Kết quả mô hình hồi quy 1 Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 66 - 71)

4.3.1 Thống kê mô tả

Mẫu gồm 153 người được khảo sát được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và sau khi làm sạch dữ liệu để tiến hành phân tích phục vụ cho nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê mô tả như sau:

Biểu đồ 4.6: Thống kê mô tả đáp viên

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)

Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng là các nhân viên liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại Sacombank chi nhánh Đồng Nai, phiếu khảo sát (chi tiết xin xem phụ lục 6), số phiếu phát ra là 175 phiếu trong đó có đưa trực tiếp chiếm 70 phiếu chiếm 40%, còn lại được phỏng vấn qua Email, số phiếu thu về được 153 chiếm 87,4 %, số phiếu không hợp lệ là 0. Qua phân tích thống kê mô tả thì các đáp viên được phỏng vấn bao gồm: Giám đốc / Phó giám đốc chi nhánh chiếm 0,7% , Trưởng / Phó phòng giao dịch chiếm 7,2%, Chuyên viên quan hệ khách hàng chiếm 42,5%, chuyên viên hỗ trợ chiếm 32% còn lại là 17,6 % chuyên viên thẩm định. Việc xác định đối tượng nghiên cứu phù hợp với tính chất, mục đích nghiên cứu về Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD tại ngân hàng. (Kết quả phần thống kê mô tả, chi tiết xin xem phụ lục 7)

0,70% 7,20%

42,50% 32% 32%

17,60%

Giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh Trưởng / phó phòng giao dịch Chuyên viên quan hệ khách hàng Chuyên viên hỗ trợ

Chuyên viên thẩm định

Đánh giá về hoạt động quy trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ:

Bảng 4.7: Đánh giá quy trình thẩm định xét duyệt hồ sơ Tần số Tỷ trọng Giá trị phần trăm Phần trăm tích lũy Giá trị Rất phức tạp 5 3,3 3,3 3,3 Phức tạp 59 38,6 38,6 41,8 Bình thường 48 31,4 31,4 73,2 Đơn giản 30 19,6 19,6 92,8 Rất đơn giản 11 7,2 7,2 100,0 Total 153 100,0 100,0

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)

Quy trình thẩm định luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định cho vay, nếu quá trình thẩm định tốt sẽ giảm thiểu được phần nào rủi ro tín dụng. Khi xét duyệt hồ sơ tín dụng, ngoài các kết quả thẩm định của NVQHKH thì các cấp xét duyệt và phê chuẩn các khoản vay cần xem xét thật kỹ lưỡng sự phù hợp cũng như tính chặt chẽ, đúng quy định của một hồ sơ tín dụng. Qua quá trình khảo sát về đánh giá hoạt động thẩm định và xét duyệt hồ sơ cho thấy rằng có 3,3 % cho rằng quy trình này rất phức tạp, 38,6 % phương án trả lời chọn là phức tạp, 31,4% cho rằng bình thường, 19,6% cho là đơn giản còn lại 7,2% cho rằng rất đơn giản. Kết quả trên cho thấy rằng việc thẩm định hồ sơ vay vốn cũng như quy trình xét duyệt hồ sơ của ngân hàng hiện đang diễn ra tương đối tốt.

Đánh giá về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Bảng 4.8: Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Tần số Tỷ trọng Giá trị phần trăm Phần trăm tích lũy Giá trị Tốt 59 38,6 38,6 38,6 Tạm ổn 73 47,7 47,7 86,3 Không tốt 21 13,7 13,7 100,0 Total 153 100,0 100,0

Sacombank đang từng bước phát triển không ngừng cùng với xu hướng phát triển của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam, việc xây dựng thành công hệ thống xếp hạng nội bộ đã nâng cao được chất lượng tín dụng, cũng như giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Kết quả cho thấy rằng có 38,6 % đáp viên cho rằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiên nay mà Sacombank đang áp dụng là tốt, 47,7 % cho là tạm ổn còn 13,7 % cho rằng không tốt. Việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một bước đi quan trọng trong việc tiếp cận Hiệp ước Basel II.

Đánh giá về công tác QTRRTD hiện nay:

Bảng 4.9: Đánh giá về công tác QTRRTD Tần số Tỷ trọng Giá trị phần trăm Phần trăm tích lũy Giá trị Không tốt 24 15,7 15,7 15,7 Tạm ổn 84 54,9 54,9 70,6 Tốt 45 29,4 29,4 100,0 Total 153 100,0 100,0

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)

Với kết quả nghiên cứu thực tế cũng như nắm bắt được thực trạng nợ xấu của ngân hàng có 15,7 % ý kiến cho rằng công tác này vẫn chưa tốt, 54,9 % cho rằng tạm ổn còn lại 29,4 % chọn là tốt. Công tác QTRRTD chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, việc thành lập các phòng ban có trách nhiệm quản lý rủi ro và thực hiện những biện pháp tích cực trong trích lập phòng ngừa rủi ro đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Các ý kiến đóng góp để nâng cao chất lƣợng công tác QTRRTD: Với việc khảo sát các nhân viên có liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ tín dụng, qua kinh nghiêm trong quá trình công tác các đáp viên đã đưa ra những ý kiến riêng của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác QTRRTD trong đó các ý kiến sau:

– Thẩm định chặt chẽ, kỹ càng, đúng quy định (chiếm 13,1%) – Giám sát việc sử dụng vốn vay (chiếm 13,1%)

– Theo dỏi diễn biến ngành (chiếm 13,7%) – Yêu cầu hồ sơ pháp lý chặt chẽ (chiếm 11,8%)

– Thường xuyên kiểm tra nợ vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn (chiếm 9,2%)

– Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng (chiếm 9,8%)

– Hạn chế giải ngân cho khách hàng đã có nợ quá hạn với ngân hàng (chiếm 8,5%)

– Tăng cường nhân viên kiểm tra, kiểm soát rủi ro tín dụng (chiếm 9,8%) – Còn lại là không có ý kiến đề xuất

Biểu đồ 4.7: Các ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng công tác QTRRTD

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)

Các ý kiến đóng góp về thực hiện hiệp ƣớc Basel II: (chi tiết xin xem phụ

lục số 7) 13,1% 13,1% 13,7% 11,8% 11,1% 9,2% 9.8% 8,5% 9,8% Thẩm định chặt chẽ, kỹ càng, đúng quy định Giám sát việc sử dụng vốn vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dỏi diễn biến ngành Yêu cầu hồ sơ pháp lý chặt chẽ Không có đề xuất

Thường xuyên kiểm tra nợ vay, nhắc nhỏ khách hàng trả nợ đúng hạn Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Hạn chế giải ngân cho khách hàng đã có nợ quá hạn với ngân hàng Tăng cường nhân viên kiểm tra, kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 66 - 71)