Tình hình công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Đồng Nai [17]

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 57 - 59)

Đồng Nai [17]

Công tác QTRRTD là công tác quan trọng để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất, nhằm nâng cao lợi nhuận, giảm thiểu các chi phí xảy ra khi có các khoản nợ xấu phát sinh.

Quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình 8C tại Sacombank [17]

Theo quyết định số 4154/2007/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ban hành ngày 07/11/2007 phê duyệt cẩm nang hướng dẫn thẩm định cho toàn hệ thống Sacombank như sau:

Sơ đồ 4.2: QTRRTD theo mô hình 8C tại Sacombank, Chi nhánh Đồng Nai

(Nguồn: Tài liệu nội bộ Sacombank_ Chi nhánh Đồng Nai)[17]

Trong việc thẩm định một hồ sơ TD, sự tín nhiệm và đáng tin cậy của người đi vay là vô cùng quan trọng. Do vậy, việc không có bất kỳ một nghi ngờ nào về sự liêm chính của người đi vay là điều cần thiết. QTRRTD theo phương pháp định tính được các CBTD rất chú trọng trong khi thực hiện thu thập các thông tin của khách hàng. Qua các tiêu chí trong cẩm nang, CBTD sẽ tìm hiểu chi tiết các điều kiện cần thiết khi tiến hành xét cấp TD cho khách hàng. Mô hình 8C đưa ra những cái nhìn tổng quát nhất, giúp cho CBTD đánh giá được mức độ rủi ro của người đi vay, bổ sung vào hồ sơ TD (chi tiết xin xem phụ lục 1)

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín [13]

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/QĐ- 2007 ngày 25/4/2007 của Hội đồng quản trị NHTMCP Sài Gòn Thương Tín quy định

QTRRTD theo mô hình 8C Tính cách người đi vay

(Character)

Tư cách người đi vay (Capacity) Khả năng trả nợ

(Capability)

Dòng tiền (Cashflow) Vốn (Capital) Điều kiện hoạt động (Conditions) Tài sản chung

(Collectability)

Tài sản thế chấp (Collateral)

về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ, có mức độ rủi ro tăng dần. Việc trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung được chi nhánh chú trọng quan tâm, tỷ lệ trích đúng quy đinh của NHNN là 0.75% dự phòng chung các nhóm nợ từ 1 đến 4. (chi tiết xin xem phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)