2008 – 2010
2.4.1. Doanh thu du lịch
Trong những năm gần đây, doanh thu du lịch Đồng Nai tăng đều và ổn định. Tổng doanh thu du lịch tăng 1,4 lần từ 293,7 tỷ đồng năm 2008 đến năm 2010 đạt 415,85 tỷ đồng, bình quân tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn 2008 – 2010 là 19%, là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng đóng góp nhiều vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai.
39
Bảng 2.9: Hiện trạng doanh thu du lịch Đồng Nai 2008 -2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010
Tổng doanh thu du lịch Triệu đồng 293.707,00 355.717,89 415.850,00
- Lữ hành Triệu đồng 22.413,00 34.160,47 31.700,00 - Lưu trú Triệu đồng 90.672,00 139.285,14 128.400,00 - Ăn uống Triệu đồng 90.753,00 103.343,28 128.500,00 - khác Triệu đồng 89.868,00 78.929,00 127.250,00
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 13)
Trong cơ cấu doanh thu du lịch (biểu đồ 2.1) thì dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ vui chơi giải trí có tỉ lệ tương đối cân bằng nhau là khoảng 30%. Trong khi đó dịch vụ Lữ hành chiếm tỉ trọng rất thấp, năm 2008 là 7,63% và năm 2010 là 7,62%. Điều này cho thấy khả năng khai thác thị trường của các công ty lữ hành trên địa bàn Tỉnh vẫn còn hạn chế so với lợi thế về thị trường du lịch của Đồng Nai.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu du lịch Đồng Nai năm 2008 & 2010
2.4.2. Khách du lịch
Tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai trong giai đoạn 2008- 2010 đã tăng gấp 1,4 lần từ 1.461.552 lượt khách năm 2008 đến năm 2010 đạt 2.069.700 lượt khách, tốc độ tăng bình quân lượt khách của giai đoạn này là 19%.
7,63% 30,87% 30,90% 30,60% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%
Lữ hành Lưu trú Ăn uống Khác
Năm 2008 7,62% 30,88% 30,90% 30,60% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%
Lữ hành Lưu trú Ăn uống Khác
40
Bảng 2.10: Hiện trạng khách du lịch đến Đồng Nai giai đoạn 2008 -2010
Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010
Tổng lượt khách Lượt 1.461.552 1.748.115 2.069.700
Trong đó: khách quốc tế Lượt 30.135 41.306 42.600
Tỉ lệ % 2,06% 2,36% 2,06%
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 13)
Qua bảng số 2.10 ta thấy, khách quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượt du khách, bình quân khoảng 2%/năm. Khách chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, khách tham dự hội nghị và các nhà nghiên cứu sinh học tại VQG Cát Tiên. Từ hiện trạng trên có thể thấy các điểm du lịch ở Đồng Nai chưa thực sự hấp dẫn được du khách quốc tế.
Khách du lịch đến Đồng Nai thường tham quan ở một số địa điểm du lịch như: Thác Giang Điền, Khu du lịch Bửu Long, VQG Cát Tiên, Khu du lịch Vườn Soài, Khu du lịch Bò Cạp Vàng…, đặc biệt là khu du lịch Núi Chứa Chan - Chùa Gia Lào là điểm du lịch hành hương thu hút khách du lịch cao nhất cả Tỉnh hiện nay, hàng năm đón trên 100.000 lượt khách.
Thời gian lưu trú và mức chi tiêu
Khách du lịch đến Đồng Nai có thời gian lưu trú bình quân ở mức khá thấp so với các Tỉnh thành lân cận, bình quân giai đoạn 2008 – 2010 là 1,03 ngày/khách.
Thời gian lưu trú của khách du lịch thấp, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất của du lịch Đồng Nai chưa đủ sức đáp ứng các nhu cầu của khách. Mặt khác, các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch còn giới hạn chủ yếu là các hoạt động tham quan ngắm cảnh, do đó chưa tạo được sức hấp dẫn và giữ chân khách du lịch được dài ngày.
41
Bảng 2.11: Thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của du khách
2008 2009 2010
Thời gian lưu trú bình quân
(ngày /khách) 0,99 1,00 1,11
- Khách trong nước 0,97 0,98 1,09
- Khách quốc tế 1,50 1,53 1,53
Mức chi tiêu bình quân (triệu đồng/ngày khách)
- Khách trong nước 0,323 0,341 0,359
- Khách quốc tế 0,355 0,369 0,387
Ghi chú: Thời gian lưu trú bình quân = ngày khách/số khách
(Nguồn: tài liệu tham khảo số 2)
Thời gian lưu trú thấp cùng với sự hạn chế các dịch vụ vui chơi giải trí của các khu, điểm du lịch trên địa bản Tỉnh đã làm ảnh hưởng đến mức chi tiêu của du khách đến Đồng Nai. Cụ thể là mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách trong nước (năm 2010) là 359.000 đồng và khách quốc tế là 387.000 đồng. Về lâu dài nếu tình trạng này không được cải thiện thì sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ du lịch mà còn ảnh hưởng chung đến sự thu hút, hấp dẫn của du lịch Đồng Nai.
Thông tin về khách du lịch đến Đồng Nai (theo dữ liệu điều tra)
- Giới tính và độ tuổi: khách du lịch đến Đồng Nai phần lớn có độ tuổi trung
bình từ 26 đến 40 chiếm 46% và từ 18 đến 25 chiếm 36%, có tỉ lệ giới tính tương đối bằng nhau là nam chiếm 56% và nữ là 44%.
Từ bảng 2.12 cho thấy, đa phần du khách là người đang ở độ tuổi thanh niên và ở độ tuổi này du khách thường có sở thích đi du lịch dã ngoại để khám phá những cảnh quan tự nhiên và thích giao lưu văn hóa. Những đặc điểm này của du khách là phù hợp với du lịch Đồng Nai nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên và nhiều nét văn hóa đặc sắc của Đồng bào các dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên hiện nay các địa điểm du lịch tại Đồng Nai vẫn còn bị hạn chế về các dịch vụ vui chơi giải trí để có thể phục vụ tốt nhu cầu của du khách, đồng thời
42
các loại hình du lịch cộng đồng gắn liền với nếp sống, phong tục tập quán của người dân bản địa vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng vốn có.
Bảng 2.12: Giới tính và độ tuổi của khách du lịch đến Đồng Nai
Đơn vị tính: người Giới tính Nam Nữ Tổng cộng Độ tuổi Dưới 18 0 0 0 Từ 18 đến 25 12 6 18 Từ 26 đến 40 13 10 23 Từ 41 đến 55 2 4 6 Trên 55 1 2 3 Tổng cộng 28 22 50
(Nguồn: Dữ liệu điều tra)
- Trình độ học vấn: qua dữ liệu điều tra cho thấy, du khách là những người
có trình độ học vấn tương đối cao. Tỷ trọng du khách có trình độ phổ thông và trung học chiếm 36%, còn lại là từ trình độ cao đẳng trở lên. Trình độ học vấn của du khách có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn địa điểm du lịch, do có nhận thức cao, du khách sẽ quan tâm đến môi trường và các điều kiện về tài nguyên nhiều hơn. Đồng thời họ cũng là người thường xuyên đi du lịch và có khả năng chi trả cao. Do vậy, để thu hút được đối tượng du khách này, Đồng Nai cần chú trọng phát triển loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và những loại hình du lịch có chất lượng cao.
- Nghề nghiệp và mức thu nhập: du khách đến Đồng Nai phần lớn là đã đi
làm, trong đó nhiều nhất là bộ phận cán bộ, công nhân viên đang làm cho các doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 58%, ngược lại số lượng du khách là học sinh, sinh viên chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp là 18%.
Mức thu nhập hàng tháng của du khách là khá cao so với mức thu nhập trung bình của người Việt Nam, phần lớn là nằm trong khoản từ 2 đến 4 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 64%.
43
Biểu đồ 2.2: Mức thu nhập của du khách
(Nguồn: dữ liệu điều tra)
Du lịch từ lâu đã được xem là một mặt hàng “xa xỉ”, thường chỉ đáp ứng cho nhu cầu của những người có thu nhập khá, nên đối với nhiều tầng lớp nhân dân lao động có mức thu nhập thấp như công nhân và học sinh, sinh viên thì việc đi du lịch là khá xa vời. Trong khi đó, tại Đồng Nai những tầng lớp này lại chiếm số lượng lớn trong đại bộ phân dân cư, vì vậy để du lịch Đồng Nai phát triển một cách bền vững thì các địa điểm du lịch trên địa bàn Đồng Nai cần có những chương trình và chính sách về giá phù hợp với thu nhập của những tầng lớp du khách này.
2.4.3. Quản lý Nhà nước về du lịch
Về mặt quản lý ngành, theo Luật du lịch Việt Nam do Quốc Hội ban hành ngày 14/05/2005, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch. Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc Nuản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương.
Trên địa bàn Đồng Nai, sở VHTTDL là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh về các hoạt động, vấn đề có liên quan đến công tác quản lý và phát triển du lịch của Tỉnh. Trong cơ cấu bộ máy của
0% 10% 20% 30% 40% 50% Duoi 1 1-2 2,1-3 3,1-4 4,1-6 6,1-8 Trên 8 8% 10% 30% 34% 12% 2% 4% Đơn vị tính: Triệu đồng
44
sở VHTTDL, chức năng quản lý nhà nước về du lịch được giao cho Phòng Quản lý nghiệp vụ Du lịch và Trung tâm xúc tiến Du lịch Đồng Nai, chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Nai. Biên chế chính thức của Phòng Quản lý nghiệp vụ Du lịch và Trung tâm xúc tiến Du lịch là 12 người, phần lớn có trình độ đại học chuyên ngành du lịch, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Riêng đối với 11 huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ có 1 cán bộ công chức theo dõi về du lịch nhưng phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nên ít nhiều bị ảnh hưởng trong công tác tham mưu về du lịch.
Về mặt lãnh thổ, các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn phải chịu sự quản lý của chính quyền địa phương. Đó là UBNN cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh. Chính quyền địa phương có trách nhiệm đảm bảo an toàn trật tự, an ninh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm kinh doanh hoạt động.
2.4.4. Hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của ngành du lịch Đồng Nai chủ yếu liên quan đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho các dự án phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh.
Cơ cấu kinh tế của Tỉnh là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Thực tế đã chứng minh đó là sự lựa chọn đúng đắn. Cơ cấu đó đã phát huy những tác dụng rất hiệu quả qua thành quả tăng trưởng kinh tế liên tục của Tỉnh. Trong đó, ngành công nghiệp đóng vai trò chủ lực. Cũng chính vì tập trung các nguồn lực cho sự phát triển công nghiệp nên Tỉnh chưa đầu tư đúng mức cho ngành du lịch địa phương. Hiện nay, những khu du lịch hoạt động hiệu quả đều của tư nhân. Thành phần kinh tế này đang từng bước lớn mạnh và đang trở thành nhân tố tích cực góp phần cho sự tăng trưởng của ngành du lịch Đồng Nai.
Để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch, UBND Tỉnh đã ban hành quy định ưu đãi đầu tư đối với các dự án du lịch. Qua đó, Tỉnh đã mời gọi được một số dự án đầu tư phát triển du lịch từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2008 – 2010 đã có 7 dự án đầu tư về du lịch đã được UBND Tỉnh giới thiệu địa điểm để lập thủ tục đầu tư, trong đó có một số dự án lớn như: dự án thành
45
phố du lịch sinh thái Sơn Tiên (373ha), dự án Khu du lịch Hồ Đa Tôn (793 ha), dự án đầu tư khu du lịch tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch (330 ha)… khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng gia tăng của du khách trong và ngoài Tỉnh.
Tuy nhiên, so với tiềm năng về du lịch của Tỉnh thì việc thu hút vốn đầu tư còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, những dự án được giới thiệu vẫn chưa góp phần tăng trưởng kinh tế du lịch của Tỉnh do vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu như đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở vật chất, và một số dự án khác sau khi giới thiệu địa điểm doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành triển khai.
2.4.5. Nguồn nhân lực
Qua số liệu thống kê nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn Tỉnh năm 2010 (biểu đồ 2.3) cho thấy, lực lượng lao động của ngành còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, đáng chú ý là lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ rất thấp và số lượng lao động được đào tạo còn ít so với nhu cầu sử dụng của ngành.
Về mặt quản lý nhà nước, chỉ có 12 cán bộ chuyên trách (3 người thuộc phòng Nghiệp vụ du lịch và 9 người thuộc Trung tâm Xúc tiến Du lịch), phần lớn có trình độ đại học chuyên ngành du lịch, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Riêng đối với 11 huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ có 1 cán bộ công chức theo dõi về du lịch nhưng phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nên ít nhiều bị ảnh hưởng trong công tác tham mưu về du lịch.
Biểu đồ 2.3: Hiện trạng số lượng và trình độ nguồn lao động du lịch
(Nguồn: sở VHTTDL Đồng Nai) 5 1075 918 1035 2967 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
46
Trong những năm qua, sở VHTTDL cũng đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch mở các lớp đào tạo ngắn ngày về nghiệp vụ chủ yếu như buồng, bàn, lễ tân, thuyết minh viên…, các lớp học không những trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ mà còn giúp cho các học viên giải quyết một số tình huống trong quá trình làm việc, giúp học viên có thể chủ động, tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, do số lượng lao động chưa qua đào tạo và nhu cầu bổ xung kiến thức lớn, nên chưa cải thiện được tình hình. Mặt khác, những lớp này mới chỉ bổ xung kiến thức, nghiệp vụ đơn giản cho người lao động. Trong khi, để có thể phục vụ du khách tốt nhất, đạt hiệu quả cao đòi hỏi lao động trong du lịch phải được đào tạo một cách hết sức chu đáo, có khả năng giao tiếp và ứng sử tốt, có kiến thức tâm lý, văn hóa du lịch, kiến thức về kinh doanh du lịch và đặc biệt là thông thạo ngoại ngữ, đây là yếu tố then chốt nhằm tăng cường chất lượng phụ vụ của nhân viên, đem lại sự hài lòng cho du khách sau khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch của Đồng Nai.
Ngoài ra, việc thu hút những lao động có chất lượng cao cũng gặp nhiều khó khăn do các chế độ và chính sách của những đơn vị kinh doanh du lịch ở Đồng Nai chưa thực sự hấp dẫn người lao động so với các đơn vị ở Tp.HCM hay Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhìn chung, nguồn lao động du lịch của Đồng Nai chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, trong khi đó lượng khách du lịch theo thống kê hàng năm đều tăng so với năm trước. Đây là vấn đề không nhỏ cần được quan tâm.
2.4.6. Hoạt động Marketing 2.4.6.1. Nghiên cứu thị trường
Thị trường mục tiêu của du lịch Đồng Nai hiện nay được ngành xác định dựa theo tiêu thức về vị trí địa lý và quy mô dân số. Trong đó, hai thị trường trọng điểm là thị trường nội Tỉnh và thị trường Tp.HCM. Đồng thời mở rộng ra các địa phương lân cận như: Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng và thị trường khách quốc tế.
47
Với Tp.HCM, là thị trường du lịch tiếp giáp với Đồng Nai, có lượng dân cư cao nhất cả nước và cũng là trung tâm chung chuyển khách du lịch quốc tế của phía