5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu )
4.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
4.3.3.1. Tổng hợp kết quả, thực hiện thử nghiệm bổ sung
Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản nhằm thu
thập các bằng chứng kiểm toán cho khoản mục HTK tại công ty ABC, kiểm toán
viên tiến hành xem xét lại nếu có vấn đề phát sinh sẽ trực tiếp xin ý kiến nhóm trưởng để giải quyết. Sau đó, KTV sẽ tổng hợp kết quả các sai sót phát hiện được đối với khoản mục HTK để lập nên các bút toán đề nghị điều chỉnh.
4.3.3.2. Lập bút toán điều chỉnh a) Bảng tổng hợp lỗi Bảng 27: BẢNG TỔNG HỢP LỖI Đơn vị tính: đồng Bảng BCKQHĐKD
Bảng Cân đối kế toán Tham
chiếu Nội dung
NỢ CÓ NỢ CÓ
BF5.5 Hạch toán HTK về đúng niên độ
Nợ tài khoản 152 1.468.419.685
Có tài khoản 331 1.468.419.685
Kết luận: Ngoài lỗi trên khoản mục Hàng tôn kho không phát hiện lỗi trọng yếu khác.
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kiểm toán thực tế năm 2011 tại thủy sản ABC)
Ở các khoản mục khác, thực hiện tổng hợp lỗi tương tự kèm theo giải trình ở
cùng với kết quả của các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành kiểm toán:
xem xét các khoản nợ tiềm tàng, xem xét các sự kiện xảy ra sau khóa sổ, xem xét về giả định hoạt động liên tục, đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán, KTV chính tiến hành họp kết thúc nêu vấn đề với đơn vị nhằm đạt sự thống nhất giữa đôi bên về các bút toán cần điều chỉnh. Thông thường khách hàng sẽ chấp nhận hầu hết
các bút toán mà nhóm kiểm toán đưa ra sau đó gởi lại cho nhóm kiểm toán các
bút toán chấp nhận điều chỉnh. Căn cứ vào các bút toán khách hàng gởi lại, KTV
phụ trách mỗi phần hành sẽ hoàn thành biểu chỉ đạo bằng việc tập hợp tất cả các điều chỉnh có liên quan đến khoản mục mình phụ trách vào biểu chỉ đạo.
b) Biểu chỉ đạo
Bảng 28: BIỂU CHỈ ĐẠO
BNL Khớp với sổ cái
BTB Khớp với bảng cân đối số phát sinh
OB Khớp với báo cáo tài chính đã kiểm toán
^ Đã kiểm tra cộng dọc
Sau đó KTV in tất cả giấy tờ làm việc đánh ký hiệu tham chiếu, lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán. Nếu Phó giám đốc hoặc Giám đốc, (người soát xét hồ sơ kiểm
toán, ký báo cáo kiểm toán) sau khi kiểm tra hồ sơ có yêu cầu sửa chửa bổ sung
của phần hành nào thì KTV phụ trách phần hành đó sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ
Số cuối năm Khoản mục
Số đơn vị Điều chỉnh Sau điều chỉnh Số đầu năm
WP ref. Nguyên vật liệu 4.391.683.558 1.468.419.685 5.860.103.243 3.622.855.930 BF2 Công cụ, dụng cụ 863.998.014 - 863.998.014 908.850.726 BF3 Chi phí SXKD ddang 14.748.669.697 - 14.748.669.697 28.296.736.806 BF4 Thành phẩm 84.978.493.846 84.528.743.330 25.646.141.999 BF 5 Cộng 104.982.845.114 1.468.419.685 106.001.514.284 58.474.585.460 BTB, ^ ^ ^ OB, ^ BNL
đến khi người soát xét hồ sơ đồng ý. Lúc này Báo cáo kiểm toán dự thảo sẽ được
phát hành gởi khách hàng. Khi khách hàng đồng ý sẽ lập Báo cáo chính thức.
Ä Đánh giá về giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Về khoản mục hàng tồn kho: các bút toán điều chỉnh và vấn đề phát sinh đều được giải trình rõ ràng về thông tin, số liệu è hỗ trợ rất nhiều cho trưởng nhóm
trong quá trình xem xét lại, các vấn đề phát sinh và các điều chỉnh được tổng hợp sau đó được xem xét lại bởi trưởng nhóm, cùng với việc xin ý kiến nhóm trưởng
giải quyết các vấn đề còn tồn tại giúp cho các thiếu sót trong quá trình kiểm toán
phần nào được bổ sung ngay, ghóp phần hoàn chỉnh thêm việc kiểm toán khoản
mục này.
Về tổng thể: Các thủ tục trong giai đoạn này được thực hiện khá hoàn chỉnh,
giấy tờ làm việc được lưu đầy đủ trong phần kiểm tra “khác” của hồ sơ kiểm toán, đồng thời sẽ có một KTV khác rà soát lại hồ sơ một lần nữa và đề nghị bổ
sung, sữa chửa (nếu cần thiết) trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả kiểm toán trong phần này chưa được áp dụng thủ tục phân
tích chỉ dựa trên xét đoán của KTV và kết quả của việc đánh giá cũng chưa được
hồ sơ hóa.
4.3.4. Những kết luận sau khi kết thúc kiểm toán tại công ty cổ phần thủy sản ABC
a) Kết luận về mục tiêu kiểm toán
Sau khi tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại công ty CP Thủy Sản ABC, kiểm toán viên nhận định phạm vi kiểm toán đã đầy đủ, các mục tiêu kiểm toán đã được thỏa mãn và đủ cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán cho khoản mục hàng tồn kho.
b) Kết luận về công ty khách hàng
Từ những nhận xét căn cứ trên những chênh lệch được phát hiện sau quá
trình kiểm toán thực tế và mức trọng yếu thực hiện được xác định, KTV đã trình bày cụ thể trong Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán.
Ngoài ra, còn một số vấn đề liên quan đến việc kế toán và kiểm soát hàng tồn kho của Công ty CP Thủy Sản ABC được đánh giá như sau:
Ø Ưu điểm
- HTKSNB của công ty đối với hàng tồn kho được thiết kế tốt, vận hành hữu
hàng, … cũng như là cung cấp thông tin kịp thời về hàng tồn kho cho hoạt động
kinh doanh của công ty.
- Công ty tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hạch toán kế toán tại đơn vị,
quá trình kiểm toán được sự hợp tác nhiệt tình của ban lãnh đạo và các nhân viên kế toán trong đơn vị, nhân viên kho.
- Các sổ sách, dữ liệu, hồ sơ, chứng từ… được lưu trữ đầy đủ và an toàn. - Việc tổ chức kiểm kê được thực hiện đúng theo quy định và rất nghiêm túc.
Đối với HTK, mục tiêu hiện hữu và đánh giá là quan trọng nhất. Vì vậy, đây là một ưu điểm rất quan trọng mà đơn vị cần tiếp tục phát huy.
- Công ty có bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm hoạt động rất hữu hiệu. - Nguyên vật liệu đầu vào công ty tự sản xuất đây là lợi thế giúp công ty cạnh tranh về chiến lược giá trên thị trường.
Ø Nhược điểm
- Có áp dụng các phần mềm trong quản lý nhưng việc cập nhật, bảo trì chỉ được thực hiện khi phát sinh lỗi, điều này có thể trở thành sai sót không đáng có,
chậm phát hiện gây khó khăn cho công tác kế toán và quá trình quản lý.
- Chứng từ đầy đủ nhưng chưa lưu trữ hợp lý, thiếu tính khoa học nên việc kiểm tra đối chiếu chứng từ gốc mất nhiều thời gian.
- Đơn vị có chính sách về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhưng trên
thực tế chưa được thực hiện, nguyên nhân: do công công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc kiểm tra hàng tồn kho bị giảm giá ít được thực hiện.
- Giá thành 6 tháng đầu được tính bình quân cho tất cả các mặt hàng, 6 tháng cuối đơn vị đã tiến hành tính giá thành của mới chỉ hai mặt hàng chính nên khi số lượng các mặt hàng bán ra có thay đổi sẽ làm giá vốn cũng thay đổi điều này sẽ
làm sai lệch số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị. Việc không biết
được chính xác giá vốn của từng mặt hàng cũng gây khó khăn cho việc đưa ra
quyết định trong kinh doanh.
- Công ty chỉ cung cấp được sổ chi tiết và đầy đủ chứng từ tháng 1/2012 của tài khoản 152, các khoản muc khác của hàng tồn kho chưa cung cấp được do
chưa lên sổ kịp. Do đó kiểm toán viên không thể tiến hành thủ tục cut-off đầy đủ
Ø Kiến nghị
- Thực hiện cập nhật phần mềm định kỳ cho phù hợp với các văn bản pháp
luật mới và yêu cầu quản lý, bảo trì phần mềm định kỳ nhằm phát hiện và sữa
chửa các sai sót ngay khi mới phát sinh.
- Để khắc phục việc không quản lý được chính xác giá vốn, đề nghị đơn vị
tính giá thành cho từng chủng loại hàng, từng mặt hàng.
- Tổ chức lại việc lưu trữ chứng từ một cách khoa học, nhằm thuận lợi trong việc kiểm tra đối chiếu khi nhà quản lý có yêu cầu và cũng như khi có kiểm toán,
đồng thời hạn chế những thủ tục không cần thiết làm phát sinh thêm chi phí không đáng có.
- Đơn vị nên kiểm tra giá trị thuần có thể thực hiện được của các loại hàng tồn kho, so sánh với giá gốc để lập dự phòng giảm giá cho đúng với quy định và chuẩn mực kế toán.
c) Các vấn đề tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau
Công ty ABC tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng cho tất cả các mặt hàng nên không thể kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá, cũng như là giá vốn có rủi ro bị sai lệch so với thực tế, nhóm kiểm toán viên sau cần lưu ý hai vấn đề trên và lưu ý các bút toán đề nghị điều chỉnh cuối
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán A&C, được công ty tạo điều kiện tốt cho tôi được tiếp cận và tìm hiểu thực tế công việc kiểm toán. Bên cạnh việc áp dụng thực tế lý thuyết đã học vào quy trình kiểm toán hàng tồn kho
tại công ty khách hàng, nghiên cứu hồ sơ kiểm toán, phỏng vấn và tham khảo
một số ý kiến của các Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tại A&C, tôi xin được đưa ra một số ý kiến với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm
toán khoản mục hàng tồn kho tại công ty TNHH Kiểm toán A&C như sau:
5.1. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HTK TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
5.1.1. Ưu điểm
Các thủ tục kiểm toán được thực hiện đầy đủ đã đáp ứng các mục tiêu kiểm toán đặt ra và có đầy đủ cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực
và hợp lý của khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
Về nhân sự cuộc kiểm toán: Việc kiểm toán khoản mục HTK tại A&C thường được kiểm toán bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm, điều này hạn chế được sai sót. Vì khoản mục hàng tồn kho khá phức tạp và có số lượng nghiệp vụ
nhiều, đặc biệt là tính giá thành, vì thế việc phân công nhân sự như vậy là hợp lý.
KTV trước khi thực hiện kiểm toán HTK thường tìm hiểu thông tin về HTK
thông qua bảng tìm hiểu quy trình kiểm soát và bảng câu hỏi, phương pháp hạch
toán kế toán và tính giá thành, … trước tiên, sau đó mới tiến hành các thử
nghiệm. Điều này hỗ trợ cho KTV thực hiện công việc nhanh chóng, đảm bảo đúng thời gian theo hợp đồng, đồng thời đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng.
Các mẫu biểu từ kiểm kê, thiết kế chương trình kiểm toán, thực hiện chương trình,… đều được thiết kế sẵn (có thể bổ sung thêm tùy trường hợp) vừa mang tính linh động lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời mang tính chuyên nghiệp, hướng dẫn KTV thực hiện.
Trên thực tế, do hạn chế về thời gian, các thử nghiệm kiểm soát thường được
lợi trong kiểm tra đối chiếu với các tài liệu liên quan, giúp tiết kiệm được nhiều
thời gian, chi phí và công sức.
KTV thực hiện đầy đủ các thủ tục phân tích như đã nêu trong chương trình kiểm toán của công ty, cũng như lý thuyết kiểm toán. Qua đó KTV có cái nhìn tổng quát về số liệu cũng như các biến động liên quan đến HTK. Tất cả đều được
thể hiện trên giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán, các chênh lệch bất thường đều được KTV tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các lưu ý cho việc thực
hiện thử nghiệm chi tiết.
Với phương pháp lập tài khoản đối ứng bằng Excel (sử dụng công cụ Pivot Table and Pivot Chart Report) trong kiểm toán , KTV dễ dàng phát hiện ra các nghiệp vụ bất thường ứng với mỗi loại tài khoản. Từ đó, dễ dàng phát hiện các gian lận và sai sót có thể xảy ra.
Sau khi hoàn tất quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, chương trình kiểm
toán hàng tồn kho sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán theo file, sau đó được kiểm
tra lại bởi Giám đốc hoặc phó giám đốc xem xét. Nếu có sai sót hoặc công việc
kiểm toán chưa rõ ràng sẽ được đề nghị sửa đổi hoặc bổ sung để đảm bảo không
xảy ra bất cứ sai sót nào trong quá trình kiểm toán. Các tài liệu, thông tin mới về khách hàng đều được cập nhật, lưu lại trong hồ sơ kiểm toán sau khi kết thúc cuộc kiểm toán trong năm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán của công ty.
5.1.2. Tồn tại và nguyên nhân 5.1.2.1. Tồn tại 5.1.2.1. Tồn tại
Sau khi đánh giá quy trình kiểm toán dựa vào việc so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn kiểm toán tại A&C, tôi nhận thấy có một số tồn tại đối với quy trình kiểm toán Hàng tồn kho như sau:
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (phần lập kế hoạch kiểm toán)
- Việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ của khách hàng: công cụ lưu đồ chưa được
áp dụng, phép thử walk-through được chương trình kiểm toán hướng dẫn thực
hiện sau bảng tìm hiểu quy trình kiểm soát nhằm kiểm tra lại độ tin cậy của bảng
tìm hiểu quy trình, tuy nhiên kiểm toán viên không thực hiện, hoặc thực hiện kết
- Việc xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán: vấn đề này chỉ
mang tính chất lý thuyết, làm theo đúng hướng dẫn của công ty, trên thực tế không được áp dụng vào quá trình thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Thử nghiệm kiểm soát: kết quả thử nghiệm chưa được thể hiện trong hồ sơ
kiểm toán như là một bằng chứng kiểm toán, KTV ít khi sử dụng những kết quả
thu thập được trong việc tìm hiểu HTKSNB để giới hạn các thử nghiệm cơ bản.
- Thủ tục phân tích: KTV ít quan tâm tới các chỉ số tài chính liên quan tới
hàng tồn kho. Trong quá trình phân tích biến động không tiến hành cho từng mặt
hàng, từng chủng loại hay so sánh biến động qua các tháng, thủ tục phân tích chưa được sử dụng một cách hữu hiệu. Thông tin phân tích mới chỉ là các thông tin tài chính, thường so sánh số liệu năm được kiểm toán với năm trước. Kiểm
toán viên không đưa ra ước đoán nào, chưa lưu ý điểm sai sót, rủi ro cho quá
trình thực hiện thử nghiệm chi tiết. Nếu thủ tục phân tích được sử dụng hiệu quả,
kiểm toán viên có thể giảm bớt đáng kể các thử nghiệm chi tiết mà vẫn thu thập được bằng chứng nhưng không cần mất nhiều thời gian và công sức.
- Thử nghiệm chi tiết
+ Việc chọn mẫu chỉ dựa vào kinh nghiệm của KTV mà không áp dụng các phương pháp chọn mẫu như: chọn mẫu thống kê, chọn mẫu có hệ thống….
Việc kiểm tra chứng từ chủ yếu được thực hiện ở các phần tử có số phát sinh lớn
hoặc vượt quá một số tiền cụ thể. Làm như vậy sẽ rất có thể bỏ qua nhiều sai sót
nhỏ nhưng tổng hợp có thể vượt qua mức trọng yếu.
+ Kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm cơ bản mà ít sử dụng kết quả của việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB và các thử nghiệm kiểm soát. Điều này làm cho KTV phải thực hiện nhiều thủ tục và mất thời gian.