Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 47 - 49)

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng. Các chủ thể trong nền kinh tế với số tiền nhàn rỗi của mình được các NHTM huy động nhằm làm nguồn vốn TD để cho vay các chủ thể kinh tế khác.

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn tại Sacombank_Chi nhánh Đồng Nai Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010 / 2009 2011 / 2010 +/- % +/- % Tổng vốn huy động 2.650.58 2.927.617 3.068.000 276.959 10,45% 140.383 4,80% 1. Theo nguồn huy động

Tổ chức kinh tế 254.805 286.915 343.826 32.110 12,60% 56.911 19,84% Tiền gửi tiết kiệm dân cư 2.395.853 2.640.702 2.724.174 244.849 10,22% 83.472 3,16% Tổng 2.650.658 2.927.617 3.068.000 276.959 10,45% 140.383 4,80% 2. Theo thời hạn tiền gửi

Ngắn hạn

≤12 tháng 2.588.553 2.857.491 2.896.391 268.938 10,39% 38.900 1,36% Trung hạn

>12 tháng 62.105 70.126 171.609 8.021 12,92% 101.483 144,72%

Tổng 2.650.658 2.927.617 3.068.000 276.959 10,45% 140.383 4,80%

(Nguồn: Bảng số liệu tổng hợp_ Chi nhánh Đồng Nai)[17]

Theo bảng phân tích trên: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2010 tăng 276.959 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,45% so với năm 2009. Trong đó:

 Theo nguồn huy động thì huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm thiểu số với giá trị tăng thêm chỉ 32.110 triệu đồng với mức tăng 12,60%. Còn chiếm đa số thuộc về tiền gửi tiết kiệm dân cư với mức tăng 244.849 triệu đồng tương ứng tăng 10,22%.

 Theo thời hạn tiền gửi thì ta thấy việc huy động ngắn hạn < 12 tháng vượt trội hơn so với trung và dài hạn vì tính chất linh hoạt của loại hình này. Trong năm 2010, huy động ngắn hạn tăng 268.938 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 10,39%; loại hình huy động trung và dài hạn cũng tăng với tỷ lệ 12,92% tương ứng tăng 8.021 triệu đồng so với năm 2009.

Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 140.383 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,80% so với năm 2010. Trong đó:

 Theo nguồn huy động thì huy động từ tiết kiệm dân cư tăng 83.472 triệu đồng với mức tăng 3,16%. Huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh với 56.911 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 19,84%.

 Theo thời hạn tiền gửi thì thời hạn trung và dài hạn tăng mạnh hơn so với năm 2010 với mức tăng 101.483 triệu đồng tương ứng tăng 144,72%, huy động ngắn hạn cũng tăng nhưng tăng nhẹ với 38.900 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 1,36%.

Như vậy, nhìn chung tình hình hoạt động huy động vốn của Sacombank, chi nhánh Đồng Nai trong 3 năm vừa qua đều tiến triển nhờ việc chi nhánh sử dụng và phát triển các chương trình khuyến mãi để nhằm thu hút lượng khách hàng về với Sacombank. Với các chương trình khuyến mãi như: “Tri ân khách hàng” được tổ chức thường niên từ khi Sacombank được thành lập năm 1991 tới nay, chương trình “Cơn lốc tỷ phú” với giải thưởng lên tới 11 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân diễn ra từ ngày 06/10/2011 tới ngày 05/12/2011 và nhiều chương trình khác. Đối với khách hàng là doanh nghiệp chi nhánh cũng áp dụng tăng lãi suất bậc thang đối với khoản tiền gửi thanh toán. Bên cạnh những chương trình khuyến mãi và ưu đãi khách hàng, chi nhánh còn tăng cường phát huy các thế mạnh về chăm sóc khách hàng như phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, bố trí khu vực giao dịch tiện nghi để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Song bên cạnh đó, tổng nguồn vốn huy động trong năm 2011 tăng chậm lại một phần là do việc điều chỉnh mức trần lãi suất huy động của NHNN là 14% dẫn đến nguồn huy động giảm đi vì người dân chuyển sang đầu tư các lĩnh vực khác như vàng, bất động sản, chứng khoán…khiến cho việc huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín, chi nhánh đồng nai (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)