Các hoạt động quản lý NSVH của SVở KTX.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng múa việt nam (Trang 59 - 67)

3. Sinh hoạt cá nhân 5 3,3 20 25,0 44 58,6 11 13,

2.3.2. Các hoạt động quản lý NSVH của SVở KTX.

Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của trường, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp qua đó quản lý NSVH của SV nói chung và SV ở KTX nói riêng. Chúng tôi đã thăm dò ý kiến CBGV, SV về mức độ tác động các hoạt động quản lý đến NSVH của SV ở KTX, kết quả thăm dò thể hiện ở bảng 2.10 , như sau:

Bảng 2.10: Tác động của quản lý đến NSVH của SV ở KTX.

Stt Các chủ thể quản lý Khối SV Khối CBGV

Năm I Năm II Năm III

TBchung chung

TB chung

1 SHCT đầu năm 2,54 2,69 2,43 2,55 2,53

2 Mít ting kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. 2,45 2,53 2,37 2,46 2,433 Chào cờ đầu tuần 2,43 2,54 2,37 2,46 2,62 3 Chào cờ đầu tuần 2,43 2,54 2,37 2,46 2,62 4 Sinh hoạt lớp do GVCN duy trì 2,41 2,40 2,39 2,44 2,60 5 Thực tập biểu diễn, tập dàn dựng tiết mục 2,25 2,67 2,83 2,59 2,90

6 Giao ban công tác SV hàng quý 2,08 2,15 2,06 2,11 2,577 Đánh giá xếp loại rèn luyện SV từng học kỳ 2,69 2,65 2,55 2,64 2,81 7 Đánh giá xếp loại rèn luyện SV từng học kỳ 2,69 2,65 2,55 2,64 2,81 8 Phong trào của Đoàn TN 2,58 2,60 2,41 2,54 2,67 9 Hoạt động tự quản của mỗi SV. 2,72 2,64 2,52 2,63 2,69

(Chú thích ĐTB:1-1,5: Rất ít;;1,51-2,50: Có nhưng ít; 2,51-3,0:nhiều). Theo thống kê trên, cả hai khối CBGV và SV đều cho rằng hoạt động thực tập biểu diễn, dàn dựng các tiết mục, đánh giá rèn luyện SV từng học kỳ, SHCT đầu năm, phong trào đoàn TN có tác động nhiều đến NSVH của SV.

Hiện nay, quy chế đánh giá rèn luyện, phẩm chất, đạo đức, lối sống của Sv các trường đại học, cao đẳng, THCN hệ chính quy (gọi tắt là Quy chế rèn luyện) đã được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2002 nhằm đánh giá quá trình rèn luyện SV từng học kỳ, năm học, tập trung vào một số nội dung sau: ý thức, thái độ học tập, chấp hành pháp luật, nội quy nhà trường, ý thức và trách nhiệm tham gia các hoạt động VHVN, TDTT, công tác XH từ thiện, hoạt động đoàn thể…Từng học kỳ, SV từ đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của quy chế rèn luyện, tự đánh giá, xếp loại, sau đó GVCN, cán bộ lớp, chi Đoàn tổ chức họp lớp và xem xét phần tự đánh giá điểm rèn luyện của SV, điểm rèn luyện được công bố trong vòng 7 ngày để SV có ý kiến phản hồi (nếu có). Điểm rèn luyện của SV được tính vào điểm trung bình chung mở rộng và được xem xét cấp học bổng, khen thưởng, kỷ luật, xét tốt nghiệp cuối khóa học. Do quy trình đánh giá dân chủ, khách quan cùng với ảnh hưởng trực tiếp của quy chế rèn luyện của SV nên vệc đánh giá xếp loại rèn luyện SV từng học kỳ là một trong những hoạt động có tác động nhiều đến NSVH của SV.

Tuần SHCT đầu năm là dịp để nhà trường tổ chức tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng, chỉ thị, Quy chế công tác HSSV, Quy chế đào tạo, Quy chế SV nội trú, ngoại trú của Bộ GD&ĐT, luận an toàn giao thông phòng chống tham nhũng, nhiệm vụ của nhà trường, các vấn đề liên quan đến nội quy, nề nếp nhà

trường, KTXSV,…sau đó SV sẽ được thảo luận các vấn đề liên quan và viết thu hoạch để nhà trường kiểm tra nhận thức của SV sau đợt SHCT, bài thu hoạch được lãnh đạo nhà trường, ban tổ chức đợt SHCT đánh giá và lưu vào hồ sơ làm một trong những cơ sở rèn luyện SV, những SV có bài viết chưa đạt điểm 5 sẽ phải học lại với SV khóa sau. Chính vì vậy, SV rất chú ý theo dõi và ghi chép cẩn thận những thông tin cần thiết, những kinh nghiệm của lãnh đạo nhà trường và các báo cáo viên, đồng thời SV có ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường trên các mặt công tác: chính trị tư tưởng, VHVN, TDTT, biểu diễn các chương trình lễ hội,…với cách tổ chức nghiêm túc và quy định chặt chẽ, yêu cầu cao trong quá trình học tập, tuần SHCT đầu năm cũng là một hoạt động có tác động nhiều đến NSVH của SV ở KTX.

“ Các tổ chức Đoàn, Hội taị các trường giáo dục là môi trường tốt nhất để thanh thiếu niên thực hành dân chỉ, công bằng XH, thực hiện các hoạt động nhân đạo, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình trẻ có văn hóa, là môi trường để thanh thiếu niên tự khẳng định nhân cách của mình để ứng dụng vào cuộc sống phong trào đoàn TN có tác động nhiều đến NSVH của SV ở KTX.

Việc tuyên truyền bằng hệ thống bảng tin các nội dung hoạt động là một trong những hình thức trực quan, hấp dẫn thu hút SV đến xem, những bài báo cáo chuyên đề liên quan đến SV, những tâm gương SV tiêu biểu có nhiều thành tích trong phong trào học tập, rèn luyện, VHVN, TDTT,.. giúp SV có thể học hỏi những phương pháp học tập hiệu quả, thói quen, nếp sống tốt. Vận động toàn thể SV tham gia các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống dân tộc, lịch sử đất nước, thành tựu của đất nước, của ngành nghệ thuật sau nhiều năm đổi mới và gần đây có được sự hội nhập WTO, lịch sử Đảng, Đoàn, tìm hiểu về Bác Hồ,…

khi tham gia tìm hiểu, SV thể hiện được sự hiểu biết của mình, bày tỏ tình cảm, thái độ trước những vấn đề đang được XH quan tâm, đặc biệt là giúp SV nắm lại những vấn đề lịch sử của quê hương đất nước theo như Bác Hồ đã từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Cùng với những hoạt động nêu trên, Đoàn TN còn tổ chức các hoạt động có ảnh hưởng khá tốt đến NSVH của SV ở KTX. Là cán bộ Đoàn TN ai cũng suy ngẫm , ghi nhớ trong lòng những gì Bác đã căn dặn tại đại hội lần thứ III của Đoàn TN Lao động VN (24/3/1961), Bác nói: “TN có nhiều sáng kiến hay, gây những phong trào có ích và lúc đầu rất sôi nổi. Như thế là tốt. Nhưng phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực, không nên chỉ có hình thức, càng không nên đầu voi, đuôi chuột”.

Từ kết quả thăm dò chúng tôi thấy vấn đề giao ban công tác SV hàng quý được khối CBGV đánh giá là có tác động nhiều đến NSVH của SV ở KTX. Thực tế, những năm gần đây, nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hàng quý nhà trường tổ chức giao ban công tác SV, đối thoại với SV, thành phầm gồm lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các phòng, khoa, GVCN các lớp, cán bộ Đoàn TN, ban cán sự các lớp. Ban cán sự lớp có nhiệm vụ họp nắm tình hình phản ảnh của SV về các hoạt động giảng dạy, phục vụ quản lý,…những ý kiến đề xuất của SV và trình bày trước cuộc giao ban, đồng thời nghe ban lãnh đạo nhà trường, các phong, khoa, các đoàn thể…tùy vào trách nhiệm, phạm vi quản lý của mình để trả lời giải thích, sửa chữa, khắc phục(nếu có). Sau khi tham gia giao ban công tác SV, nhiệm vụ của GVCN, cán bộ lớp, chi đoàn là thông báo lại nội dung, kết quả cuộc họp giao ban cho SV của lớp biết. Tuy vậy, thực tế qua trao đổi mới một số GVCN là 1 bộ phận SV các lớp, chúng tôi được biết chỉ có số ít cán bộ lớp, chi đoàn, GVCN thực hiện nhiệm vụ nói trên,

cho nên đa số SV các lớp chưa nắm được các thông tin từ cuộc họp; nên việc giao ban công tác hàng quý ít có tác động đến NSVH của SV ở KTX. Đây là vấn đề nhà trường cần quan tâm chỉ đạo phòng Đào tạo và Công tác HS-SV đưa toàn bộ thông tin của cuộc hợp giao ban lên trên trang web của trường mọi người quan tâm có thể xem đầy đủ các thông tin, đồng thời chỉ đạo GVCN làm hết trách nhiệm của mình sau khi giao ban công tác SV, góp phần giải quyết công tác tư tưởng cho SV ở phạm vi lớp, giúp SV yên tâm trong học tập, rèn luyện.

Hàng tháng, nhà trường đều tổ chức mít ting kỷ niệm những ngãy lễ lớn như: Ngày Nhà giáo VIệt Nam 20/11, ngày truyền thống HSSV 9/1, Ngày thành lập ĐCS VN 3/2,…thông qua các hoạt động, nhà trường thường xuyên ôn lại truyền thống của dân tộc, của quên hương, của đất nước, kết hợp khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc ở một số lĩnh vực học tập, phong trào Đoàn …mặt khác cũng nhắc nhở cán bộ giáo viên, SV thường xuyên chấp hành nghiêm túc nội quy trường lớp đề ra, NSVH trong môi trường nghệ thuật, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức đôi lúc thời gian khai mạc và kết thúc muôn so với quy định, nội dung hình thức chưa phong phú, hấp dẫn, SV tập trung ngồi nói chuyện ồn ào, mất trật tự nên không thể nắm bắt hết thông tin tuyên truyền, giáo dục do vậy khối CBGV và SV đánh giá hoạt động mitting kỷ niệm những ngày lễ lớn ít có tác động đến NSVH của SV. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, nhà trường cần chú ý: đảm bảo nội dung, hình thức hấp dẫn phong phú, thực hiện đúng thời gian quy định; về phía SV cần quy định trách nhiệm của SV khi tham gia các hoạt động chung phải đến sớm trước 10 phút để ổn định chỗ ngồi theo quy định, không ồn ào, mất trật tự, phải tập trung tham dự biểu lộ tình cảm của mình trước một chủ trương, biện pháp

tích cực của trường, đó là biểu hiện của người có NSVH trong khi tham gia các hoạt động tập thể.

Khối CBGV đánh giá việc nhà trường tổ chức chào cờ đầu tháng có tác động nhiều đến NSVH của SV; với mục đích của buổi chào cờ là cập nhật kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành cho toàn thể cán bộ , giáo viên, SV nhà trường, đồng thời lãnh đạo nhà trường kiểm điểm lại những hoạt động, công việc đã thực hiện trong tháng trước, tuyên dương những tập thể, cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhắc nhở động viên tập thể, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời phát động phong trào, triển khai kế hoạch công việc tháng kế tiếp. Những gương người tốt việc tốt cũng như những quyết định kỷ luật của SV đều được công bố trước trường, phương pháp nêu gương này có tác động đến SV, giúp SV điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp với NSVH của nhà trường. Tuy vậy, do điều kiện CSVC hiện có, nhà trường tổ chức chào cờ ở sân khấu nhỏ chỗ ngồi chưa đủ cho tất cả HS-SV( trường có cả HS trung cấp ) trong khi âm thanh chưa đảm bảo nên đa số SV không thể tiếp thu hết các thông tin mà lãnh đạo nhà trường truyền đạt, thậm trí có một bộ phận SV ngồi phía sau thiếu tập trung, cười đùa không để ý những gì diễn ra, do vậy, khối SV đánh giá chào cờ hàng tuần ít tác động đến NSVH của SV.

Khối CBGV đánh giá sinh hoạt lớp do GVCN chủ trì có tác động nhiều đến NSVH của SV KTX, theo quy định của trường các buổi sinh hoạt lớp do GVCN chủ trì được tổ chức ít nhất 2 lần/ tháng nhằm nắm tình hình tư tưởng, hoạt động của tất cả SV nội trú, ngoại trú, chấp hành nội quy KTX, quy định của địa phương. Qua theo dõi hoạt động của GVCN và trao đổi với cán bộ quản lý của trường, chúng tôi được biết một số GVCN thực hiện tốt được nhiệm vụ, quyền hạn của mình, duy trì sinh hoạt lớp đều đặn, số GVCN còn lại chưa thật

sự quan tâm đến công tác GVCN do thiếu kinh nghiệm quản lý, tổ chức hoạt động cho tập thể SV, chưa xây dựng tập thể SV thật sự đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ…do vậy, khối SV đánh giá sinh hoạt lớp ít có tác động đến NSVH của SV. Điều này, nhà trường nên xem xét một cách cẩn thận để phân công đúng người, đúng việc góp phần quản lý tốt NSVH của SV.

Khối CBGV và khối SV đếu đánh giá hoạt động tự quản của mỗi SV có tác động nhiều đến NSVH của SV nói chung và SV KTX nói riêng. Một số hoạt động tự quản tiêu biểu của Sv như sau:

Hoạt động mùa hè xanh tình nguyện luôn được SV hưởng ứng nhiệt tình, thể hiện được ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi; hầu hết sinh viên thể hiện tinh thần tự quản trong suốt quá trình tham gia mùa hè xanh tình nguyện. Nội dung chủ yếu hoạt động mùa hè xanh của SV trường nghệ thuật là đem hết khả năng biểu diễn giảng dậy của mình về tại các địa phương nơi mình đang sinh sống, hoặc đi tới các vùng hải đảo xa xôi phục vụ các chiến sĩ, dàn dựng các tiết mục cho các nhà thiếu nhi,.. từ những hoạt động thực tiễn này, SV thâm nhập vào cuộc sống vận dụng được nghề nghiệp của mình một cách có ích. Chúng tôi đã từng tổ chức cho SV tham gia hoạt động mùa hè xanh tình nguyện, trao đổi với Sv chúng tôi thấy rằng: hầu hết SV đều nhận thức tốt mục đích và ý nghĩa của hoạt động này, tình cảm đối với cộng đồng được nâng lên sau những lần tham gia tình nguyện, SV tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng sống trong tập thể, nhanh nhạy, tháo vát hơn trong nghề nghiệp, ý thức chấp hành nội quy nề nếp nhà trường, các biểu hiện NSVH trong học tập, giao tiếp của SV đã có nhiều chuyển biến tốt. SV của trường đã thấm nhuần lời dạy của Bác “Đâu cần TN có, việc gì khó TN”.

Ngoài các hoạt động nêu trên, SV ở KTX còn có ý thức tự quản trong các phong trào VHVN, TDTT, trau dồi về kỹ năng để tham gia các hoạt động, cuộc thi do trường tổ chức, tự giác phân công nhiệm vụ từng thành viên tham gia, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành mục tiêu đề ra.

Có thể khẳng định: những bài học lớn từ thực tiễn cuộc sống giúp SV trưởng thành, phát triển nhân cách, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự quản tham gia các hoạt động nhân đạo được phát huy một cách cao nhất và thói quen sống vì cộng đồng dần dần trở thành nếp sống trong SV; điều đáng quan tâm hiện nay là phong trào tự quản trong học tập, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo ở KTX chưa được chú trọng đẩy mạnh, SV chưa thực hiện nề nếp tự học, tự nghiên cứu , thảo luận các vấn đề liên quan đến học tập như: phương pháp học tập, kỹ năng nghề nghiệp,…đây là vấn để cần được tổ chức đoàn TN, Chủ nhiệm các khoa, BQLKTX quan tâm định hướng cho SV thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường trong hiện tại và tương lai.

Nhìn chung, CBGV và SV đều đánh giá sự tác động khá tích cực của các hoạt động quản lý đến NSVH của SV ở KTX, bên cạnh những ưu điểm cơ bản vẫn còn những hạn chế nhất định trong từng hoạt động quản lý cần được lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời để mỗi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích quản lý NSVH của SV ở KTX ngày một tốt hơn.

2.2.3 Các nội dung, biện pháp quản lý NSVH của SV ở KTX hiện nay.

Quản lý NSVH của SV ở KTX là nhiệm vụ toàn trường, trong đó, BQL KTX được phân công trực tiếp quản lý, điều hành xây dựng nội dung, biện pháp tổ chức nhằm hình thành NSVH của SV ở KTX.

Chúng tôi tìm hiểu hiệu quả việc quản lý NSVH SV ở KTX qua phiếu thăm dò ý kiến 38 CBGV và 80 SV đang ở KTX, kết quả thể hiện ở bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11: Hiệu quả các nội dung, biện pháp quản lý NSVH của SVKTX hiện nay

STT

Nội dung, biện pháp

Khối SV Khối CBGV Năm I Năm II Năm III TB chung TB chung 1 BQL KTX phổ biến cho SV

biết nội dung kế hoạch hoạt động trong năm học của KTX

3,91 3,66 3,39 3,66 3,60

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng múa việt nam (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w