Trong giai đoạn 2008 – 2010, tình hình kinh tế thế giới có những biến động khó lường, đặc biệt là các năm 2008 và 2009 xảy ra lạm phát và suy giảm kinh tế thế giới đã tác động đến kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng. Tuy nhiên, qua kết quả thống kê (bảng 2.4)cho thấy, kinh tế Đồng Nai vẫn tiếp tục phát triển khá ổn định và là một trong những tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng đứng đầu cả nước.
Bảng 2.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2008 – 2010
(tính theo giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
2008 2009 2010
TỔNG SỐ 29.172.467 31.903.016 36.202.478
- Công nghiệp và xây dựng 18.761.678 20.535.367 23.555.093 - Nông, Lâm nghiệp và thủy sản 3.529.131 3.657.477 3.804.132
- Dịch vụ 6.881.658 7.710.172 8.843.253
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2010 tăng trưởng bình quân là 12,8%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân là 13,7%; dịch vụ tăng bình quân là 14,7%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng là 4,4%.
Kinh tế Đồng Nai cho tới nay chủ yếu vẫn dựa vào thế mạnh về công nghiệp và xây dựng. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể là: tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 31,5% năm 2008 lên 34,2% năm 2010 và tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 10,6% năm 2008 xuống còn 8,6% năm 2010.
Sự phát triển kinh tế của Đồng Nai còn được thể hiện qua những chỉ tiêu đạt được rất ấn tượng như: Quy mô GDP năm 2010 của Đồng Nai đạt 75.889 tỷ đồng, đứng thứ 3 của vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam và GDP bình quân/đầu người (theo giá thực tế) năm 2010 đạt 1.629 USD [5], chỉ tiêu này khá cao so với mức thu nhập bình quân/đầu người chung của cả nước là 1.168 USD [12, tr. 83].
34
Nhìn chung, kinh tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát triển đúng định hướng, khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí, lợi thế cạnh tranh; vai trò của kinh tế Đồng Nai tiếp được khẳng định và ngày càng phát huy đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước [11, tr.1]. Bên cạnh đó sự phát triển của các ngành kinh tế của Đồng Nai cũng góp phần làm phát triển ngành du lịch Tỉnh thông qua việc cung ứng đầy đủ các yếu tố phục vụ du khách như: điều kiện về giao thông, y tế, bưu chính viễn thông, lương thực thực phẩm, đặc biệt là mức thu nhập của người dân cao dẫn đến nhu cầu tham gia đi du lịch và khả năng chi trả được gia tăng.