3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên 2 phương pháp như sau: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng..
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này dựa trên những thông tin chọn lọc từ hiệp ước Basel, đề tài sẽ tham khảo ý kiến của các cán bộ tín dụng cùng những nhân viên có liên quan đến nghiệp vụ TD tại Sacombank, chi nhánh Đồng Nai để ghi nhận đánh giá về những khó khăn mà ngân hàng có thể gặp phải trong việc ứng dụng Hiệp ước Basel II. Sau đó có những định hướng để nhằm ứng dụng hiệp ước Basel II vào Sacombank và rộng hơn là hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành xây dựng thang đo nghiên cứu cũng như điều chỉnh và bổ sung các biến cho phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua bảng câu hỏi khảo sát ( chi tiết xin xem phụ lục 6) nhằm mục đích đi đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình hồi quy. Với nội dung được tiến hành như sau:
Đối tượng khảo sát: các chuyên viên có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Đồng Nai.
Địa bàn khảo sát: Tỉnh Đồng Nai.
Thời gian thực hiện khảo sát: 05/02/2012 đến 10/03/2012
Số phiếu khảo sát: Trong quá trình khảo sát, số phiếu được phát ra: 175, số phiếu thu về 153, tất cả các phiếu thu về đều hợp lệ đạt tỷ lệ 87,43%.
Kết thúc quá trình khảo sát thực tế, các dữ liệu thu thập được làm sạch, mã hóa và được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0.
Các bước thực hiện quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012)
Vấn đề nghiên cứu:
Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRD
Tra cứu lý thuyết về các thang đo, mô hình hồi quy cũng như kiểm định sự phù hợp của mô hình
Xây dựng thang đo
Phương pháp thảo luận nhóm, lấy ý
kiến chuyên gia
Điều chỉnh thang đo
Thang đo chính thức Thống kê mô tả
Nghiên cứu định lượng chính thức
Cronbach Anphal Loại bỏ những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ. Kiểm tra hệ số Cronbach Anphal
Phân tích nhân tố (EFA)
Kiểm định giả thuyết
Loại bỏ các biến có trọng số nhân tố nhỏ. Kiểm tra nhân tố trích được và phương sai trích được
Phân tích tương quan và hồi quy đa biến