Những hạn chế

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 65 - 66)

Công tác QTRRTD tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín nhìn chung chỉ mang tính chất nội bộ từ các khâu trong thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ra quyết định cho vay và các công tác kiểm tra kiểm soát, giám sát nợ

vay sau giải ngân đã được kết hợp một cách hợp lý với các quy định của NHNN phù hợp với tầm vóc chung của toàn hệ thống Saombank. Thực hiện đúng các quy định mà NHNN đưa ra như đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR), phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chung và riêng cho từng nhóm nợ nhưng ở đây nó mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng Hiệp ước và các tiêu chuẩn của Basel I thì đúng hơn. Việc áp dụng Basel II chỉ mới được quan tâm trong năm 2010 đến nay bằng việc xây dựng riêng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá rủi ro một cách chính xác hơn. Mặc dù vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) của Sacombank chỉ mới mang tính chất đơn giản, chưa có thể đáp ứng được các yêu cầu của Basel II về các vấn đề như:

–Việc tính xác suất vỡ nợ (PD) chỉ mới căn cứ theo thông tin của khách hàng hiện hành chứ chưa đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động trong quá khứ như theo yêu cầu của Basel II là 5 năm. Nên vì thế sẽ dự báo không chính xác khả năng vỡ nợ của khách hàng.

–Trong việc ước tính tổn thất của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Đồng Nai chỉ mới tính được khoản lỗ dự kiến (EL) mà chưa thể đề cập đến các tổn thất không thể lường trước được (UL) trong yêu cầu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) mà Basel II quy định.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 65 - 66)