Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp miền nam đến năm 2020 (Trang 48 - 53)

Với trình độ khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nhiều nông dân trên cả nước đã tạo ra những chiếc máy bơm nước đạp chân DH4 hay máy bơm nước qua động cơ xe máy, máy trục bùn, máy tra hạt, máy gieo đậu tương 8 hàng, máy bạt gốc mía, máy dệt chiếu, máy gặt đập liên hợp. Điều này làm góp phần giải phóng sức người, nâng cao năng suất lao động, tạo nên những vụ mùa bội thu. Tuy

nhiên, hiện tại các sản phẩm này chỉ mang tính cá thể, mức độ ảnh hưởng không lớn đối với SVEAM nên xem như chưa có sản phẩm thay thế.

2.2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Qua phân tích đánh giá trên, đồng thời tham khảo ý kiến một số chuyên gia (Phụ lục 2), tác giả xây dựng được ma trận các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SVEAM như trong bảng 2.13

Ta thấy, các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của Công ty SVEAM đã nhận diện trong quá trình phân tích môi trường bên ngoài và được lập thành danh mục trong phiếu ý kiến. Nó được gửi đến các chuyên gia trong ngành nhằm tham khảo ý kiến, đánh giá mức độ quan trọng và phân loại cho các yếu tố.

Từ sự đánh giá của các chuyên gia kết hợp với sự phân tích và tổng hợp của tác giả, ta có bảng 2.13. Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,540 cho thấy khả năng phản ứng của SVEAM hơn mức trung bình (2,5) trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và ứng phó với các đe dọa từ bên ngoài.

Ma trận EFE cho thấy các yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của ngành GDP bình quân đầu người tăng, chính trị ổn định, khoa học công nghệ tiên tiến, tiêu thụ ít nhiên liệu và ít gây ô nhiễm môi trường, vị trí địa lý thuận lợi, phản ứng trước việc bị cạnh tranh, phản ứng với sự mặc cả của khách hàng.

Với mức phân loại 3 và 4 cho thấy các chiến lược của công ty SVEAM ứng phó hiệu quả, tận dụng thành công nhờ vào tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, phản ứng tốt với tình hình kinh tế, xã hội, tận dụng thuận lợi về mặt vị trí địa lý, sự ổn định về mặt chính trị, đầu tư công nghệ hiện đại,...

Tuy nhiên SVEAM chưa phản ứng tốt với yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm của thị trường. Vì vậy, trong quá trình xây dựng chiến lược SVEAM cần chú ý phản ứng tận dụng cơ hội và hạn chế nguy cơ trên.

Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Môi

trường STT Các yếu tố bên ngoài

Mức quan trọng (1) Phân loại (2) Số điểm quan trọng (3)=(1)*(2) Môi trường vĩ mô

1 GDP tăng trưởng qua nhiều năm, kinh tế

Việt Nam sớm phục hồi 0,060 3 0,180

2 Tình hình lạm phát 0,020 1 0,020

3 Chỉ số giá tiêu dùng cao 0,020 1 0,020

4 Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng 0,030 1 0,030

5 Chỉ số giá cước vận tải tăng 0,030 1 0,030

6 Chính trị ổn định 0,080 4 0,320

7 Luật đầu tư hấp dẫn 0,040 2 0,080

8 Dân số Việt Nam đông, 70% làm nghề nông 0,050 3 0,150

9 Thu nhập bình quân đầu người tăng 0,030 3 0,090

10 Tâm lý chọn hàng giá rẻ 0,060 2 0,120

11 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi 0,050 3 0,150

12 Tiên tiến, giảm tiêu thụ nhiên liệu, ít ô

nhiễm, chất lượng sản phẩm tốt 0,080 4 0,320

Môi trường

vi mô

13 Quyền năng mặc cả của khách hàng ngày

càng lớn 0,080 2 0,160 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Đối thủ cạnh tranh Trung Quốc 0,100 2 0,200

15 Cạnh tranh quốc tế khóc liệt, không còn

được bảo hộ của chính phủ 0,080 2 0,160

16 Nhà cung cấp có uy tín, ổn định 0,060 3 0,180

17 Sản phẩm thay thế chưa đủ khả năng cạnh

tranh 0,030 1 0,030

18 Quy hoạch phát triển ngành của Chính phủ

giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2020 0,100 3 0,300

TỔNG ĐIỂM 1,00 2,540

(Nguồn: Điều tra của tác giả vào tháng 03/2012)

Qua việc phân tích môi trường kinh doanh của Công ty SVEAM, những cơ hội và nguy cơ chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh được nhận diện như sau:

Cơ hội

1. GDP tăng trưởng qua nhiều năm, kinh tế Việt Nam sớm phục hồi. 2. Chính trị ổn định, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

4. Khoa học công nghệ tiên tiến, giảm tiêu thụ nhiên liệu, ít ô nhiễm, chất lượng sản phẩm tốt.

5. Dân số Việt Nam đông, 70% làm nghề nông. 6. Thu nhập bình quân đầu người tăng.

7. Nhà cung cấp đầu vào uy tín, ổn định

8. Quy hoạch phát triển ngành của Chính phủ giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến 2020.

Nguy cơ

1. Tình hình lạm phát 2. Chỉ số giá tiêu dùng cao

3. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng 4. Chỉ số giá cước vận tải tăng

5. Luật đầu tư hấp dẫn 6. Tâm lý chọn hàng giá rẻ

7. Quyền năng mặc cả của khách hàng ngày càng lớn. 8. Đối thủ cạnh tranh Trung Quốc

9. Cạnh tranh quốc tế khốc liệt, không còn được bảo hộ của chính phủ. 10. Sản phẩm thay thế chưa đủ khả năng cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG2

Trong chương 2, tác giả tập trung phân tích các hoạt động, các yếu tố môi trường bên trong của Công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp Miền Nam như: công tác quản trị, nguồn nhân lực, tài chính, khả năng sản xuất, marketing, liên hệ với trung gian,.... Từ đó, rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu của công ty và xây dựng ma trận đánh giá nội bộ (IFE). Qua đó, thấy được công ty cần phát huy hơn nữa những mặt mạnh nào và cần tập trung khắc phục điểm yếu nào.

Ngoài ra, chương 2 cũng tập trung phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô của công ty. Qua đó, hình dung được bức tranh tổng thể về môi trường bên ngoài, xác định được các cơ hội và đe dọa đang ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Từ đó, xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để thấy được khả năng

thích ứng, đối phó của công ty với môi trường; đồng thời, thấy được công ty cần tập trung khai thác những cơ hội nào và khắc phục, hạn chế những đe dọa nào.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐỘNG CƠ VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp miền nam đến năm 2020 (Trang 48 - 53)