Tình hình phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 44)

2.2.2.1. Dân số và dân tộc

Dân số

Theo niên giám thống kê 2010 của Cục thống kê Đồng Nai, dân số trung bình toàn Tỉnh là 2.569.442 người ( xếp thứ 5/64 Tỉnh, thành phố cả nước), với mật độ dân số là 435 người/km2.

Tốc độ gia tăng dân số bình quân giai đoạn 2008 – 2010 là 2,69%/năm. Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và làn song di cư của nhiều người dân lao động nghèo ở các tỉnh phía Bắc vào Nam làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung. Tỷ lệ dân số ở Đồng Nai tập trung nhiều nhất là tại Thành phố Biên Hòa và các huyện Long Thành, Trảng Bom và Xuân Lộc.

Bảng 2.5: Dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT 2008 2009 2010

Dân số trung bình Người 2.432.745 2.499.656 2.569.442 Mật độ dân số Người/km2 412,054 423,152 434,965

Tỷ lệ tăng tự nhiên % 11,61 15,66 11,90

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)

Các dân tộc trong Tỉnh

Đồng Nai hiện có 31 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn Tỉnh, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm khoảng 92% dân số, còn lại là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có 04 dân tộc bản địa là Chơro, Châu Mạ, Stiêng và Cơ Ho… [14].

35

2.2.2.2. Nguồn lao động

Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn Tỉnh năm 2010 là 1.398.192 người, chiếm 54,4% tổng dân số, được phân theo các ngành nghề kinh tế sau:

Bảng 2.6: Lao động Đồng Nai phân theo ngành kinh tế

Ngành Số người Tỷ lệ

Nông, Lâm nghiệp 420.505 30,1%

Công nghiệp chế biến 457.649 32,7%

Xây dựng 78.955 5,6%

Khách sạn, nhà hàng 43.299 3,1%

Vận tải, thông tin 57.147 4,1%

Tài chính, tín dụng 3.060 0,2%

Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng 19.824 1,4%

Giáo dục và đào tạo 46.660 3,3%

Khác 271.093 19,4%

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)

Từ bảng 2.6 cho thầy, nguồn lao động Đồng Nai rất dồi dào về số lượng. Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển so với tiềm năng vốn có của ngành. Vì vậy trong thời gian tới Đồng Nai cần có những chính sách thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng để trở ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH LỊCH

2.3.1. Cơ sở hạ tầng

2.3.1.1. Hệ thống giao thông

Đồng Nai là một Tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sân Nhất đã tạo điều

36

kiện thuận lợi trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bản Tỉnh hiện nay nếu tính cả giao thông nông thôn và giao thông khu phố thì có 6.266,7 km trong đó: đường Quốc lộ gồm 05 tuyến với tổng chiều dài 244,2 km, đường Tỉnh gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 370km, đường huyện, thị xã, thành phố gồm 249 tuyến với tổng chiều dài 1.317 Km, đường xã phường gồm 2.629 tuyến có tổng chiều dài 3.835km và đường chuyên dùng gồm 155 tuyến với tổng chiều dài 390km

Hệ thống đường sắt Bắc Nam đi qua Tỉnh dài 87,5km với 08 ga là: Biên Hòa, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo.

Hệ thống giao thông đường thủy trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai gồm: Cảng Long Bình Tân, Cảng Gò Dầu A, Cảng Gò Dầu B, cảng SCTGAS-VN, cảng VTGAS… với sản lượng hàng hóa thông quan các cảng biển hiện nay trên 3 triệu tấn/năm.

Hệ thống giao thông đường hàng không với cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. Dự kiến đi vào hoạt động 2016 với năng lực thiết kế 100 triệu hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

2.3.1.2. Bưu chính viễn thông

Đến năm 2010 thì ngành bưu chính, viễn thông tỉnh Đồng Nai đã có 69 mạng lưới dịch vụ bưu điện trãi rộng khắp trên địa bàn Tỉnh. Trong đó, bưu điện trung tâm 1 điểm, bưu điện huyện, thị xã 10 điểm, bưu điện khu vực 58 điểm. Ngoài ra, Đồng Nai có 436.590 thuê bao cố định và 107.081 thuê bao internet [2].

Hiện nay, mạng lưới bưu chính, viễn thông của Tỉnh đã trực tiếp liên lạc được với các địa phương trong nước và các nước trên thế giới, kể cả các dịch vụ internet tốc độ cao, đường truyền số liệu (DDN, XDSL, Frame relay, leased line…), Video conference…và các dịch vụ chuyển phát nhanh.

2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

37

Theo thống kê của sở VHDLTT thì tính tới thời điểm 31/10/2010, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 408 cơ sở lưu trú du lịch với 4.890 phòng nghĩ, trong đó có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 03 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao và 06 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Bảng 2.7: Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 31/10/2010 Số cơ sở lưu trú có đến 31/10/2010 Số cơ sở Số buồng Công xuất

phòng 1 – Số khách sạn đã được xếp hạng - 5 sao - 4 sao 1 132 40% - 3 sao 1 88 57% - 2 sao 3 131 62,7% - 1 sao 2 62 65% - Đạt tiêu chuẩn 6 131 60% 2 – Số khách sạn chưa được xếp hạng 27 618 Trong đó: đạt tiêu chuẩn quốc tế

3 – Các loại cơ sở lưu trú khác 368 3.735 63%

(Nguồn: sở VHTTDL Đồng Nai)

Số lượng cơ sở lưu trú tại Đồng Nai trong những năm gần đây từng bước được cải thiện về chất lượng. Đặc biệt trong năm 2010, Đồng Nai đã có khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên do công ty Trách nhiệm hữu Hạn Vĩnh Tường đầu tư đã đi vào hoạt động góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng khách. Tuy nhiên về tổng thể thì hệ thống lưu trú của Đồng Nai vẫn còn hạn chế về chất lượng, phần lớn là các khách sạn, nhà nghỉ vừa và nhỏ, chất lượng phục vụ chưa cao.

Các cơ sở lưu trú du lịch của Đồng Nai phân bố không đều, phần lớn là tập trung ở thành phố Biên Hòa với khoảng 260 cơ sở lưu trú du lịch, Còn ở các khu vực thị xã, huyện thì vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Danh sách các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn hiện có trên địa bàn Tỉnh được thể hiện trong phần (phụ lục số 2).

Nhìn chung, số lượng khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn Tỉnh đã thẩm định, xếp hạng còn thấp do các cơ sở lưu trú có quy mô vừa và nhỏ, trang thiết bị, tiện

38

nghi chưa đảm bảo, phần lớn các nhà nghỉ chưa lập thủ tục đề án bảo vệ môi trường theo quy định, một số khách sạn có trang thiết bị tốt nhưng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu nên chưa đủ điều kiện để được công nhận hạng.

2.3.2.2. Cơ sở ăn uống

Số cơ sở ăn uống khách sạn – nhà hàng năm 2009 đạt tiêu chuẩn nhà hàng là 205 cơ sở, tăng 58 cơ sở so với năm 2008. Bên cạnh đó số cơ sở là quán ăn nhỏ, bar, căn tin…phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân là 17.504, tăng 999 cơ sở so với năm 2008.

Bảng 2.8: Số cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Năm 2008 2009 2010

Số cơ sở khách sạn – nhà hàng 147 174 205

Số cơ sở tư nhân kinh doanh

nhà hàng, bar, căn tin 16.505 16.814 17.504

(Nguồn: Sở VHTTDL Đồng Nai)

Nhìn chung, số cơ sở ăn uống hiện có trên địa bàn Tỉnh tương đối nhiều, tuy nhiên phần lớn là các cơ sở đạt tiêu chuẩn đều tập trung ở thành phố Biên Hòa vì đây là khu đô thị trung tâm của Tỉnh. Còn tại các huyện, thị xã thì hầu như du khách chỉ ăn uống trong hệ thống phục vụ ẩm thực của các khu, điểm tham quan du lịch.

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 2008 – 2010

2.4.1. Doanh thu du lịch

Trong những năm gần đây, doanh thu du lịch Đồng Nai tăng đều và ổn định. Tổng doanh thu du lịch tăng 1,4 lần từ 293,7 tỷ đồng năm 2008 đến năm 2010 đạt 415,85 tỷ đồng, bình quân tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn 2008 – 2010 là 19%, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng đóng góp nhiều vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai.

39

Bảng 2.9: Hiện trạng doanh thu du lịch Đồng Nai 2008 -2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010

Tổng doanh thu du lịch Triệu đồng 293.707,00 355.717,89 415.850,00

- Lữ hành Triệu đồng 22.413,00 34.160,47 31.700,00 - Lưu trú Triệu đồng 90.672,00 139.285,14 128.400,00 - Ăn uống Triệu đồng 90.753,00 103.343,28 128.500,00 - khác Triệu đồng 89.868,00 78.929,00 127.250,00

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 13)

Trong cơ cấu doanh thu du lịch (biểu đồ 2.1) thì dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ vui chơi giải trí có tỉ lệ tương đối cân bằng nhau là khoảng 30%. Trong khi đó dịch vụ Lữ hành chiếm tỉ trọng rất thấp, năm 2008 là 7,63% và năm 2010 là 7,62%. Điều này cho thấy khả năng khai thác thị trường của các công ty lữ hành trên địa bàn Tỉnh vẫn còn hạn chế so với lợi thế về thị trường du lịch của Đồng Nai.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu du lịch Đồng Nai năm 2008 & 2010

2.4.2. Khách du lịch

Tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai trong giai đoạn 2008- 2010 đã tăng gấp 1,4 lần từ 1.461.552 lượt khách năm 2008 đến năm 2010 đạt 2.069.700 lượt khách, tốc độ tăng bình quân lượt khách của giai đoạn này là 19%.

7,63% 30,87% 30,90% 30,60% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Lữ hành Lưu trú Ăn uống Khác

Năm 2008 7,62% 30,88% 30,90% 30,60% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Lữ hành Lưu trú Ăn uống Khác

40

Bảng 2.10: Hiện trạng khách du lịch đến Đồng Nai giai đoạn 2008 -2010

Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010

Tổng lượt khách Lượt 1.461.552 1.748.115 2.069.700

Trong đó: khách quốc tế Lượt 30.135 41.306 42.600

Tỉ lệ % 2,06% 2,36% 2,06%

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 13)

Qua bảng số 2.10 ta thấy, khách quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượt du khách, bình quân khoảng 2%/năm. Khách chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, khách tham dự hội nghị và các nhà nghiên cứu sinh học tại VQG Cát Tiên. Từ hiện trạng trên có thể thấy các điểm du lịch ở Đồng Nai chưa thực sự hấp dẫn được du khách quốc tế.

Khách du lịch đến Đồng Nai thường tham quan ở một số địa điểm du lịch như: Thác Giang Điền, Khu du lịch Bửu Long, VQG Cát Tiên, Khu du lịch Vườn Soài, Khu du lịch Bò Cạp Vàng…, đặc biệt là khu du lịch Núi Chứa Chan - Chùa Gia Lào là điểm du lịch hành hương thu hút khách du lịch cao nhất cả Tỉnh hiện nay, hàng năm đón trên 100.000 lượt khách.

Thời gian lưu trú và mức chi tiêu

Khách du lịch đến Đồng Nai có thời gian lưu trú bình quân ở mức khá thấp so với các Tỉnh thành lân cận, bình quân giai đoạn 2008 – 2010 là 1,03 ngày/khách.

Thời gian lưu trú của khách du lịch thấp, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất của du lịch Đồng Nai chưa đủ sức đáp ứng các nhu cầu của khách. Mặt khác, các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch còn giới hạn chủ yếu là các hoạt động tham quan ngắm cảnh, do đó chưa tạo được sức hấp dẫn và giữ chân khách du lịch được dài ngày.

41

Bảng 2.11: Thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của du khách

2008 2009 2010

Thời gian lưu trú bình quân

(ngày /khách) 0,99 1,00 1,11

- Khách trong nước 0,97 0,98 1,09

- Khách quốc tế 1,50 1,53 1,53

Mức chi tiêu bình quân (triệu đồng/ngày khách)

- Khách trong nước 0,323 0,341 0,359

- Khách quốc tế 0,355 0,369 0,387

Ghi chú: Thời gian lưu trú bình quân = ngày khách/số khách

(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)

Thời gian lưu trú thấp cùng với sự hạn chế các dịch vụ vui chơi giải trí của các khu, điểm du lịch trên địa bản Tỉnh đã làm ảnh hưởng đến mức chi tiêu của du khách đến Đồng Nai. Cụ thể là mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách trong nước (năm 2010) là 359.000 đồng và khách quốc tế là 387.000 đồng. Về lâu dài nếu tình trạng này không được cải thiện thì sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ du lịch mà còn ảnh hưởng chung đến sự thu hút, hấp dẫn của du lịch Đồng Nai.

Thông tin về khách du lịch đến Đồng Nai (theo dữ liệu điều tra)

- Giới tính và độ tuổi: khách du lịch đến Đồng Nai phần lớn có độ tuổi trung

bình từ 26 đến 40 chiếm 46% và từ 18 đến 25 chiếm 36%, có tỉ lệ giới tính tương đối bằng nhau là nam chiếm 56% và nữ là 44%.

Từ bảng 2.12 cho thấy, đa phần du khách là người đang ở độ tuổi thanh niên và ở độ tuổi này du khách thường có sở thích đi du lịch dã ngoại để khám phá những cảnh quan tự nhiên và thích giao lưu văn hóa. Những đặc điểm này của du khách là phù hợp với du lịch Đồng Nai nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên và nhiều nét văn hóa đặc sắc của Đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên hiện nay các địa điểm du lịch tại Đồng Nai vẫn còn bị hạn chế về các dịch vụ vui chơi giải trí để có thể phục vụ tốt nhu cầu của du khách, đồng thời

42

các loại hình du lịch cộng đồng gắn liền với nếp sống, phong tục tập quán của người dân bản địa vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng vốn có.

Bảng 2.12: Giới tính và độ tuổi của khách du lịch đến Đồng Nai

Đơn vị tính: người Giới tính Nam Nữ Tổng cộng Độ tuổi Dưới 18 0 0 0 Từ 18 đến 25 12 6 18 Từ 26 đến 40 13 10 23 Từ 41 đến 55 2 4 6 Trên 55 1 2 3 Tổng cộng 28 22 50

(Nguồn: Dữ liệu điều tra)

- Trình độ học vấn: qua dữ liệu điều tra cho thấy, du khách là những người

có trình độ học vấn tương đối cao. Tỷ trọng du khách có trình độ phổ thông và trung học chiếm 36%, còn lại là từ trình độ cao đẳng trở lên. Trình độ học vấn của du khách có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn địa điểm du lịch, do có nhận thức cao, du khách sẽ quan tâm đến môi trường và các điều kiện về tài nguyên nhiều hơn. Đồng thời họ cũng là người thường xuyên đi du lịch và có khả năng chi trả cao. Do vậy, để thu hút được đối tượng du khách này, Đồng Nai cần chú trọng phát triển loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và những loại hình du lịch có chất lượng cao.

- Nghề nghiệp và mức thu nhập: du khách đến Đồng Nai phần lớn là đã đi

làm, trong đó nhiều nhất là bộ phận cán bộ, công nhân viên đang làm cho các doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 58%, ngược lại số lượng du khách là học sinh, sinh viên chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp là 18%.

Mức thu nhập hàng tháng của du khách là khá cao so với mức thu nhập trung bình của người Việt Nam, phần lớn là nằm trong khoản từ 2 đến 4 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 64%.

43

Biểu đồ 2.2: Mức thu nhập của du khách

(Nguồn: dữ liệu điều tra)

Du lịch từ lâu đã được xem là một mặt hàng “xa xỉ”, thường chỉ đáp ứng cho nhu cầu của những người có thu nhập khá, nên đối với nhiều tầng lớp nhân dân lao động có mức thu nhập thấp như công nhân và học sinh, sinh viên thì việc đi du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)