2.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai là Tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903,940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tỉnh; thị xã Long Khánh và 09 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom.
Là một Tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:
Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn chung, Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có thể dễ dàng giao lưu kinh tế, văn hóa với khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của phía Nam, đặc biệt là với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế văn hóa và du lịch hàng đầu của cả nước.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Địa hình 2.1.2.1. Địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi đồi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân loại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên của Đồng Nai theo đặc điểm của địa hình như sau:
28
Bảng 2.1: Phân loại các điểm du lịch theo địa hình Stt Tên địa phương
Phân loại các điểm du lịch theo địa hình Tổng số Rừng Núi, đồi Hồ Thác Suối Sông, cù lao, đảo Công viên, vườn 1 Thành phố Biên Hòa 10 1 2 5 2 2 Thị xã Long Khánh 3 3 3 Huyện Vĩnh Cửu 3 1 1 1 4 Huyện Long Thành 5 1 1 1 1 1 5 Huyện Nhơn Trạch 3 1 1 1 6 Huyện Thống Nhất 2 2 7 Huyện Trảng Bom 5 1 2 2 8 Huyện Xuân Lộc 7 1 1 1 4 9 Huyện Cẩm Mỹ 6 2 2 1 1 10 Huyện Định Quán 3 1 2 11 Huyện Tân Phú 4 1 1 1 1 Tổng số 51 4 7 8 9 4 8 12
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 15, trang 16)
Từ bảng 2.1 ta thấy, sự phong phú và đa dạng về địa hình đã mang đến cho Đồng Nai nhiều núi, rừng, thác, sông suối, cù lao…, đây được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá giúp cho Đồng Nai phát triển các loại hình du lịch gắn liền với tự nhiên.
2.1.2.2. Tài nguyên nước
Tỉnh Đồng Nai có mạng lưới sông ngòi khá chằng chịt với trên 60 sông suối lớn nhỏ, chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên. Nổi bật nhất là hệ thống sông Đồng Nai với sông chính dài 610km, đoạn chảy qua Đồng Nai dài 220km (từ cực Bắc huyện Tân Phú, Định Quán đến ngã ba sông Lòng Tàu – Nhà Bè). Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh còn có 23 hồ chứa nước, trong đó lớn nhất là hồ trị Trị An có diện tích 323 km2, dung tích khoảng gần 2,8 tỷ m3 nước đảm bảo có thể cung cấp điện cho các khu vực phía Nam, nước sạch cho canh tác và sinh hoạt trong lưu vực 14.900 km2, có khả năng điều tiết lũ, nuôi trồng thủy sản.
Ngoài các nguồn lợi như: tạo ra bầu không khí trong lành, mang lại nguồn lợi về thủy sản, tạo ra nguồn điện dồi dào…, nguồn tài nguyên nước của Tỉnh cũng tạo
29
ra nhiều tiềm năng về du lịch. Có thể kể đến một số tiềm năng du lịch gắn với tài nguyên nước như: sông Đồng Nai, hồ Trị An, hồ Đa Tôn, thác Giang Điền, thác Mai, suối Mơ…, những tài nguyên này nếu được khai thác tốt sẽ là những điểm đến du lịch mang nét đặc trưng về sông nước của Đồng Nai.
2.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê về diện tích rừng của cơ quan Kiểm lâm vùng 3 năm 2009 (bảng 2.2) cho thấy, Đồng Nai là địa phương có diện tích rừng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ. với 167.629 ha diện tích đất có rừng, độ che phủ là 28,4%. Rừng Đồng Nai trước đây là rừng nguyên sinh được hình thành dưới ảnh hưởng tương tác và tổng hợp của những điều kiện tự nhiên trong vùng như đặc điểm về vị trí địa lý, sự đa dạng trong cấu tạo địa hình và tính chất thổ những kết hợp với chế độ khí hậu ẩm nhiệt đới góp phần hình thành và phát triển hệ động thực vật phong phú.
Bảng 2.2: Diện tích rừng của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ năm 2009
Đơn vị tính: Ha Tên Tỉnh ,TP Diện tích có rừng Diện tích rừng để tính độ che phủ Độ che phủ rừng (%) Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng Cấp tuổi 1 (1) (2)=(3)+(4) (3) (4) (5) (6)=(2)-(5) (7) Đồng Nai 167.629 111.636 55.993 - 167.629 28,4 Bà Rịa – Vũng Tàu 26.786 14.424 12.362 1.091 25.695 12,9 TP.HCM 38.953 12.164 26.790 41 38.912 18,6 Bình Dương 9.254 1.148 8.107 - 9.254 3,4 Bình Phước 113.897 95.245 18.653 10.510 103.387 15 Tây Ninh 46.339 34.730 11.610 1.097 45.242 11,2
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 1)
Do nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam bộ, nên rừng Đồng Nai đã hội tụ được các luồng hệ động thực vật phong phú đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, tiêu biểu là Vườn Quốc Gia
30
Cát Tiên, nơi được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của Thế giới và đang được xem xét công nhận là Di sản thiên nhiên và Văn hóa Thế giới.
2.1.3. Tài nguyên nhân văn
2.1.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Không chỉ sở hữu nhiều cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, du lịch Đồng Nai còn được biết đến với nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị tinh thần cao, các công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo gắn liền với lịch sử hình thành hơn 300 năm của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được chia thành các nhóm chính như sau:
Bảng 2.3: Các điểm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể tỉnh Đồng Nai
Stt Tên địa phương
Loại hình Trong đó, cấp xếp hạng Di tích lịch sử, cách mạng Di tích thắng cảnh, kiến trúc, nghệ thuật hoặc khảo cổ Tỉnh Quốc gia Tổng số di tích 1 Thành phố Biên Hòa 11 4 1 14 15 2 Huyện Long Thành 1 1 2 2 3 Huyện Nhơn Trạch 1 1 1 4 Huyện Vĩnh Cửu 2 2 2 5 Thị xã Long Khánh 1 1 1 6 Huyện Cẩm Mỹ 1 1 1 7 Huyện Định Quán 1 1 2 2
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 15, trang 18)
Đồng Nai có tổng cộng 23/24 di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Việc phân cấp xếp hạng ngoài mục đích thống nhất về mặt quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn, trùng tu, còn có ý nghĩa thể hiện quy mô, tầm vóc của các di tích. Do đó, số lượng di tích được xếp hạng cấp quốc gia trên địa bàn Đồng Nai đã nói lên mức độ tập trung nhiều di tích có giá trị lớn về văn hóa lịch sử.
2.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
31
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Các hoạt động lễ hội thường thu hút nhiều khách hành hương và khách du lịch. Bất cứ lễ hội nào cũng đều có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Tùy thuộc vào tính chất của lễ hội mà nội dung phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Tại Đồng Nai Có thể chia các lễ hội thành mấy loại sau [15, trang 20] :
+ Lễ hội mang tính quốc gia : Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, Giỗ tổ Hùng Vương, giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo,...
+ Lễ hội làng xã truyền thống : cúng đình, cúng vía trời đất, cúng bà, tả tài phán,... + Lễ hội của các dân tộc ít người : cúng lúa mới, cầu được mùa, đâm trâu, cầu an... + Lễ hội tôn giáo : Phật Đản, Vu Lan, Giáng Sinh, Phục Sinh, Ramadan...
+ Lễ hội kỷ niệm những sự kiện lịch sử của Việt Nam : Quốc khánh, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng...
+ Lễ hội kỷ niệm những sự kiện lịch sử Đồng Nai : lễ hội truyền thống cách mạng tại Chiến Khu Đ, Chiến thắng La Ngà, chiến thắng sân bay Biên Hòa...
Các lễ hội truyền thống làng xã vẫn còn khá phổ biến ở Đồng Nai. Lễ hội cúng đình mà một trong những hình thức của nó là lễ Kỳ Yên thường diễn ra tại các đình làng trên địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, nơi có số lượng tập trung đình chùa rất lớn. Lễ Kỳ Yên là lễ chính của đình gọi là vía thần nhưng thực chất là lễ hội nông nghiệp, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Lễ hội thường diễn ra ba ngày, mỗi đình mỗi khác, gồm 3 lễ chính Túc Yết, Đàn Cả, Tiền hiền - Hậu hiền và các nghi lễ khác như rước sắc thần, xây chầu, đại bội... Song song với lễ hội, cũng diễn ra các hoạt động ca hát, vũ điệu mang ý nghĩa nghi lễ, tạo thêm sự trang nghiêm và tính long trọng của lễ hội.
Điểm đặc sắc của các hoạt động lễ hội còn được thể hiện qua các loại hình lễ hội của các dân tộc ít người. Trong số đó phải kể đến một số lễ hội hiện vẫn còn tồn tại như lễ hội đâm trâu (dân tộc Châu Mạ - Tân Phú), lễ hội cầu an (dân tộc Hoa – xã Phú Vinh, huyện Vĩnh Cửu)..., và một số lễ hội đã thất truyền nhưng có khả năng khôi phục như lễ hội cúng lúa mới (dân tộc Châu Ro – Xuân Lộc), lễ hội Ramadan (dân tộc Chăm – Xuân lộc). Đây là những nét sinh hoạt văn hóa, là tinh hoa của các
32
dân tộc anh em sống trên địa bàn Đồng Nai, mang tính đặc thù rất cao, rất thích hợp cho việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc vì đối với các tài nguyên văn hóa phi vật thể này, giá trị của nó được thể hiện qua các điệu múa, trường ca, nhạc cụ, món ăn..., vốn rất đặc trưng của các dân tộc. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều tra, thu thập đầy đủ lễ hội của các dân tộc ít người, để qua đó có sự chọn lọc, khôi phục các lễ hội để đưa vào kết hợp phát triển du lịch của Tỉnh.
Các làng nghề truyền thống
Các làng nghề truyền thống cũng là các tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng chứa đựng những thông tin hấp dẫn, mới lạ với du khách. Khi tham quan các làng nghề, du khách có thể biết được một số nét đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử và cuộc sống của người dân bản cư.
Trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai hiện nay, một số làng nghề nổi tiếng có thể phát triển thành các sản phẩm du lịch là: làng bưởi (huyện Vĩnh Cửu), trồng chôm chôm, sầu riêng (huyện Long Thành), làng cá bè (huyện Định Quán), gốm mỹ nghệ (xã Tân Hạnh, xã Hóa An, thành phố Biên Hòa), dệt thổ cẩm (huyện Tân Phú), chế tác đá (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa).
Các giá trị văn hóa phi vật thể
Do đặc điểm hợp cư của nhiều dân tộc nên văn hóa Đồng Nai rất đa dạng phong phú. Xu hướng của du khách hiện nay, nhất là khách nước ngoài, rất quan tâm đến nét văn hóa của các dân tộc tại nước mà họ đến. Đối với Đồng Nai, trước mắt có thể đưa vào khai thác du lịch kết hợp với một số giá trị văn hóa đặc trưng hiện còn: trường ca, điệu hát, điệu múa, cồng chiêng của dân tộc Châu Mạ (huyện Tân Phú), đờn ca tài tử (huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Thành phố Biên Hòa), ca nhạc dân tộc, ca nhạc hiện đại…Về lâu dài, cần có kế hoạch khôi phục những giá trị văn hóa đã mai một, phát huy và giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa hiện tại tạo cơ hội nhiều hơn cho việc khai thác du lịch văn hóa.
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008 – 2010. GIAI ĐOẠN 2008 – 2010.
33
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2008 – 2010, tình hình kinh tế thế giới có những biến động khó lường, đặc biệt là các năm 2008 và 2009 xảy ra lạm phát và suy giảm kinh tế thế giới đã tác động đến kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng. Tuy nhiên, qua kết quả thống kê (bảng 2.4)cho thấy, kinh tế Đồng Nai vẫn tiếp tục phát triển khá ổn định và là một trong những tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng đứng đầu cả nước.
Bảng 2.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2008 – 2010
(tính theo giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
2008 2009 2010
TỔNG SỐ 29.172.467 31.903.016 36.202.478
- Công nghiệp và xây dựng 18.761.678 20.535.367 23.555.093 - Nông, Lâm nghiệp và thủy sản 3.529.131 3.657.477 3.804.132
- Dịch vụ 6.881.658 7.710.172 8.843.253
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2010 tăng trưởng bình quân là 12,8%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân là 13,7%; dịch vụ tăng bình quân là 14,7%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng là 4,4%.
Kinh tế Đồng Nai cho tới nay chủ yếu vẫn dựa vào thế mạnh về công nghiệp và xây dựng. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể là: tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 31,5% năm 2008 lên 34,2% năm 2010 và tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 10,6% năm 2008 xuống còn 8,6% năm 2010.
Sự phát triển kinh tế của Đồng Nai còn được thể hiện qua những chỉ tiêu đạt được rất ấn tượng như: Quy mô GDP năm 2010 của Đồng Nai đạt 75.889 tỷ đồng, đứng thứ 3 của vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam và GDP bình quân/đầu người (theo giá thực tế) năm 2010 đạt 1.629 USD [5], chỉ tiêu này khá cao so với mức thu nhập bình quân/đầu người chung của cả nước là 1.168 USD [12, tr. 83].
34
Nhìn chung, kinh tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát triển đúng định hướng, khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí, lợi thế cạnh tranh; vai trò của kinh tế Đồng Nai tiếp được khẳng định và ngày càng phát huy đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước [11, tr.1]. Bên cạnh đó sự phát triển của các ngành kinh tế của Đồng Nai cũng góp phần làm phát triển ngành du lịch Tỉnh thông qua việc cung ứng đầy đủ các yếu tố phục vụ du khách như: điều kiện về giao thông, y tế, bưu chính viễn thông, lương thực thực phẩm, đặc biệt là mức thu nhập của người dân cao dẫn đến nhu cầu tham gia đi du lịch và khả năng chi trả được gia tăng.
2.2.2. Tình hình phát triển xã hội 2.2.2.1. Dân số và dân tộc 2.2.2.1. Dân số và dân tộc
Dân số
Theo niên giám thống kê 2010 của Cục thống kê Đồng Nai, dân số trung bình toàn Tỉnh là 2.569.442 người ( xếp thứ 5/64 Tỉnh, thành phố cả nước), với mật độ dân số là 435 người/km2.
Tốc độ gia tăng dân số bình quân giai đoạn 2008 – 2010 là 2,69%/năm. Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và làn song di cư của nhiều người dân lao động nghèo ở các tỉnh phía Bắc vào Nam làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung. Tỷ lệ dân số ở Đồng Nai tập trung nhiều nhất là tại Thành phố Biên Hòa và các huyện Long Thành, Trảng Bom và Xuân Lộc.
Bảng 2.5: Dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT 2008 2009 2010
Dân số trung bình Người 2.432.745 2.499.656 2.569.442 Mật độ dân số Người/km2 412,054 423,152 434,965
Tỷ lệ tăng tự nhiên % 11,61 15,66 11,90
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)
Các dân tộc trong Tỉnh
Đồng Nai hiện có 31 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn Tỉnh, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm khoảng 92% dân số, còn lại là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có 04 dân tộc bản địa là Chơro, Châu Mạ, Stiêng và Cơ Ho… [14].
35
2.2.2.2. Nguồn lao động
Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn Tỉnh năm 2010 là 1.398.192 người, chiếm 54,4% tổng dân số, được phân theo các ngành nghề kinh tế sau:
Bảng 2.6: Lao động Đồng Nai phân theo ngành kinh tế