Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 76)

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu phát triển kinh tế: cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân địa phương, mang lại nguồn thu đáng kể vào GDP của tỉnh Đồng Nai, để đến năm 2015 đưa ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 38-39% trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu phát triển văn hóa xã hội: thoả mãn đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài Tỉnh. Góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân địa phương, cộng đồng về việc

67

phát huy, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, từng bước tạo điều kiện ổn định và phát triển xã hội theo định hướng công bằng và văn minh.

Mục tiêu về bảo vệ môi trường: giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia khai thác và giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tạo mối liên hệ và gắn bó hơn giữa con người, thiên nhiên và môi trường trường sống.

Mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy các ngành khác phát triển: tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ, các ngành hỗ trợ có liên quan đến du lịch phát triển. Phấn đấu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tỷ trọng khu vực thương mại dịch vụ ngày càng tăng.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Theo các số liệu hiện tại, với tốc độ sự tăng trưởng như hiện nay (tốc độ tăng bình quân doanh thu 19%/năm, tốc độ tăng bình quân lượt khách 19%/năm), ngành du lịch Đồng Nai có khả năng phấn đấu đạt một số chỉ tiêu trong giai đoạn 2011 – 2015:

- Tốc độ tăng bình quân doanh thu du lịch : 21%/năm - Tốc độ tăng bình quân lượt khách du lịch : 21%/năm

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015

3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng ưu điểm 3.2.1.1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm 3.2.1.1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm

Sản phẩm du lịch là yếu tố then chốt trong việc chọn lựa địa điểm của du khách. Do đó, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch ở mỗi địa phương nhằm thu hút du khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch là điều cần thiết được quan tâm thực hiện.

Đa dạng hóa sản phẩm là tạo ra nhiều sản phẩm du lịch từ các tài nguyên hiện có và tài nguyên tự tạo. Với du lịch Đồng Nai để thực hiện hiệu quả giải pháp này thì cần dựa vào những yếu tố nền tảng là:

68

- Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên: Núi, rừng, thác, sông và hồ. - Vị trí địa lý: Gần các trung tâm du lịch lớn của vùng.

- Du khách tại chỗ: Chuyên gia, lao động khu công nghiệp, học sinh sinh viên và đoàn viên thanh niên.

Từ đó phát triển các sản phẩm du lịch chủ yếu sau:

- Du lịch tham quan, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề: là loại hình phát triển phù hợp với các địa điểm ở Thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và Nhơn Trạch, nhằm mục đích phục vụ khách trong ngày bằng các trò chơi náo nhiệt, vận động, có thể phát triển trên diện tích nhỏ nhưng thu hút lượng du khách tại chỗ và từ TP.HCM rất tốt.

- Du lịch mua sắm và dịch vụ: khai thác thế mạnh tuyến TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu, là tuyến kết hợp tâm điểm của các cụm phát triển nhanh về kinh tế, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Do vậy, nguồn khách từ doanh nghiệp, cơ sở thương mại, các khu công nghiệp và đô thị lớn sẽ rất đáng kể. Đây là cơ hội hình thành các cụm dịch vụ dọc theo quốc lộ 51, phục vụ cho các nhu cầu: mua sắm, lưu trú, giải trí, dịch vụ sức khỏe và ăn uống.

- Phát triển tuyến du lịch đường sông gắn kết các điểm tham quan, vui chơi giải trí (cù lao Ba Xê, cù lao Hiệp Hòa, làng bưởi Tân Triều) với các di tích lịch sử văn hóa dọc theo sông Đồng Nai và xa hơn là nối tuyến du lịch đường sông với TP.HCM và Bình Dương.

- Tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí và thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa tại các khu, điểm du lịch hiện có trên địa bàn Tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, qua đó kéo dài thời gian lưu trú trung bình và tăng chi tiêu trung bình của du khách đến Đồng Nai.

- Khôi phục và phát triển những lễ hội truyền thống của các dân tộc ít người như: lễ hội đâm trâu (dân tộc Châu Mạ - Tân Phú), lễ hội cúng lúa mới ( dân tộc Châu Ro – Xuân Lộc), lễ hội Ramadam (dân tộc Chăm – Xuân Lộc). Đây là những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc vì đối với các tài nguyên văn hóa

69

phi vật thể này, giá trị của nó được thể hiện qua các điệu múa, trường ca, nhạc cụ, món ăn…, vốn rất đặc trưng của người dân tộc. Các hoạt động lễ hội thường thu hút được nhiều khách du lịch.

- Đẩy mạnh các loại hình du lịch MICE phục vụ cho các công ty lớn tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp các hoạt động nghĩ ngơi, vui chơi cho nhân viên. Đây là loại hình đang rất phát triển ở địa phương như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Thuận.

- Xây dựng các khu thể thao, giải trí tổng hợp hay khu nghĩ dưỡng cao cấp với các dịch vụ có chất lượng như: hồ bơi thư giãn, sân golf, sân tenis, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, câu cá …, phục vụ cho đối tượng du khách có khả năng chi tiêu cao, nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế của du lịch.

- Xây dựng các tour du lịch kết nối các sản phẩm du lịch thế mạnh của Tỉnh với các địa phương lân cận nhằm tạo ra những sản phẩm có sự hấp dẫn cao với du khách. Trước mắt có thể kết nối rừng Nam Cát Tiên, núi Chứa Chan của Đồng Nai với biển Vũng Tàu ( Bà Rịa – Vũng Tàu), biển Mũi Né, La Gi (Bình Thuận) và các sản phẩm du lịch miền núi (Lâm Đồng).

- Thường xuyên tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng sản phẩm du lịch, sức hấp dẫn cả về chủng loại, số lượng, chất lượng của các sản phẩm du lịch đối với du khách, khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách về sản phẩm du lịch. Từ đó có kế hoạch và giải pháp tạo tài nguyên mới, tạo những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của du khách.

Thực hiện giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch không những giúp Đồng Nai phát huy được hết lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn du khách tại chỗ mà còn góp phần cải thiện được một số nhược điểm của du lịch Đồng Nai như: hạn chế sự đơn điệu của sản phẩm du lịch, gia tăng lượng du khách quốc tế, làm tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của du khách.

70

3.2.1.2. Giải pháp Khai thác và mở rộng thị trường

Khai thác và mở rộng thị trường nhằm mục đích thu hút, gia tăng số lượng khách du lịch đến tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có của Đồng Nai, bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thật thu hút và hấp dẫn du khách ở những thị trường mục tiêu.

Với lợi thế về dân số (đứng thứ 5/64 tỉnh, thành cả nước) đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Tỉnh và có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc đón khách du lịch từ các địa phương trong vùng đặc biệt là từ TP.HCM, địa phương có số lượng dân cư cao nhất cả nước và cũng là trung tâm chung chuyển khách quốc tế lớn nhất của phía Nam. Từ đó có thể thấy, thị trường khách nội Tỉnh và khách từ TP.HCM là 2 thị trường chính của ngành du lịch Đồng Nai, bên cạnh những thị trường khách du lịch từ các địa phương lân cận và khách quốc tế.

Trong những năm qua, số lượng khách du lịch đến Đồng Nai tăng tương đối nhanh, bình quân là 24,54%/năm. Khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượt du khách, bình quân khoảng 98%, khách chủ yếu là đến tham quan dã ngoại và vui chơi giải trí. Trong khi đó,thành phần khách quốc tế đến Đồng Nai nhằm mục đích đi du lịch rất hạn chế, chủ yếu là đến tham quan nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên – một trong những khu sinh quyển đa dạng sinh học trên thế giới, còn lại là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp đến lưu trú tại địa phương không nhằm mục đích đi du lịch.

Từ những thực tế trên cho thấy, việc khai thác và mở rộng thị trường của du lịch Đồng Nai cần tập trung vào những thị trường sau:

- Tập trung khai thác thị trường khách nội Tỉnh, trong đó cần tăng cường các hoạt động quảng cáo tiếp thị tại các những địa bàn có dân số cao và người dân có thu nhập khá như: Thành phố Biên Hòa và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom.

- Thực hiện các chính sách giảm giá hay tổ chức các tour du lịch bình dân gồm nhiều chương trình vui chơi giải trí có sự tham gia của nhiều người nhằm thu

71

hút lượng khách hàng tiềm năng là học sinh sinh viên, đoàn viên thanh niên và lao động tại các khu công nghiệp.

- Đẩy mạnh việc khai thác thị trường du lịch trọng điểm TP.HCM, đặc biệt là tại các Quận có vị trí địa lý gần với Đồng Nai hay có nhiều khách quốc tế đến tham quan, công tác và học tập. Đồng thời mở rộng thị trường ra những địa phương lân cận như: Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng và Bình Thuận.

- Tiếp tục hình thành và phát triển hơn nữa thị trường khách quốc tế, trong đó chú trọng đến nhu cầu của thành phần khách là các chuyên gia, nhà đầu tư, hợp tác mua bán kinh doanh…

3.2.1.3. Giải pháp liên kết phát triển du lịch

Phát triển du lịch của một địa phương phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển du lịch của vùng.

Bên cạnh sự liên kết phát triển giữa ngành, địa phương và các đơn vị kinh doanh trên địa bàn Tỉnh, ngành du lịch Đồng Nai cần có sự phối hợp với các địa phương lân cận để hình thành một mạng lưới không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour gắn kết với thế mạnh du lịch của từng địa phương nhằm tranh thủ nguồn khách và làm phong phú, đa dạng hơn các sản phẩm dịch vụ du lịch của Đồng Nai. Trong đó:

- Liên kết với TP.HCM để phát triển các loại hình du lịch Mice, du lịch bằng du thuyền trên sông, du lịch khám chữa bệnh và mua sắm.

- Liên kết với Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận để phát triển các loại hình du lịch biển, gồm những chương trình hoạt động hấp dẫn như: tham quan, tắm biển, câu cá, thẻ mực, lặn ngắm san hô, cỏ biển, thưởng thức hải sản, cắm trại, nghĩ dưỡng tại các khu resort cao cấp ven biển.

- Liên kết với Lâm Đồng để phát triển các loại hình du lịch miền núi kết hợp với khí hậu mát mẻ, gồm những điểm du lịch nổi tiếng như: chợ Đà Lạt, thung lũng tình yêu, dinh Bảo Đại, hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, Thiền viện Trúc Lâm, núi Lang Biang, chùa Linh Phong hay thưởng

72

thức các loại hoa quả, các loại rượu vang Đà Lạt, rất có lợi cho sức khỏe của du khách.

- Ngoài ra, Đồng Nai cần liên kết với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển các loại hình du lịch đặc sắc của vùng sông nước miền quê, với nhiều sản phẩm dịch vụ có tính đặc thù cao như: tham quan chợ nổi trên sông, tham quan Hòn Phụ Tử (tỉnh Kiên Giang), khu du lịch sinh thái vườn cò Bằng Lăng (thành phố Cần Thơ), những ngôi nhà mang kiến trúc Nam Bộ xưa, các làng nghề truyền thống (lò kẹo dừa Bến Tre, sản xuất gốm Đỏ tại Vĩnh Long), viếng chùa Bà Châu Đốc (tỉnh An Giang), chơi các trò chơi (chèo ghe, đi cầu khỉ…), nghe đờn ca tài tử Nam Bộ…, những sản phẩm du lịch này đang rất thu hút và hấp dẫn du khách vùng đô thị.

Để thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch với các địa phương khác đạt hiệu quả cao thì Đồng Nai cần chủ động tổ chức hay tham gia các buổi hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham quan, các chương trình famtrip, ký kết thỏa hiệp hợp tác du lịch… Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa du lịch Đồng Nai, đa dạng hóa và đa phương hóa hợp tác du lịch với các cá nhân, các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập quốc tế…, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Đồng Nai, tạo thêm nguồn lực để thực hiện các chương trình, kế hoạch của ngành trong những năm tới.

3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế nhược điểm

3.2.2.1. Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch vụ du lịch

Khác biệt hóa sản phẩm du lịch

Khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra các sản phẩm du lịch có tính đặc thù của địa phương để tạo ra sự khác biệt so với các khu, điểm du lịch của địa phương khác có điều kiện về địa lý, địa hình và nguồn tài nguyên tương tự. Do vậy để có sự khác biệt hóa sản phẩm, bên cạnh việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên còn có

73

sự kết hợp tài nguyên nhân văn để có sản phẩm khác biệt tạo ra sự mới lạ và hấp dẫn khách du lịch.

Đồng Nai được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bên cạnh đó Tỉnh còn có nhiều di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng, làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa của cộng đồng dân tộc bản địa…, từ đó có thể phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù sau:

- Tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới – Vườn quốc gia Cát Tiên thành khu du lịch sinh thái hình mẫu của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. Điểm mạnh của vườn là nơi hội tụ nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng trên cả 2 mặt tự nhiên và nhân văn, là điểm đến lý tưởng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, ngoài các dịch vụ đang được Vườn khai thác như: tham quan hệ động thực vật của rừng, tham quan làng dân tộc, khu đất ngập nước Bàu Sấu, tắm thác, đi ca nô trên Sông Đồng Nai và du lịch bằng xe đạp. Vườn cần bổ xung thêm các dịch vụ như: cưỡi ngựa, câu cá, bơi thuyền, tổ chức các trò chơi trong rừng hay xây dựng các khu nghĩ dưỡng, nhà hội nghị gồm các tiện nghi và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp nhằm gia tăng sự thu hút, hấp dẫn của Vườn, đồng thời đạt được các lợi ít về kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực.

- Thiết kế các tour du lịch mới lạ, hấp dẫn bằng cách lồng ghép các tour du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh với các điểm di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc của người dân tộc trên địa bàn Tỉnh. - Phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề dựa trên những làng nghề truyền

thống như: làng gốm mỹ nghệ (thành phố Biên Hòa), làng dệt thổ cẩm (huyện Tân Phú), làng bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), làng cá bè (huyện Định Quán).

- Kết hợp tiềm năng cảnh quan đặc thù của khu du lịch Bửu Long , khu du lịch thác Giang Điền hay lợi thế vùng trái cây đặc sản bưởi Tân Triều, với các chương trình vui chơi giải trí, thể thao, có sức hấp dẫn cao và có tính khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)