Nghĩa của các hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 80 - 82)

Sơ đồ 4.5: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)

Thanh tra giám sát_Hệ thống thông tin Hệ thống NHTM Nguồn nhân lực Nội tại ngân hàng Nội dung Ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II trong công tác QTRRTD

Từ mô hình đề xuất được xây dựng ban đầu với 6 biến là các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD dựa trên kết quả chạy được từ phần mềm SPSS 20.0 đã xác định được 5 biến đưa vào mô hình hồi quy và kết quả cho thấy khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD của ngân hàng là do ảnh hưởng của các nhân tố chính sau đây: thanh tra giám sát_hệ thống thông tin, hệ thống NHTM, nguồn nhân lực, nội tại ngân hàng và nội dung. Sau đây ta đi xem xét các ý nghĩa của chúng như sau:

Nhân tố thanh tra giám sát và hệ thống thông tin: Trong điều kiện các nhân tố nguồn nhân lực, nội dung Basel II không thay đổi, thì việc thanh tra, giám sát của NHNN và hệ thống thông tin tăng lên 1 lần thì khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD tăng lên 0,393 lần.

Nhân tố hệ thống NHTM: với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nhân tố hệ thống NHTM tăng lên 1 lần thì khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD tăng lên 0,09 lần.

Nhân tố nguồn nhân lực: Khi nguồn nhân lực tăng lên một lần và các yếu tố khác không thay đổi thì khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD sẽ tăng lên 0,267 lần.

Nhân tố nội tại ngân hàng: với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nhân tố nội tại ngân hàng tăng lên 1 lần thì việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD tăng lên 0,126 lần.

Nhân tố nội dung của Basel II: Khi các yếu tố khác không thay đổi, yếu tố nội dung của Basel II tăng lên một lần thì khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II sẽ tăng lên 0,314 lần.

Từ các kết quả đạt được tư việc khảo sát, chạy mô hình, kiểm định mô hình tác giả đã tìm ra được các nguyên nhân chính gây nên việc hạn chế ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD của Sacombank, chi nhánh Đồng Nai, giúp tạo tiền đề cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong khuôn khổ Hiệp ước Basel II.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)