Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 35 - 39)

Việc thiết lập mô hình hồi quy từ mô hình hồi quy tổng thể, tác giả xây dựng mô hình hồi quy với 6 biến như sau:

Y = β0 + β1 X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + Ui

Sau khi tiến hành nghiên cứu từ việc phỏng vấn các các chuyên viên liên quan đến nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Đồng

Nai, tác giả thiết lập mô hình tổng thể dự kiến với các biến được sử dụng được ký hiệu như sau:

Biến phụ thuộc Y:

Y= Khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD tại Sacombank, Chi nhánh Đồng Nai.

Biến độc lập X:

Bảng 3.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình

Biến Diễn giải

X1= NL NL là biến nguồn nhân lực

X2= NTNH NTNH là biến nội tại của ngân hàng

X3=HT HT là biến hệ thống

X4=TTGT TTGS là biến thanh tra, giám sát của NHNN

X5=TT TT là biến thông tin

X6=ND ND là biến nội dung

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)

Mô hình tổng thể được xây dựng lại như sau:

Y = β0 + β1 NL + β2NTNH + β3HT + β4TTGS + β5TT + β6ND + Ui

Sau khi nghiên cứu, thảo luận cùng nhóm chuyên gia có am hiểu về Hiệp ước Basel II tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín nhằm tham khảo các ý kiến, các nhận định sau đó được tác giả tổng hợp, chia tách ra các nhóm thang đo có liên quan với nhau theo các

mức độ. Ngoài ra, việc xây dựng thang đo đươc tham khảo qua các luận văn thạc sỹ, các bài báo kinh tế chuyên ngành.

Thang đo tác động đến việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD sau khi được điều chỉnh để phù hợp với tính chất cuộc khảo sát bao gồm 25 biến quan sát đo lường 6 thành phần được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Xây dựng thang đo

Biến độc

lập Các nhân tố Mã câu hỏi Thang đo

X1

Nguồn nhân lực

5

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ m13.1 Kỹ năng phân tích, đánh giá và quản trị m13.2 Số lượng chuyên gia am hiểu lĩnh vực ngân

hàng ít m13.3

Chi phí đào tạo các chuyên gia rất lớn m13.4 Năng lực thẩm định tín dụng còn yếu m13.5

X2

Phát sinh từ nội tại ngân hàng

4

Trình độ quản lý chưa cao m14.1

Năng lực tài chính yếu kém m14.2

Phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn

nhiều bất cập m14.3

X3

Hệ thống NHTM Việt Nam

5

Các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được

các yêu cầu của Basel II m15.1

Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu m15.2 Thiếu những tổ chức xếp hạng TD chuyên

nghiệp m15.3

Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực

hiện Basel II m15.4

Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực báo

cáo m15.5

X4

Thanh tra, giám sát của NHNN

3

Bộ máy giám sát tài chính ngân hàng chưa

được xây dựng đồng bộ và hiệu quả m16.1 Mô hình tổ chức, cơ chế giám sát chồng

chéo m16.2

Quy chế giám sát chưa đồng bộ m16.3

X5

Thông tin

4

Công bố thông tin một cách ngẫu nhiên và

tùy tiện m17.1

Các thông tin công bố chưa được kiểm toán m17.2 Thông tin đưa ra được chọn lọc theo hướng

có lợi cho các nhà điều hành m17.3

nghiệp

X6

Nội dung

3

Nội dung Basel II quá phức tạp m18.1 Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn m18.2 Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao m18.3

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)