Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nƣớc

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 91 - 92)

 NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC nhằm đáp ứng yêu cầu cập nhập đầy đủ, chính xác kịp thời về khách hàng. Kết hợp ban hành các văn bản hướng dẫn về việc xây dựng quy trình, hệ thống xếp hạng tín dụng. Định kỳ, NHNN cần hướng dẫn các NHTM trong nước bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng theo chuẩn Basel II. Cho phép thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau những cũng cần giám sát chặt chẽ các tổ chức này để tránh sự thông đồng giữa tổ chức xếp hạng và tổ chức được xếp hạng.

 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát, kiểm soát các ngân hàng: Cần hoàn thiện hơn nữa mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc đi từ Trung Ương xuống các cấp cơ sở. Áp dụng các quy tắc về chuẩn mực giám sát theo chuẩn Basel II. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế về giám sát và an toàn hệ thống tài chính. Phát triển đội ngũ thanh tra, giám sát có đủ số lượng và chất lượng, có đạo đức, tư tưởng chính trị tốt, có kiến thức chuyên môn và các kiến thức về pháp luật.

 Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật: Để Basel II được ứng dụng một cách có hiệu quả trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam thì đòi hỏi phải có một nền tảng pháp luật hoàn thiện hơn. Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện nay theo các tiêu chuẩn của kế toán quốc tế trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán các thu nhập và chi phí.

Hình thành đồng bộ về khuôn khổ pháp lý, áp dụng một cách đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực của quốc tế về an toàn kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng. Để Basel II phát huy được tính ưu việt của nó, NHNN cần có các văn bản hướng dẫn cũng như đề ra lộ trình áp dụng cụ thể hợn đối với tình hình thực tế của các NHTM, trong đó nêu rõ định hướng và chi tiết thực hiện.

Yêu cầu các NHTM công khai, minh bạch thông tin: Cần có những bổ sung về yêu cầu minh bạch hóa thông tin cũng như công khai các thông tin ra công chúng một cách xác thực tráng tình trạng công bố thông tin không rõ rang, có lợi cho nhà quản trị. Công bố chính xác các hoạt động thông qua báo cáo tài chính quý, năm. Ngoài ra, các thông tin về kết quả xếp hạng tín dụng cũng cần được minh bạch nhằm khai thác triệt để các kết quả xếp hạng.

Tăng tính chuyên nghiệp trong báo cáo với NHNN bằng các quy định cụ thể về cách thức trình bày, định dạng dữ liệu, các báo cáo phải được trình bày bằng hai thứ tiếng: Tiếng Anh và Tiếng Việt theo mẫu quy định.

Tóm tắt chƣơng 5

Được kết hợp với định hướng phát triển của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín cùng với những điều kiện cần thiết để đáp ứng khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD thông qua kết quả khảo sát cũng như nghiên cứu thực trạng RRTD và QTRRTD của ngân hàng tại chương 4, trong nội dung chương này đã đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực trong tiến trình hội nhập quốc tế thông qua ứng dụng Basel II của ngân hàng. Để những giải pháp phát huy được hiệu quả của nó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị lên Hội sở chính NHTMCP Sài Gòn Thương Tín và NHNN để việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong QTRRTD được thực thi một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)