Những nhược điểm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 67 - 69)

Sản phẩm du lịch chưa thật hoàn chỉnh

Sản phẩm du lịch Đồng Nai tuy dồi dào nhưng lại rất đơn điệu, các hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có chứ chưa có sự đầu tư để tạo thêm nhiều sản phẩm từ những tài nguyên hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Tình trạng này nếu không được quan tâm và đầu tư đúng mức thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch Đồng Nai.

Ngoài ra, sản phẩm du lịch Đồng Nai còn có những nhược điểm là: các sản phẩm du lịch hiện có chưa mang tính đặc thù cao; chất lượng của các dịch vụ như ăn

58

uống, nghỉ ngơi hay mua sắm chậm phát triển so với tiềm năng vốn có. Những nhược điểm này, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh.

Các chỉ tiêu về khách du lịch

Thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của du khách cho mỗi chuyến đi du lịch là 2 yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Tuy nhiên những chỉ tiêu này của du lịch Đồng Nai trong những năm qua là rất thấp, cụ thể là thời gian lưu trú bình quân của khách trong nước năm 2010 chỉ đạt 1,09 ngày/khách và mức chi tiêu bình quân là 359.000 đồng/ngày khách. Đối với khách quốc tế, thời gian lưu trú bình quân là 1,53 ngày/khách và mức chi tiêu bình quân là 387.000 đồng/ngày khách. Sự hạn chế của những chỉ tiêu này sẽ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của ngành du lịch Đồng Nai trong những năm tới. Ngoài ra, số lượng khách du lịch quốc tế đến Đồng Nai chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng lượt du khách, trung bình chỉ từ 2% đến 3%. Điều này cho thấy các sản phẩm, dịch vụ hiện có của du lịch Đồng Nai chưa đủ sức để có thể thu hút và hấp dẫn được du khách quốc tế.

Đầu tư phát triển du lịch

Trong những năm qua Tỉnh đã mời gọi được một số dự án đầu tư phát triển du lịch với qui mô đầu tư lớn. Tuy nhiên, so với tiềm năng về du lịch của Đồng Nai thì việc thu hút vốn đầu tư còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, những dự án được giới thiệu vẫn chưa đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế du lịch của Tỉnh, do vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu như đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở vật chất, và một số dự án khác sau khi giới thiệu địa điểm doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành triển khai.

Lực lượng lao động

Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Ngành du lịch Đồng Nai chưa phát triển nên số lượng lao động được đào tạo còn ít , số lao động có trình độ cao, có chuyên ngành về du lịch rất thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch số lượng chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu. Đồng thời, việc

59

thu hút những lao động có chất lượng cao cũng gặp nhiều khó khăn do các chế độ và chính sách của những đơn vị kinh doanh du lịch ở Đồng Nai chưa thực sự hấp dẫn được người lao động so với các đơn vị ở TP.HCM hay Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động Marketing

Trong thời gian qua, ngành du lịch đã từng bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương, qua đó góp phần làm gia tăng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)