Trụ cột thứ hai của Basel II – Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát[21]

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 26)

tra, giám sát[21]

Trụ cột thứ hai của hiệp ước mới nhắm vào việc đảm bảo rằng mỗi NH có quy trình nội bộ tốt để đánh giá mức an toàn vốn dựa trên đánh giá toàn diện về rủi ro. Các chuyên gia giám sát sẽ chịu trách nhiệm đánh giá NH làm tốt như thế nào trong việc đánh giá nhu cầu vốn của họ tương quan với rủi ro. Ủy ban này lưu ý đến tính kỷ luật của thị trường thông qua việc cải tiến việc công bố thông tin như là một phần cơ bản của Hiệp ước mới. Nó xem yêu cầu công bố thông tin và những kiến nghị sẽ cho phép các thành viên của thị trường đánh giá các mẫu thông tin quan trọng để áp dụng hiệp ước điều chỉnh.

Các phương pháp tính độ nhạy cảm với rủi ro do Hiệp ước mới phát triển sẽ chủ yếu dựa trên các phương pháp nội bộ, cho NH nhiều chủ động hơn trong việc tính toán Tỷ lệ vốn tối thiểu = RWA rủi ro tín dụng + (K rủi ro hoạt động *12.5)+(K rủi ro thị trường *12.5) ≥8% [10] Tổng vốn (Giống Basel I)

yêu cầu vốn của họ. Do vậy, các yêu cầu công bố thông tin riêng rẽ trở thành những điều kiện tiên quyết cho việc ghi nhận hoạt động thanh tra giám sát của các phương pháp nội bộ đối với RRTD, kỹ thuật làm giảm RRTD và những lĩnh vực hoạt động khác. Bốn nguyên tắc cơ bản tạo nên chính sách của các chuyên gia giám sát:

 Các ngân hàng nên có một quy trình đánh giá tổng thể vốn tương quan với rủi ro và một chiến lược duy trì mức vốn của họ.

 Các chuyên gia giám sát nên xem xét và đánh giá việc đánh giá và chiến lược bảo đảm đủ vốn nội bộ của các NH, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo sự tuân thủ với các tỷ số vốn điều lệ.

 Các chuyên gia giám sát sẽ kỳ vọng các NH hoạt động trên mức các tỷ số vốn điều lệ tối thiểu và sẽ có khả năng đòi hỏi NH nắm giữ vốn cao hơn mức tối thiểu này.

 Các chuyên gia giám sát sẽ can thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên để ngăn chặn tình trạng vốn giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu cần có để hỗ trợ cho rủi ro của một NH cụ thể, và nên đòi hỏi các hành động điều chỉnh nếu vốn không được duy trì hoặc khôi phục.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 26)