Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 67)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu )

4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

4.3.1.1. Tìm hiểu về khách hàng

KTV thực hiện việc tìm hiểu về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát

nội bộ chung của khách hàng bằng cách thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh và phân tích sơ bộ về báo cáo tài chính, tham quan đơn vị kết

hợp với phỏng vấn, trao đổi với những cán bộ chủ chốt tại từng bộ phận. Kết quả được lưu lại trong bảng “ Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng” và bảng “tìm hiểu về đơn vị và hệ thống kiểm soát nội bộ”. Hai bảng này được thiết

kế sẵn các thông tin cần thu thập, bổ sung thông tin cho nhau.

· Các tài liệu thu thập gồm: điều lệ công ty, giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán vài năm trước, biên bản hợp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc, các hợp đồng, cam kết quan trọng, các nội

quy, chính sách của khách hàng và một số tài liệu khác. Sau khi thu thập các tài liệu được KTV tiến hành nghiên cứu trao đổi lẫn nhau, báo cáo tài chính sẽ được

KTV phân tích sơ bộ để KTV có được những nhận định ban đầu về số liệu.

· Sau khi có thông tin ban đầu từ tài liệu thu thập được KTV trực tiếp

quan sát về mọi hoạt động của khách hàng, ví dụ: cách bố trí và sử dụng các phương tiện kinh doanh, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc,… kết hợp với

việc phỏng vấn các cấp lãnh đạo và một số nhân viên ở từng bộ phận khi tiến

hành quan sát.

Các tài liệu, thông tin thu thập được được lưu đầy đủ vào hồ sơ kiểm toán. Ä Đánh giá việc tìm hiểu khách hàng

Việc tìm hiểu khách hàng được tiến hành khá chặt chẽ, đã giúp KTV hiểu về

mục tiêu hoạt động, tình hình kinh doanh, đánh giá về phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhân viên đơn vị,… từ đó xác định các trọng tâm kiểm toán. Việc lưu trữ

tài liệu được thực hiện đầy đủ tiện cho việc kiểm tra, xem xét.

Việc kết hợp quan sát với phỏng vấn giúp KTV tiết kiệm được thời gian,

phỏng vấn đúng đối tượng đối với từng thông tin khác nhau, đồng thời giảm áp

4.3.1.2. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Ë Theo lý thuyết kiểm toán:

Thông thường mức trọng yếu tổng thể được xác định bằng một tỷ lệ % trên tổng tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận vì:

+ Lợi nhuận là chỉ tiêu được người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, đặc

biệt là cổ đông công ty.

+ Doanh thu và tài sản dễ áp dụng hơn trong trường hợp người sử dụng quan

tâm nhiều đến khả năng thanh toán, hoặc trường hợp công ty không có lợi nhuận. Sau đó KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ BCTC, trên cơ sở đó xác định mức trọng yếu cho khoản mục (TE).

Việc đánh giá sơ bộ các rủi ro bao gồm: rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro tiềm

tàng (IR), rủi ro kiểm toán (AR), và rủi ro phát hiện DR, được lưu trong hồ sơ

kiểm toán. Qua đó KTV xác định được các khả năng có sai phạm trọng yếu trong

số dư và nghiệp vụ mà các thử nghiệm cơ bản của KTV không phát hiện được. Ë Tại A&C trưởng nhóm sẽ xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm

toán cho tổng thể BCTC và phân bổ cho các khoản mục, quá trình này được hướng dẫn cụ thể và file thực hiện cũng được thiết kế sẵn nội dung, các chỉ tiêu, công thức,… giúp trưởng nhóm tiết kiệm thời gian làm việc, ở đây tôi chỉ đánh giá đối với kết quả mà trưởng nhóm đưa ra, không đi sâu vào nghiên cứu phương pháp tính toán, đánh giá vì vấn đề này tương đối phức tạp và thuộc tổng thể BCTC không riêng đối với khoản mục hàng tồn kho, KTV kiểm toán HTK cũng như các khoản mục khác sử dụng kết quả của trưởng nhóm, không tính toán lại.

· Xác định mức trọng yếu kế hoạch (Xem chi tiết phụ lục 2: biểu 5.05) Mức trọng yếu tổng thể (I) được ước tính tại giai đoạn lập kế hoạch bằng

việc tham khảo thông tin hiện có mới nhất được cập nhật ngay khi BCTC năm

hiện tại đã hoàn tất, là mức trọng yếu sơ bộ được sử dụng để xác định cỡ mẫu và tại giai đoạn đưa ra ý kiến để quyết định sự cần thiết của các điều chỉnh. Mức

trọng yếu là một quá trình xét đoán, là một tỷ lệ phần trăm của một trong các chỉ

tiêu: tổng tài sản, tài sản thuần, doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế. Việc

chọn bao nhiêu phần trăm và tiêu chí nào (đều được trưởng nhóm giải thích rõ ràng) là tùy thuộc vào xét đoán của KTV thông qua một cuộc soát xét trước khi

Mức trọng yếu thực hiện (K) của khoản mục được tính toán bằng một tỷ lệ

dựa trên mức trọng yếu tổng thể, tỷ lệ này cũng do trưởng nhóm xác định dựa trên xét đoán của mình trong giới hạn từ 50% - 75% mức trọng yếu tổng thể.

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua(L) bằng 4% mức trọng yếu thực hiện.

è Chỉ tiêu được chọn: doanh thu thuần: 767.155.575.899 đồng do chỉ tiêu

này tăng đều qua các năm.

Tỷ lệ % trên tiêu chí được chọn: 1% lý do là sau cuộc soát xét trước kiểm

toán thì rủi ro được KTV đánh giá là tương đối thấp.

Tỷ lệ trên mức trọng yếu thực hiện: 75% do xét đoán nghề nghiệp của KTV.

è I = 767.155.575.899 * 1% = 7.560.000.000 đồng

K = 7.560.000.000 * 75% = 5.670.000.000 đồng

L = 5.670.000.000 * 4% = 226.800.000 đồng

· Đánh giá rủi ro kiểm toán (xem chi tiết tại phụ lục 3: biểu 5.10.) Mục tiêu:

Xem xét hoạt động kinh doanh, kiểm soát nội bộ của khách hàng được tìm hiểu trong cuộc soát xét trước kiểm toán để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi

ro của các vùng kiểm toántrong đó có HTK, xem xét các yếu tố làm giảm rủi ro

từ đó xác định được hệ số rủi ro và khoảng cách mẫu theo công thức sẵn có, có thể được áp dụng khi quyết định cỡ mẫu.

Thủ tục:

Đánh giá và ghi nhận rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và dựa vào đó xác định hệ số rủi ro theo hướng dẫn của tài liệu kiểm toán của công ty (công thức xác định được thiết lập sẵn), kết hợp với mức trọng yếu thực hiện đã được tính

toán nhằm xác định khoảng cách mẫu áp dụng theo công thức:

Khoảng cách mẫu = Mức trọng yếu thực hiện/ Hệ số rủi ro

è Sau khi xem xét hoạt động kinh doanh, kiểm soát nội bộ của khách hàng trong cuộc soát xét trước kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch, cụ thể là đánh

giá rủi ro kiểm toán, KTV đưa ra đánh giá đối với các loại rủi ro như sau:

+ Rủi ro tiềm tàng: ở mức độ trung bình (M) đối với tất cả các cơ sỡ dẫn liệu

+ Rủi ro phân tích: ở mức độ trung bình (M) đối với tất cả các cơ sỡ dẫn liệu

+ Rủi ro kiểm soát: ở mức độ trung bình (M) đối với tất cả các cơ sỡ dẫn liệu

Ø Hệ số rủi ro theo đó được xác định là 1,8 đối với tất cả các cơ sỡ dẫn liệu

Ä Đánh giá về việc xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Việc tính toán mức trọng yếu: việc lựa chọn tiêu chí nào và tỷ lệ phần trăm trên tiêu chí được chọn là tùy thuộc vào xét đoán của trưởng nhóm có cơ sỡ là cuộc soát xét trước kiểm toán và có giải thích đầy đủ, tuy nhiên các giải thích này

chưa thật sự thuyết phục, đồng thời người thực hiện cuộc soát xét trước kiểm toán đôi khi lại không phải là trưởng nhóm kiểm toán nên việc xác lập mức trọng

yếu này chưa thật sự hợp lý, và chỉ mang tính lý thuyết. Tuy nhiên, kết quả đưa

ra về mức trọng yếu khoản mục hàng tồn kho là hợp lý 5.670.000.000 đồng nhỏ hơn 10% khoản mục hàng tồn kho là 10.460.805.302 đồng khi thực hiện việc so

sánh theo lý thuyết kiểm toán. Cho nên kết quả này được vận dụng vào quá trình kiểm toán thực tế là hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp số tiền

sai lệch thấp hơn mức trọng yếu, KTV vẫn yêu cầu khách hàng điều chỉnh nếu

nhận thấy sai lệch đó quan trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm

và sự xét đoán nghề nghiệp của KTV.

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán: các loại rủi ro được đánh giá dựa trên quá trình tìm hiểu tình hình kinh doanh, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, sau đó xác định hệ số rủi ro (như đã nói ở trên đây là một quá trình phức tạp được thiết

kế sẵn nên muốn xem xét đánh giá phải đi sâu nghiên cứu ở một đề tài khác), khoảng cách mẫu được tính toán dựa trên mức trọng yếu và hệ số rủi ro cũng chưa được vận dụng vào việc chọn mẫu trong quá trình kiểm toán thực tế, vì số

mẫu dựa trên khoảng cách mẫu tính toán được là rất lớn, KTV không thể tiến

hành kiểm tra hết được do hạn chế về thời gian, nhân lực và chi phí cho cuộc

kiểm toán, vì vậy con số này chưa thật sự có ý nghĩa trong việc kiểm toán thực

tế. Khi thực hiện kiểm toán, các loại rủi ro, hệ số rủi ro, khoảng cách mẫu do trưởng nhóm tính toán thông thường ít được các KTV khác quan tâm đến cho

thấy vấn đề này chỉ mang tính chất lý thuyết, khi được hỏi, KTV chính (trưởng

nhóm) giải trình: làm theo đúng hướng dẫn của công ty, còn thực tế tùy xét đoán

mà áp dụng cho phù hợp. Nên sữa đổi bổ sung thủ tục này cho sát với kiểm toán

thực tế, có thể áp dụng được.

4.3.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Sau khi tìm hiểu về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của

khách hàng, KTV dựa trên những thông tin thu thập được, mức trọng yếu được

dung, thời gian và phạm vi của cuộc kiểm toán, cụ thể đó là: phương hướng áp

dụng các kỹ thuật kiểm toán đối với những khoản mục chủ yếu của BCTC, kế

hoạch về thời gian, nhân lực, công việc, kế hoạch về chi phí của cuộc kiểm toán, lịch trình thực hiện hợp đồng kiểm toán: thời hạn tiến hành, hoàn thành thủ tục

quan trọng: chứng kiến kiểm kê, gởi thư xác nhận, gởi thư quản lý, phát hành báo cáo kiểm toán… Tất cả giấy tờ làm việc đều được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán.

Ä Đánh giá việc lập kế hoạch tổng thể

Kế hoạch kiểm toán mang tính định hướng cho việc thực hiện kiểm toán, các biểu mẫu đều được thiết kế sẵn đảm bảo tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả

công việc.

4.3.1.4. Phân công Kiểm toán viên

Phân công nhóm kiểm toán là vấn đề không kém phần quan trọng tạo nên hiệu quả của cuộc kiểm toán, nên việc này được giao cho KTV có nhiều kinh

nghiệm trong công ty phụ trách. Giám đốc công ty A&C sẽ tiến hành phân công nhóm kiểm toán căn cứ vào năng lực các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán, mức độ khó dễ, phức tạp của cuộc kiểm toán ở công ty khách hàng cũng như là dựa

trên việc xem xét việc phân công nhóm kiểm toán ở niên độ trước (đặc biệt xem xét trưởng nhóm kiểm toán) nếu là khách hàng cũ. Thông thường, nhóm kiểm toán thường gồm 5 thành viên: một trưởng nhóm và 4 trợ lý kiểm toán. Tùy vào công ty khách hàng mà trưởng nhóm có thể là kiểm toán viên chính hoặc kiểm

toán viên có nhiều kinh nghiệm do số lượng kiểm toán viên chính (có chứng chỉ

CPA) của công ty còn hạn chế nên thường thì trưởng nhóm là Kiểm toán viên. Việc phân phần hành cho các thành viên là do trưởng nhóm quyết định

Đối với công ty ABC, nhóm kiểm toán gồm: trưởng nhóm là kiểm toán viên, hai trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm trên hai năm, một trợ lý kiểm toán có kinh

nghiệm trên một năm và một trợ lý KTV mới. Việc thực hiện kiểm toán phần

hành hàng tồn kho được giao cho KTV có kinh nghiệm trên hai năm.

Ä Đánh giá đối với việc phân công kiểm toán viên

Trên thực tế của việc kiểm toán hiện nay thì việc có một KTV chính trực

tiếp tham gia vào mỗi cuộc kiểm toán của công ty là rất khó khăn, bởi vì thứ nhất

số lượng KTV chính của công ty là khá thấp, hợp đồng kiểm toán lại nhiều, thực

hiện lại cùng thời điểm, do vậy việc phân công của A&C như trên là hoàn toàn

nhiều kinh nghiệm có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn có thể điều hành nhóm kiểm toán thực hiện công việc, cơ cấu thành viên trong nhóm cũng được

thiết kế khá chặt chẽ, phần hành HTK khá phức tạp nên được giao cho KTV có

nhiều kinh nghiệm thực hiện è nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán, đảm bảo

kết quả kiểm toán đáng tin cậy.

4.3.1.5. Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng

KTV sẽ trao đổi, thỏa thuận sơ bộ với khách hàng một số vấn đề như: mục đích, phạm vi của cuộc kiểm toán, yêu cầu cung cấp tài liệu kế toán, sử dụng

nhân viên, các phương tiện của khách hàng để phục vụ cho cuộc kiểm toán, phí

kiểm toán.

Ä Đánh giá việc thỏa thuận sơ bộ với khách hàng

Cuộc thỏa thuận được thực hiện ngắn gọn, tiến hành trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng, nội dung trao đổi khá đầy đủ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kiểm

toán. Việc nắm được mục đích thực hiện kiểm toán của đơn vị mang tính định hướng cho KTV trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)