NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 45)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu )

3.4.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

3.4.1. Thuận lợi

· Nhân viên A&C có đủ năng lực, được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng.

· Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc kiểm toán

chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc kiểm toán các Cty cổ

phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các Cty chứng khoán. · Hiểu biết thấu đáo về đất nước, con người và luật pháp Việt Nam

· Có khả năng phối hợp với các cơ quan quản lý của Việt Nam để giải quyết

một cách có hiệu quả nhu cầu về dịch vụ của khách hàng.

· Được sự hỗ trợ của Tổ chức kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh Quốc

tế BAKER TILLY INTERNATIONAL về thông tin, kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như trong việc điều phối thực hiện dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.

· Mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

3.4.2. Khó khăn

- Việc đăng ký để được chấp thuận kiểm toán công ty niêm yết hàng năm:

Hàng năm, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán kèm theo danh sách KTV đủ điều kiện, công ty kiểm toán phải tiếp tục chuẩn bị hồ sơ với các

yêu cầu xác nhận chi tiết hơn theo yêu cầu của UBCKNN và sau đó các doanh nghiệp kiểm toán chờ đợi sự chấp thuận trong khi hợp đồng kiểm toán năm sau đã ký với khách hàng và đã thực hiện xong việc kiểm toán BCTC giữa niên độ.

- Mức phí kiểm toán:

Mức phí kiểm toán thấp, áp lực về thời gian quá căng thẳng và rủi ro nghề

nghiệp quá cao khi kiểm toán Công ty niêm yết làm cho các Kiểm toán viên có tâm lý không muốn thực hiện kiểm toán các Công ty niêm yết .

- Sự ép vế phát hiện gian lận của Công ty niêm yết:

KTV không được đào tạo các kỹ năng điều tra, không được trang bị công cụ điều tra gian lận như công an điều tra, thanh tra viên nên khi các doanh nghiệp cố

tình gian lận, gian lận một cách có hệ thống thì KTV khó có thể phát hiện.

- Sự hiểu biết các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các qui định hiện hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, cộng thêm sức ép quá lớn đối

với các Công ty niêm yết về hoàn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận , cổ tức,

giá cổ phiếu, …đặc biệt là trong những giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, Ban lãnh đạo của các Công ty niêm yết vì lợi ích của mình sẽ tạo sức ép để có được “báo cáo đẹp” và tạo sức ép lên các KTV và công ty Kiểm toán.

- Báo cáo tài chính hợp nhất: Nhiều BCTC hợp nhất của Công ty niêm yết chưa được lập đầy đủ, chưa thể hiện đầy đủ và trung thực tình hình tài chính của

- Vấn đề thỏa thuận lịch trình làm việc và thời gian hoàn tất để phát hành báo cáo kiểm toán khá gấp rút cũng là vấn đề gây nhiều khó khăn cho công ty.

- Một số doanh nghiệp không hợp tác với KTV trong quá trình kiểm toán khiến

cho công việc diễn ra khá khó khăn, mất nhiều thời gian.

3.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI 3.5.1. Về khách hàng 3.5.1. Về khách hàng

Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng, giữ vững các khách hàng cũ,

khách hàng truyền thống, tìm kiếm thêm khách hàng mới thực hiện đúng phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”.

3.5.2. Về dịch vụ cung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán xây dựng các quy trình kiểm toán thống

nhất toàn công ty từ Trụ sở đến các chi nhánh. Trong thời gian tới công ty xác định

chú trọng phát triển hơn nữa hoạt động dịch vụ tư vấn.

3.5.3. Về doanh thu và kết quả kinh doanh, mục tiêu tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh hoạt động kinh doanh

Mục tiêu của công ty là ngày càng tăng tốc độ tăng của doanh thu và lợi

nhuận, tăng thu nhập của nhân viên và tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

3.5.4. Chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Không ngừng nâng cao trình độ KTV qua chiến lược đào tạo chuyên sâu. Nâng cao khả năng quản lý, lãnh đạo, đặc biệt các lãnh đạo phòng ban. Xây dựng và huy hoạch cán bộ khung để có thể đảm đương nhiệm vụ độc

lập trong điều kiện phát triển và mở rộng công ty trong tương lai.

3.6. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)

Các giai đoạn của cuộc kiểm toán:

êChuẩn bị (Phần A, B trong hồ sơ kiểm toán) è người thực hiện: Partner

+ Thủ tục chấp nhận khách hàng và tiếp tục cung cấp dịch vụ đã được thực hiện.

+ Gởi thư báo giá, kí hợp đồng kiểm toán.

+ Xem xét các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán (vd: khả năng của nhân viên trong nhóm, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức….).

êLập kế hoạch (Phần C)

+ Phát triển chiến lược kiểm toán sau khi xem xét các yếu tố: phạm vi, môi trường, mục đích kiểm toán, thời điểm kiểm toán. Xác lập mức trọng yếu sơ bộ,

xem xét các rủi ro…

+ Thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: thời điểm, phạm vi, các kiểm tra cần

thực hiện, nguồn lực, chương trình kiểm toán. êThực hiện kiểm toán (Phần D)

+ Kiểm tra HTKSNB, kiểm tra số dư tài khoản, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ.

+ Đánh giá các giả định quan trọng được sử dụng.

+ Nhận biết các bên liên quan è thu thập bằng chứng về nghiệp vụ có liên quan.

+ Lưu giữ bằng chứng về các thủ tục đã thực hiện cũng như kết quả, kết luận. + Trao đổi với khách hàng về các vấn đề còn vướng mắc.

êSoát xét và hoàn tất (Phần E, F)

+ Làm rõ các vấn đề còn tồn tại.

+ Các ý kiến tư vấn về các vấn đề tranh cãi đã được thu thập, lưu giữ, thực hiện.

+ Các thủ tục phân tích đã được thực hiện đầy đủ. + Giải trình của ban giám đốc đã được thu thập.

+ Soát xét đối với các vấn đề trọng yếu đã được thực hiện. + Các chuẩn mực kế toán được áp dụng là phù hợp.

+ Partner phụ trách hợp đồng kiểm toán đã soát xét hồ sơ kiểm toán, các công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc được thực hiện và bằng chứng thu thập được.

+ Các thủ tục phát hiện nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ đã được thực hiện.

+ Soát xét chất lượng dịch vụ kiểm toán.

+ Tóm tắt, rút kinh nghiệm cho cuộc kiểm toán.

êLập báo cáo (Phần E, F)

+ Dự thảo báo cáo gởi khách hàng tham khảo. + Phát hành báo cáo chính thức.

3.7. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)

Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu sau:

· Sổ cái và các sổ chi tiết các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí

nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.

· Bảng tổng hợp theo tiết khoản chi phí cho từng tháng (quí) và cả năm.

· Báo cáo nhập xuất tồn kho.

· Phiếu xuất kho, nhập kho.

· Biên bản kiểm kê hàng tồn kho.

· Biên bản xử lý chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho.

· Bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

· Bảng tính giá thành, đánh giá sản phẩm dở dang.

· Văn bản quy định định mức sử dụng nguyên vật liệu.

Các thủ tục kiểm toán

A LẬP BIỂU TỔNG HỢP / LEAD SCHEDULE

ê Lập Biểu tổng hợp về hàng tồn kho.

ê Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ

cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có). ê Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.

B CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN / ACCOUNTING POLICIES

ê Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng cho hàng tồn kho có phù hợp với

các chuẩn mực kế toán (cần đặc biệt chú ý đến VAS 2, VAS 15, VAS 16), các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các

văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không. Cụ thể gồm:

o Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho.

o Phương pháp kế toán và phương pháp đánh giá hàng tồn kho.

o Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Chính sách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

ê Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho hàng tồn kho có nhất quán

với các năm trước không. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn

vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không.

C KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT / TESTING OF CONTROLS

Kiểm tra các hoạt động kiểm soát về mua hàng, phải trả và trả tiền được xác định tại Biểu 5.12.2 và các hoạt động kiểm soát về xuất kho, tính giá thành và giá vốn được xác định tại Biểu 5.13.3 của hồ sơ kiểm toán.

D THỦ TỤC PHÂN TÍCH / ANALYTICAL PROCEDURES

ê So sánh sự biến động của từng loại hàng tồn kho giữa kỳ này với kỳ trước,

giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong kỳ. Tìm hiểu và thu thập

ê So sánh tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản lưu động và tổng tài sản giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong kỳ. Tìm hiểu

và thu thập giải thích cho các biến động bất thường.

ê So sánh vòng quay HTK kỳ này với kỳ trước, thực tế với kế hoạch, giữa các

tháng/quý trong kỳ. Tìm hiểu, thu thập giải thích các biến động bất thường.

ê So sánh từng khoản mục chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi

phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của

kỳ này so với kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các

biến động bất thường.

ê So sánh giá thành đơn vị kỳ này với kỳ trước, thực tế với kế hoạch, giữa các

tháng (quý) trong kỳ. Tìm hiểu, thu thập giải thích các biến động bất thường.

E KIỂM TRA CHI TIẾT / SUBSTANTIVE PROCEDURES

ê Đối chiếu số dư đầu năm trên Báo cáo nhập xuất tồn với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

ê Trường hợp kiểm toán năm đầu tiên, xem hồ sơ kiểm toán năm trước của

công ty kiểm toán khác hoặc thực hiện kiểm kê tại ngày kiểm toán và cộng trừ lùi

để xác định hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm trước, xem xét tính hợp lý của

tỷ lệ lãi gộp để xác nhận số dư đầu năm.

ê Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Báo cáo nhập xuất tồn với Biên bản kiểm kê hàng tồn kho, sổ chi tiết hàng tồn kho.

ê Xem lướt Báo cáo nhập xuất tồn xem có khoản mục bất thường không? (số lượng tồn kho quá lớn hoặc quá thấp, số dư không đổi qua nhiều năm,...). ê Trường hợp Kiểm toán viên tham gia kiểm kê:

oXem xét lại hồ sơ kiểm kê.

oXem xét số lượng trên Biên bản kiểm kê hàng tồn kho với các giấy tờ,

tài liệu thu thập trong quá trình kiểm kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

oĐối chiếu số lượng các hàng tồn kho trên Báo cáo nhập xuất tồn với

số lượng trên Biên bản kiểm kê.

oTrường hợp thời điểm kiểm kê không phải tại ngày kết thúc kỳ kế

toán, kiểm tra các phiếu nhập, xuất kho để xác định số lượng hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

oKiểm tra việc điều chỉnh sổ sách kế toán theo số liệu kiểm kê, tất cả

ê Trường hợp Kiểm toán viên không tham gia kiểm kê:

oThu thập các tài liệu liên quan đến kiểm kê mà đơn vị thực hiện.

oĐánh giá mức độ tin cậy về kết quả kiểm kê của đơn vị.

oThực hiện việc kiểm kê mẫu một số khoản mục hàng tồn kho trọng

yếu và tiến hành kiểm tra các phiếu nhập, xuất kho để xác định số lượng hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

ê Trường hợp đơn vị không tổ chức kiểm kê, thực hiện kiểm kê mẫu một số

khoản mục hàng tồn kho trọng yếu tại thời điểm kiểm toán và cộng trừ lùi

để xác định số lượng hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ kế toán. ê Kiểm tra việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm kê.

ê Chọn mẫu một số nghiệp vụ nhập kho và xuất kho để kiểm tra sự phù hợp

với chứng từ gốc.

ê Chọn một số mặt hàng tồn kho để kiểm tra xem phương pháp tính giá hàng

tồn kho có phù hợp với chính sách kế toán đã công bố không? ê Kiểm tra việc ghi nhận hàng tồn kho đúng niên độ:

oChọn …… nghiệp vụ trước thời điểm kết thúc kỳ kế toán từ sổ kế toán

chi tiết tiến hành đối chiếu với phiếu xuất kho, phiếu xuất kho và chứng từ

xuất nhập hàng tồn kho khác.

oChọn …… phiếu xuất kho, phiếu xuất kho trước thời điểm kết thúc kỳ

kế toán tiến hành đối chiếu với chứng từ xuất nhập hàng tồn kho khác và sổ kế toán chi tiết.

oChọn …… nghiệp vụ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán từ sổ kế toán

chi tiết tiến hành đối chiếu với phiếu xuất kho, phiếu xuất kho và chứng từ

xuất nhập hàng tồn kho khác.

oChọn …… phiếu xuất kho, phiếu xuất kho sau thời điểm kết thúc kỳ

kế toán tiến hành đối chiếu với chứng từ xuất nhập hàng tồn kho khác và sổ kế toán chi tiết.

oKiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

oĐối chiếu số lượng sản phẩm dở dang trên bảng tính giá thành (hoặc

một tài liệu tương đương) với Biên bản kiểm kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

oSo sánh tỷ lệ phần trăm hoàn thành ước tính dựa trên quan sát tại thời điểm kiểm kê với tỷ lệ được dùng để tính toán giá trị sản phẩm dở dang.

oKiểm tra tính toán, phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang.

ê Kiểm tra tính toán giá thành sản phẩm trong kỳ:

Đối với hoạt động sản xuất

Thu thập Bảng tính giá thành sản phẩm trong kỳ và tiến hành các kiểm tra sau:

o Đối chiếu số liệu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu năm và cuối kỳ với các sổ chi tiết và WP có liên quan.

o Kiểm tra số lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ.

o Từ định mức nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm (chú ý xem

đơn vị đã đăng ký với cơ quan Thuế chưa) và số lượng thành phẩm sản xuất, tính toán và đánh giá tính hợp lý của lượng nguyên vật chính xuất dùng trong kỳ.

o Kết hợp phần hành kiểm toán Phải trả người lao động kiểm tra tính

hợp lý của chi phí nhân công trực tiếp đã hạch toán vào tài khoản 622.

o Chi phí sản xuất chung:

- Kết hợp với các phần hành tồn kho, lương, TSCĐ, chi phí trả trước, chi phí trích trước, thuế để kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (hoặc trực tiếp kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc).

- Thực hiện ước tính các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài có thể ước tính được như: điện, nước, tiền thuê văn phòng,…

- Chọn mẫu kiểm tra chi tiết các khoản chi phí phát sinh bằng tiền.

Lưu ý: Nếu đơn vị hoạt động dưới mức công suất bình thường thì phải

loại trừ các khoản chi phí chung cố định vượt mức công suất bình thường khi

tính giá thành sản phẩm.

o Từ số liệu các khoản mục chi phí đã tập hợp, kiểm tra tính hợp lý của

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 45)