Các chủ thể quản lý NSVH của SVở KT

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng múa việt nam (Trang 55 - 59)

3. Sinh hoạt cá nhân 5 3,3 20 25,0 44 58,6 11 13,

2.3.1 Các chủ thể quản lý NSVH của SVở KT

Quản lý NSVH của SV ở KTX là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý SV của nhà trường, góp phần đào tạo toàn diện SV ngành nghệ thuật, do vậy, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp uỷ BGH nhà trường, sự phối hợp tổ chức, kiểm tra, duy trì thường xuyên các hoạt động của các khoa, phòng, GVCN, đoàn thể, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự quản lý, điều hành trực tiếp của BQL KTX nhằm tuyên truyền và quản lý NSVH của SV ở KTX, đặc biệt là sự nỗ lực của chính mỗi SV để ngăn ngừa các hành vi vi phạm NSVH theo quy định của nhà trường, hình thành thói quen và NSVH cho mỗi SV khi tham gia học tập tại trường và ở trong KTXSV.

Kết quả khảo sát khối CBGV và khối SV về tác động của chủ thể quản lý đến NSVH của SV ở KTX được thể hiện ở bảng 2.9

Bảng 2.9: Chủ thể quản lý tác động đến NSVH của SV ở KTX

STT Các chủ thể quản lý Khối SV Khối CBGV

Năm I Năm II Năm III

TBchung chung

TB chung

2 Ban quản lý KTX SV 2,69 2,79 2,64 2,72 2,913 Chủ nhiệm các khoa 2,28 2,35 2,47 2,36 2,46 3 Chủ nhiệm các khoa 2,28 2,35 2,47 2,36 2,46 4 GVCN 2,33 2,44 2,43 2,41 2,62 5 Cán bộ phường Mai Dịch 1,78 1,76 1,61 1,73 1,93 6 SV đang ở KTX 2,61 2,73 2,64 2,67 2,69 (Chú thích ĐTB:1-1,5: Rất ít;;1,51-2,50: Có nhưng ít; 2,51-3,0:nhiều).

Theo số liệu thống kê, chúng tôi thấy hai chủ thể quản lý được CBGV và SV đánh giá có tác động nhiều đến NSVH của SV ở KTX xếp theo thứ tự:BQLKTX, SV đang ở KTX.

Sự nhất trí của khố CBGV và SV về BQLKTX có ảnh hưởng nhiều đến NSVH của Sv ở KTX là có cơ sở, bởi vì: BQL KTX là những người thường xuyên tiếp xúc SV hàng ngày, hàng tuần, theo dõi, nhắc nhở, động viên SV tham gia các hoạt động ở KTX, nếu xem KTX là ngôi nhà thứ hai của SV nội trú thì thầy, cô, cán bộ trong BQLKTX cũng được xem là người cha, người mẹ, anh chị và những người thân gần nhất trong cuộc đời SV khi sống xa gia đình. BQLKTX sẵn sang chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của SV ở KTX, các em nhận được từ BQL KTX những lời chỉ bảo ân cần, tình cảm của người lớn đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác và cuộc sống. Sau 3 năm ở lại KTX có thể thấy đa số các em có nhiều tiến bộ so với năm đầu tiên vào ở KTX, biểu hiện cụ thể như: tác phong nhanh nhẹn, giao tiếp, ứng xử linh hoạt, các sinh hoạt hàng ngày đã phù hợp với một NSVH lành mạnh. Chúng tôi đã có nhiều lần chứng kiến tình cảm của SV ở KTX dành cho BQLKTX sau khi ra trường, quay trở lại KTX giống như những người con về gia đình gặp lại người thân, đây là món quà tinh thần vô cùng quý giá động viên BQLKTX tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Có thể thấy vai trò quan trọng và tác động rất lớn của BQLKTX đến NSVH của SV ở KTX. Trong quá trình công việc, một số cán bộ trong BQLKTX cũng có ít nhiều những quyết định chưa hợp với tình

hình quản lý KTX, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của SV, đôi lúc thiếu tính năng động, sáng tạo đầy đủ và chưa tiếp thu ý kiến của Sv ở KTX, góp ý của một số đơn vị trong trường, đây là hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Trong quá trình ăn ở, học tập, tham gia các hoạt động ở KTX, bản thân mỗi SV vừa là khách thể quản lý, vừa là chủ thể quản lý thông qua cac hoạt động tự quản, tự chịu trách nhiệm hàng ngày của mình. Thật vậy, trong thời gian ở KTX, nhiều SV đã chứng tỏ được sự năng động, sáng tạo, tính tự lập, tự giác thực hiện các nhiệm vụ của người SV trong nhà trường, ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm ngày một nâng cao thể hiện qua từng hoạt động, hành vi nếp sống hàng ngày, tuy nhiên, trong KTX cũng có một số SV có những biểu hiện lệch lạc, thiếu lành mạnh trong giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt cá nhân…thậm chí có SV vi phạm nội quy và nhận hình thức kỷ luật từ khiển trách đến cảnh báo trước toàn trường; có một số SV bị đình chỉ học tập 1 năm về địa phương rèn luyện, phấn đấu, hết thời hạn kỷ luật, chính quyền địa phương xác nhận sự tiến bộ của Sv trong quá trình rèn luyện, nhà trường sẵn sang tiếp nhận để các em có cơ hội làm lại từ đầu. Như vậy, có thể thấy những quyết định dẫn đến sự tiến bộ, cũng như tiêu cực của SV phần lớn thuộc về khả năng tự ý thức, tự chịu trách nhiệm, tự quản lý giáo dục của mỗi SV – với vai trò là chủ thể quản lý trong suốt hành trình phấn đấu rèn luyện tại trường.

GVCN là người có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, kinh nghiệm quản lý tập thể SV, là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển tập thể SV, là người thay mặt trưởng khoa làm công tác quản lý SV ở một lớp nhất định, được trưởng khoa, hiệu trưởng tín nhiệm giao trách nhiệm quan trọng. GVCN có tinh thần trách nhiệm cao sẽ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau: thường gặp

SV ở trường qua những giờ lên lớp, những buổi sinh hoạt lớp, triển khai công việc từ cấp trường, khoa đến SV, hướng dẫn cán bộ chi đoàn, ban cán sự lớp trong việc quản lý lớp, nhắc nhở những SV vi phạm nội quy, nền nếp của trường, thăm hỏi động viên những SV đang ở KTX, SV có hoàn cảnh khó khăn, vận động tập thể lớp giúp đỡ những SV đang gặp khó khăn để vươn lên học tập tốt, ngoài ra có thể định hướng giúp SV tổ chức các câu lạc bộ học tập trong phạm vi lớp để tăng thêm sự hiểu biết, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể SV; tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả GVCN đều thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trên, vẫn còn không ít GVCN không làm tròn hết trách nhiệm của mình.

Những đợt SHCT, quân sự đầu năm, các hoạt động lễ, hội do trường tổ chức song thường xuyên chỉ đạo các hoạt động của KTX, tạo điều kiện về CSVC để KTX tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện SV, đồng thời quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào do KTX phát động như phòng ở kiểu mẫu, cá nhân thực hiện xuất sắc nội quy, nề nếp tại KTX,…do bận nhiều việc nên vài năm gần đây các lãnh đạo nhà trường cũng ít thường xuyên thăm hỏi, động viên Sv ở KTX, chưa có nhiều quyết định, chủ trương giải quyết hiệu quả để nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, đáp ứng yêu cầu .

BQLKTX chưa thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương thực hiện các công việc như: tuyên truyền các quy định của địa phương về xây dựng đời sống văn hóa của khu dân cư, phối hợp giáo dục SV ý thức chấp hành luật, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường, các quy định ứng xử trong sinh hoạt, lễ hội, quan hệ với cộng đồng dân cư, phối hợp tham

gia công tác tại địa phương. ..Đây là vấn đề BQLKTX cần quan tâm trong việc phối hợp chính quyền địa phương quản lý NSVH của SV ở KTX.

Gia đình cũng là chủ thể quản lý có ảnh hưởng tích cực đến việc quản lý NSVH của SV ở KTX. Chúng ta đều biết cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phát động được coi là công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng NSVH hiện nay; bởi vì: “Gia đình là hình ảnh thu nhỏ, là hạt nhân, là tế bào của XH, gia đình là trường học đầu tiên của con người giữ vai trò giáo dục con người từ thủa ấu thơ đến khi giã từ cuộc đời, là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, là cầu nối giữa cá nhân và XH”; những lời nhắc nhở , khuyên bảo của cha mẹ, anh chị, có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm, làm chuyển biến thái độ, thói quen không tốt của SV đang ở KTX; do vậy, gia đình được xem là chủ thể quản lý có tác động rất nhiều đến NSVH của SV ở KTX.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng múa việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w