Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương trâm xã hội hóa phát triển du lịch.
Hiện nay, du lịch Đồng Nai đang bị hạn chế nguồn vốn cho đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch du lịch đã được quy hoạch và trùng tu các di tích lịch sử, khôi phục các giá trị văn hóa đã bị mai một. Do đó, việc huy động nguồn vốn là yếu tố
79
quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Tỉnh trong thời gian tới.
Để giải quyết nhu cầu về nguồn vốn đầu tư, ngành du lịch Tỉnh cần xem xét một số giải pháp sau:
- Huy động vốn từ người dân và doanh nghiệp: đây là nguồn vốn còn tiềm tàng lớn trong dân và doanh nghiệp, do đó cần phải cải tiến các thủ tục hành chính trong khâu cấp phép đầu tư, cấp quyền sử dụng đất…, nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch hay kinh doanh các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, xây dựng trung tâm mua sắm, khai thác dịch vụ vận chuyển …, phục vụ cho nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Tỉnh vay vốn đầu tư phát triển du lịch.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các kênh huy động vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp hay cho vay đầu tư phát triển. Cần hướng nguồn vốn vào các dự án lớn như: xây dựng khách sạn cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hiện đại, phát triển các khu, điểm du lịch mang tầm cỡ của vùng, quốc gia và quốc tế…, trong đó cần chú trọng mời các tập đoàn du lịch, vui chơi giải trí, thể thao lớn đến đầu tư để tận dụng nguồn khách và hệ thống tiếp thị sẵn có của họ vào chương trình phát triển du lịch chung của cả Tỉnh. Để tăng tính hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành du lịch cần có những cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt dựa trên cơ sở không những những phù hợp với luật pháp trong nước mà còn cần phù hợp với thông lệ quốc tế về du lịch, để nhà đầu tư hiểu được sự quan tâm của địa phương đến các lợi ích của nhà đầu tư.
- Vốn ngân sách: tập trung nguồn vốn ngân sách Tỉnh cho phát triển du lịch vào các công tác sau: Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm, tuyến du lịch trọng điểm của Tỉnh; bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các di tích lịch sử cách mạng có tính chất đặc biệt quan trọng; phát triển công tác xúc
80
tiến và quảng bá du lịch…, nguồn vốn này sẽ được gia tăng khi các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của Đồng Nai.
- Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp, khách sạn nhà nước làm ăn kém hiệu quả để tạo thêm nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các cơ sở du lịch.