc gia : phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, điều tra phổ cập giáo dục THPT, phải chú trọng đầu t xây dựng trung tâm chất lợng cao và xây dựng trờng đạt chuẩn quốc gia. Trớc hết, tập trung học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện của huyện để bồi dỡng tạo nên chất lợng mũi nhọn của huyện trên cơ sở huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh, quỹ phát triển tài năng của huyện để hỗ trợ, khen thởng cho thầy, cô giáo và học sinh đã “dạy tốt, học tốt”, tạo ra một phong trào khuyến khích phát triển tài năng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho huyện trong những năm 2005-2010 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển giáo dục phổ thông miền núi huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 50 - 52)