5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu )
5.1.2. Tồn tại và nguyên nhân
5.1.2.1. Tồn tại
Sau khi đánh giá quy trình kiểm toán dựa vào việc so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn kiểm toán tại A&C, tôi nhận thấy có một số tồn tại đối với quy trình kiểm toán Hàng tồn kho như sau:
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (phần lập kế hoạch kiểm toán)
- Việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ của khách hàng: công cụ lưu đồ chưa được
áp dụng, phép thử walk-through được chương trình kiểm toán hướng dẫn thực
hiện sau bảng tìm hiểu quy trình kiểm soát nhằm kiểm tra lại độ tin cậy của bảng
tìm hiểu quy trình, tuy nhiên kiểm toán viên không thực hiện, hoặc thực hiện kết
- Việc xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán: vấn đề này chỉ
mang tính chất lý thuyết, làm theo đúng hướng dẫn của công ty, trên thực tế không được áp dụng vào quá trình thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Thử nghiệm kiểm soát: kết quả thử nghiệm chưa được thể hiện trong hồ sơ
kiểm toán như là một bằng chứng kiểm toán, KTV ít khi sử dụng những kết quả
thu thập được trong việc tìm hiểu HTKSNB để giới hạn các thử nghiệm cơ bản.
- Thủ tục phân tích: KTV ít quan tâm tới các chỉ số tài chính liên quan tới
hàng tồn kho. Trong quá trình phân tích biến động không tiến hành cho từng mặt
hàng, từng chủng loại hay so sánh biến động qua các tháng, thủ tục phân tích chưa được sử dụng một cách hữu hiệu. Thông tin phân tích mới chỉ là các thông tin tài chính, thường so sánh số liệu năm được kiểm toán với năm trước. Kiểm
toán viên không đưa ra ước đoán nào, chưa lưu ý điểm sai sót, rủi ro cho quá
trình thực hiện thử nghiệm chi tiết. Nếu thủ tục phân tích được sử dụng hiệu quả,
kiểm toán viên có thể giảm bớt đáng kể các thử nghiệm chi tiết mà vẫn thu thập được bằng chứng nhưng không cần mất nhiều thời gian và công sức.
- Thử nghiệm chi tiết
+ Việc chọn mẫu chỉ dựa vào kinh nghiệm của KTV mà không áp dụng các phương pháp chọn mẫu như: chọn mẫu thống kê, chọn mẫu có hệ thống….
Việc kiểm tra chứng từ chủ yếu được thực hiện ở các phần tử có số phát sinh lớn
hoặc vượt quá một số tiền cụ thể. Làm như vậy sẽ rất có thể bỏ qua nhiều sai sót
nhỏ nhưng tổng hợp có thể vượt qua mức trọng yếu.
+ Kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm cơ bản mà ít sử dụng kết quả của việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB và các thử nghiệm kiểm soát. Điều này làm cho KTV phải thực hiện nhiều thủ tục và mất thời gian.
+ Việc kiểm tra giá thành chỉ dừng lại ở một vài tháng (với công ty ABC
chỉ thực hiện cho tháng 12) và không dựa trên thủ tục phân tích, thì khả năng
KTV không phát hiện được sai phạm là rất cao.
+ Việc xem xét đơn vị hoạt động có dưới mức công suất bình thường hay không thường không được thực hiện, nếu có thì cũng không được thể hiện trên giấy tờ làm việc như là một bằng chứng Kiểm toán.
- Đối với các khách hàng có thực hiện việc kiểm toán bán niên đôi khi nhóm
kiểm toán các tháng cuối năm do phải tìm hiểu lại phần WP của KTV trước, đồng thời khó khăn trong việc xác định trách nhiệm khi có vấn đề nảy sinh.
Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Các thủ tục trong giai đoạn này được thực hiện khá hoàn chỉnh, giấy tờ làm việc được lưu đầy đủ trong phần kiểm tra “khác” của hồ sơ kiểm toán, đồng thời
sẽ có một KTV khác rà soát lại hồ sơ một lần nữa và đề nghị bổ sung, sữa chửa
(nếu cần thiết) trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, việc đánh giá
kết quả kiểm toán trong phần này chưa được áp dụng thủ tục phân tích chỉ dựa trên xét đoán của KTV và kết quả của việc đánh giá cũng chưa được hồ sơ hóa.
5.1.2.2. Nguyên nhân
- Về HTKSNB
+ Về việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB và các thử nghiệm kiểm soát:
thực tế việc kiểm toán tại công ty khách hàng chỉ chiếm 3-4 ngày nhưng khối lượng công việc lại nhiều. Đây là nguyên nhân làm cho việc tìm hiểu và đánh giá
HTKSNB và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát không triệt để. Bên cạnh đó,
phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa có HTKSNB hoàn chỉnh nên rất khó khăn trong việc tiến hành thu thập các bằng chứng liên quan.
+ Việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB là một quy trình phức tạp đòi hỏi
KTV phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế dồi dào. Vì thế
KTV ít khi sử dụng những kết quả thu thập được trong việc tìm hiểu HTKSNB để giới hạn các thử nghiệm cơ bản.
+ Các thử nghiệm chi tiết tuy mất thời gian hơn nhưng lại ít rủi ro hơn.
Kết quả thu được từ việc việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB thường không đảm
bảo và tin cậy bằng các thử nghiệm cơ bản.
- Về việc chọn mẫu: kiểm toán viên thường linh hoạt trong cách chọn mẫu
để tiết kiệm thời gian. Đối với nghiệp vụ phát sinh ít, KTV chọn mẫu 100%. Đối
với các nghiệp vụ phát sinh nhiều, KTV chọn mẫu các nghiệp vụ có số phát sinh
lớn và đối ứng bất thường, diễn giải lạ... không thể áp dụng số mẫu tính từ
khoảng cách mẫu do số mẫu phải kiểm tra quá lớn lại bị hạn chế về mặt thời
gian.
- Kiểm toán viên ít quan tâm tới các tỷ số tài chính và thủ tục phân tích là do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán. Mặt khác theo chương trình kiểm toán
hiện hành, và năng lực thực tế của KTV việc so sánh chỉ dừng lại ở số liệu kì này với kì trước.
- Về việc kiểm tra giá thành: KTV không kiểm tra tất cả các thành phẩm mà chỉ chọn mẫu kiểm tra một số sản phẩm trong một vài tháng vì do giới hạn về
thời gian. Bên cạnh đó, đối với công ty chế biến thủy sản số lượng thành phẩm
cũng như giá trị rất lớn, phải tính giá liên tục trong từng tháng. Khi xuất kho thì một loại nguyên liệu dùng sản xuất cho nhiều loại sản phẩm. vì thế KTV tiến
hành chọn mẫu kiểm tra.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HTK TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)
Căn cứ vào những nhược điểm và nguyên nhân nêu trên, đề tài xin đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty Kiểm toán A&C như sau:
5.2.1. Giải pháp đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
- Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, đối với công ty
tương đối lớn, nhân viên kiểm toán không nên chỉ dựa vào bảng câu hỏi, bảng mô tả quy trình để mô tả lại hệ thống mà nên sử dụng kết hợp cả lưu đồ, phép
thử walk-through. Nếu việc vẽ lưu đồ trên máy gây mất nhiều thời gian thì KTV có thể phát thảo nhanh trên giấy hoặc sử dụng phần mềm RFFLOW 5.05.
Điều này sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá
các khu vực có nguy cơ xảy ra sai sót cao để tập trung các thử nghiệm cơ bản tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.
- Công ty nên xây dựng những quy định chung nhất về việc tìm hiểu hệ
thống kiểm soát nội bộ như là cách thức mô tả hệ thống, cách thức đánh giá mức
độ rủi ro kiểm soát, yêu cầu nhân viên kiểm toán lưu kèm với file làm việc, điều này sẽ rất có ích cho việc kiểm toán ở các năm sau cũng như giúp các kiểm toán viên kế nhiệm đỡ mất thời gian trong việc tìm hiểu khách hàng. Đây còn là bằng chứng xác thực nhất chứng minh cho sự hiểu biết của KTV về khách hàng.
5.2.2. Về chương trình kiểm toán hàng tồn kho
5.2.2.1. Bổ sung và hoàn thiện thử nghiệm kiểm soát
- Sau khi đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB tại công ty khách hàng. Tiếp
đến là cần thiết lập các thủ tục kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cho từng loại hình doanh nghiệp, phù hợp đặc điểm kinh doanh của từng loại
hình doanh nghiệp. Cụ thể: đối với các khách hàng có quy mô nhỏ thời gian và chi phí không cho phép thực hiện việc kiểm kê ở tất cả các kho nằm ở các địa
điểm khác nhau. Vì thế việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá rủi ro kiểm soát phù hợp lúc này sẽ rất quan trọng. Nó giúp KTV có cái nhìn khái quát về đặc điểm doanh nghiệp từ đó quyết định thu hẹp hay mở rộng các thử nghiệm chi tiết.
- Công ty nên thực hiện kết hợp việc tham quan đơn vị trong lần xuống chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho. Việc này giúp cho các KTV vừa tiết kiệm
được thời gian vừa có những hiểu biết thực tế hơn về việc thiết kế và vận hành hệ
thống kiểm soát nội bộ để có thể phân tích và xác định các trọng tâm kiểm toán một cách chính xác.
- Cần trang bị kiến thức cho nhân viên để kiểm soát các rủi ro trong môi
trường tin học hóa kế toán. Đồng thời phải thiết lập một số thủ tục nhằm kiểm
soát được các sai sót xảy ra trong môi trường tin học hóa kế toán.
5.2.2.2. Bổ sung và hoàn thiện thử nghiệm cơ bản Giải pháp đối với thủ tục phân tích
- Sau khi hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại các rủi ro kiểm toán và tiến hành các thử nghiệm cơ bản khi tiến hành kiểm toán HTK kiểm toán viên cần quan tâm hơn đến các thủ tục phân tích khi thực hiện các thử
nghiệm cơ bản. Việc thực hiện các thủ tục này sẽ giúp kiểm toán viên hiểu được
các xu hướng biến động của hàng tồn kho và dự đoán về khả năng có các sai lệch. Trong trường hợp hàng tồn kho không phải là một khoản mục trọng yếu, các thủ tục phân tích có thể cung cấp những bằng chứng đủ để kiểm toán viên kết luận về sự trung thực và hợp lý của khoản mục này trên báo cáo tài chính mà không cần phải thực hiện thử nghiệm chi tiết. Một số thủ tục phân tích đề nghị bổ sung đó là:
+ So sánh đơn giá từng mặt hàng năm nay với năm trước xem xét những biến động lớn hay những xu hướng bất thường trong giá cả.
+ So sánh các báo cáo sản xuất với phiếu nhập kho thành phẩm.
+ Rà soát mối quan hệ giữa số dư hàng tồn kho, với số hàng mua trong kỳ,
lượng sản xuất và số hàng tiêu thụ trong kỳ.
+ So sánh với các thông tin phi tài chính. Ví dụ như đối với việc kiểm tra tính hợp lý của số dư hàng tồn kho, khi khách hàng lưu giữ hàng tồn kho ở nhiều
kho khác nhau, kiểm toán viên có thể so sánh giữa số lượng hàng tồn kho trên sổ
sách với diện tích có thể chứa của kho đó. Các chỉ tiêu phi tài chính này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong công ty khách hàng.
Giải pháp đối với việc chọn mẫu
- Việc chọn mẫu nghiệp vụ kiểm tra chứng từ, hóa đơn nên kết hợp với
phương pháp lấy mẫu thống kê, làm như vậy sẽ đảm bảo tính khách quan, giới hạn được rủi ro, tối ưu hóa cỡ mẫu và hạn chế gặp phải trường hợp nhiều sai sót nhỏ nhìn có thể bỏ qua nhưng tổng hợp của những sai sót đó lại vượt quá mức trọng yếu. (Đơn vị có đề ra phương pháp chọn mẫu theo phương pháp thống kê dựa trên khoảng cách mẫu và số phát sinh, tuy nhiên hầu hết khi kiểm toán kiểm toán viên chỉ chọn mẫu ngẫu nhiên, chưa chọn mẫu theo phương pháp đã nêu.)
Giải pháp đối với việc kiểm tra giá thành
- Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang của đơn vị, khi KTV tiến hành kiểm toán phải đi sâu nghiên cứu quá trình sản xuất của đơn vị, xem đơn vị đã xác định chi phí sản xuất dỡ dang theo chỉ tiêu nào, số lượng thực tế là bao nhiêu chứ không dừng lại ở chỗ khớp giữa sổ sách và các tài khoản đối ứng.
- Thử nghiệm chứng kiến kiểm kê hoặc thu thập biên bản kiểm kê đối với hàng tồn kho cần được thực hiện chặt chẽ hơn vì đây là một thủ tục kiểm toán rất quan trọng đối với kiểm toán hàng tồn kho như đã phân tích ở trên. Nếu không thể tham gia chứng kiến kiểm kê cùng đơn vị khách hàng thì công ty kiểm toán phải tìm mọi biện pháp có thể để thực hiện tái kiểm kê hoặc thực hiện các thử
nghiệm thay thế để đảm bảo đưa ra ý kiến chính xác về tính trung thực hợp lý của khoản mục này được trình bày trên báo cáo tài chính của khách hàng.
- Kiểm toán viên trước khi kiểm toán tại công ty khách hàng phải tìm hiểu loại hình kinh doanh, những nguyên vật liệu…. được sử dụng trong quá trình sản xuất, những mặt hàng nào được sản xuất ra. Đồng thời phải tìm hiểu giá cụ thể
của từng loại nguyên vật liệu…. để xem đơn vị có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay không.
Giải pháp đối với việc kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá HTK
Công ty nên tiến hành tập huấn cho các nhân viên phương pháp kiểm tra
loại hình kinh doanh của đơn vị, đánh giá các loại hàng tồn kho có thể phải trích
lập dự phòng thông qua việc kiểm kê kho.
Một số giải pháp liên quan khác
- Đối với vấn đề điều chỉnh khi có sai lệch nhỏ so với mức trọng yếu. Kiểm
toán viên không nên đề nghị đơn vị điều chỉnh mà chỉ đề nghị điều chỉnh khi giá trị đó lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến khoản mục, đến báo cáo tài chính.
- Công ty cần xây dựng chương trình kiểm toán HTK một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Tùy vào mỗi khách hàng mà công ty áp dụng các chương trình kiểm toán, công việc thực hiện cho phù hợp. Nên thường xuyên luân chuyển nhân sự khi kiểm toán các loại hình doanh nghiệp khác nhau giúp KTV tích lũy thêm kinh nghiệm. Nếu có thể, nên có một bộ phận chuyên nghiên cứu và theo dõi những sự kiện sau khi kết thúc niên độ
của khách hàng. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho kết quả của cuộc kiểm toán.
- Ngoài ra, công ty nên có nhiều biện pháp để góp phần giảm áp lực cho nhân viên trong mùa kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
Công ty quan tâm nhiều hơn đến các chương trình chăm sóc khách hàng sau
khi kết thúc kiểm toán, tạo mối quan hệ thân thiết giữa công ty và khách hàng. Khi tiến hành phân tích đối ứng để phát hiện nghiệp vụ bất thường, công ty nên hướng dẫn cách thức nhận biết các nghiệp vụ mang tính chất không phù hợp trước cho các trợ lý kiểm toán mới. Bên cạnh đó hướng dẫn cách giải quyết hoặc
yêu cầu giải trình và đề nghị cung cấp chứng từ liên quan khi phát hiện nghiệp vụ
bất thường. Điều này giúp các trợ lý kiểm toán có thêm hiểu biết về chuyên môn và cách thực hiện nghiệp vụ trên máy tính, tạo thêm nhiều thời gian cho việc thu
thập thêm nhiều bằng chứng khác. Việc sắp xếp phân công KTV tham gia chứng
kiến kiểm kê cần được thực hiện chặt chẽ và khoa học hơn để đảm bảo việc thực
hiện kiểm kê được tiến hành ở tất cả các khách hàng. Bên cạnh đó đảm bảo hàng