Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 32 - 34)

Hoạt động du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động , nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương cả ở thành thị và những vùng sâu, vùng xa. Ví dụ, cộng đồng dân cư thường được phép sử dụng các tiện nghi phục vụ cho du lịch như cầu, đường xá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước và nguồn điện. Nếu không có những hoạt động du lịch thì chưa chắc người dân đã được tiếp cận với những tiện nghi này.

Là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục tập quán…

Thông qua việc tiếp xúc với du khách, nhận thức của người dân, cùng với chất lượng cuộc sống vào giáo dục được nâng cao. Nhờ có giáo dục phát triển và được nâng cao, nhiều tục lệ lạc hậu của người dân địa phương được loại trừ như các tục lệ ma chay, đối xử không tốt với phụ nữ…

23

Phát triển du lịch không những thu hút cộng đồng và du khách tham gia vào các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mà còn góp phần tôn tạo và bảo dưỡng các di tích lịch sử văn hóa, khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư địa phương.

Như vậy, Có thể nói du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt trong nền kinh tế, phát triển du lịch có thể dẫn tới sự phát triển toàn diện các vấn đề về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực cần được khuyến khích phát triển thì những vùng, địa phương phát triển mạnh về du lịch cũng cần có sự quan tâm, kiểm soát và hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch trong quá trình phát triển, liên quan đến những vấn đề như:

- Phát triển du lịch và các hoạt động liên có thể gây ra nhiều tổn hại cho nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá hủy các hệ sinh thái qua sự gia tăng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn…

- Sự tham quan, tập trung quá đông của du khách tại các lễ hội, các di tích tôn giáo đã làm mất đi không khí linh thiêng, trang trọng của các nghi lễ tôn giáo, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của dân cư.

- Hoạt động du lịch ở nhiều nơi cũng kéo theo nhiều tệ nạn xã hội làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như tệ nạn ăn xin, bán hàng rong, lừa gạt du khách, trộm cắp, mãi dâm, ma túy và dịch bệnh, cờ bạc…

- Việc mua các đồ lưu niệm làm từ các loài sinh vật, mua phong lan, san hô, các loài động vật quý hiếm…, của khách du lịch là nguyên nhân làm cho việc khai thác, đánh bắt những loại sinh vật này gia tăng.

- Do đáp ứng nhu cầu thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật tại các khu, điểm và trung tâm du lịch nên nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyển thống đã bị sân khấu hóa không còn là loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật của nhân dân nữa; không mang âm sắc, tâm hồn của nhân dân nữa, nhiều niêm luật, thuần phong, mỹ tục gắn với nó đã bị mất theo.

24

- Ở những vùng, địa phương khi có quá nhiều du khách đến tham quan thì cộng đồng địa phương sẽ cảm thấy chịu sức ép lớn từ phía du khách và nhịp sống của cộng đồng có thể bị thay đổi. Việc mua sắm đia lại trở nên khó khăn hơn, giá cả tăng nhanh nhằm tranh thủ sự có mặt của khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến dân cư bản địa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)