Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (Khoản 20, Điều 4, Chương I – Luật du lịch Việt Nam năm 2005).
Du lịch văn hóa là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của địa phương, thông qua các vật hấp dẫn hoặc phương thức biểu đạt như: các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán.
Du lịch văn hóa bao gồm nhiều loại như: du lịch hành hương, du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch làng nghề…
1.4. NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỊCH
1.4. NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỊCH tố thành phần gồm: kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính trị - luật pháp và văn hóa.
Yếu tố kinh tế
Mức độ tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy các nội dung như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở hữu nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vấn đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Yếu tố chính trị - pháp luật
Ngành du lịch là một trong các ngành rất nhạy cảm với các sự kiện như: ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trung quyền lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhà nước, hệ thống luật pháp, văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, đường lối phát triển du lịch của trung ương và địa